[post-views]

Đánh giá:
5/5

Chỉ cần quan sát kỹ hơn một chút về thái độ và hành động, bạn có thể hiểu được suy nghĩ của đối phương.

Trong khi nói, hãy quan sát biểu cảm trên khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể của người nghe. Nếu họ có phản ứng không hài lòng, khó chịu hay thích thú thì theo đó điều chỉnh chủ đề, phong cách nói cho phù hợp.

Chú ý ánh mắt

Khi mắt người đối diện nhìn sang phải hay thẳng lên trên, rất có thể họ đang nói dối. Theo các nhà khoa học, việc di chuyển mắt liên tục từ phải lên trên là dấu hiệu não bộ đang kích thích trí tưởng tượng. Còn nếu như mắt nhìn sang trái và xuống dưới trong khi nói thì người đó đang nhớ lại các sự kiện hoặc thu thập ý nghĩ của họ để truyền đạt cho dễ hiểu nhất.

Gật đầu quá nhiều

Người đối diện gật đầu nhiều và liên tục khi nghe bạn nói điều gì đó, có hai trường hợp xảy ra: Một là họ không thích câu chuyện của bạn, hai là họ cảm thấy không theo kịp những gì bạn nói. Bởi vậy, nếu thấy tín hiệu này, bạn nên nói chậm lại hoặc cố diễn đạt câu chuyện cho dễ hiểu hơn.

Cười hời hợt

Nụ cười từ tâm có sức lan tỏa và lay động lòng người. Còn nụ cười nhếch mép, cười hời hợt, cười mà không có trách nhiệm với nụ cười thì bị coi là cười giả. Nếu cười mà lòng không vui thì đôi mắt và đôi môi thể hiện điều này rõ nhất, bởi chúng không ăn khớp với nhau.

Nghiến chặt hàm

Khi căng thẳng, nhiều người có thói quen nghiến chặt hàm. Lúc giao tiếp, nếu thấy điều này ở đối phương nghĩa là họ đang lo lắng về một việc gì đó. Đôi khi, những người này không nhận ra hành động nghiến hàm của mình bởi nó xuất phát từ tiềm thức.

Nhận biết sự gượng ép

Trong lúc giao tiếp, nếu một bên khuôn mặt của người đối diện hoạt động liên tục, rất có thể họ đang giả mạo cảm xúc. Theo nhà tâm lý học lâm sàng Leon F.Seltzer, con người có nhiều lý do để cố gắng tìm cách che giấu cảm xúc thật của mình. Có thể là tổn thương về mặt cảm xúc xuất phát từ những việc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày hoặc những chuyện đã xảy ra trong quá khứ.

Những người tự tin luôn thích thể hiện bản thân. Ảnh: brightside.me

Chú ý nét mặt lúc giơ tay

Trong cuộc họp hay thảo luận, những người tự tin, thoải mái thường giơ bàn tay hết cỡ để thể hiện suy nghĩ của mình. Ngược lại, nếu họ chỉ giơ tay chưa qua đầu, cho thấy sự rụt rè và bất an.

Để mắt đến lòng bàn tay

Cử chỉ bàn tay đem lại các ý nghĩa khác nhau. Nếu lòng bàn tay hướng lên trên, điều đó có nghĩa là bạn đang đề xuất hoặc hỏi điều gì đó. Nếu lòng bàn tay hướng xuống dưới, điều đó có nghĩa là bạn đang ra lệnh hoặc yêu cầu một thứ gì đó.

Tạo khoảng cách

Khoảng cách giữa hai người khi giao tiếp có thể xác định được mối quan hệ tốt đẹp hay không. Nếu ai đó lùi lại phía sau khi bạn tiến lại gần hơn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy mối liên hệ không tương hỗ giữa hai người. Điều này cũng chứng minh họ đang đề phòng và muốn tạo khoảng cách an toàn với bạn.

Vy Trang (Theo Brightside)

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe