Bản đồ là gì

309

Vị trí hình dạng và kích thước của Trái đất

1. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
– Hệ Mặt trời bao gồm: Mặt trời và 8 hành tinh : sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, Sao Thiên Vương, sao Hải Vương.

– Trái đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

Ý nghĩa : Vị trí thứ ba của trái đất là một trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần làm cho Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong Hệ mặt trời.

2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến.

A, Hình dạng, kích thước của Trái Đất
a . Hình dạng

Trái đất có dạng hình cầu.

b.Kích thước

– Bán kính : 6370km

– Xích đạo : 40076 km

– Diện tích : 510 triệu km2

=> Kích thước rất lớn.

B. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
a. Các khái niệm

– Kinh tuyến : Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam có độ dài bằng nhau

– Vĩ tuyến : Là những đường vuông góc với kinh tuyến có đặc điểm song song với nhau và độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực.

– Kinh tuyến gốc : Là kinh tuyến 0o đi qua đài thiên văn Grinuyt nước Anh.

-Vĩ tuyến gốc: là đường xích đạo, đánh số 0o.

– Kinh tuyến đông: những kinh tuyến nằm bên phải đường kinh tuyến gốc.

– Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.

– Vĩ tuyến Bắc : những vĩ tuyến nằm từ Xích Đạo lên cực bắc.

– Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích Đạo xuống cực Nam.

– Nửa cầu đông: Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 600Đ

– Nửa cầu tây: Nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 600Đ

– Nửa cầu bắc: Nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo lên cực bắc.

– Nửa cầu nam: Nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực nam.

b. Công dụng của các đường kinh tuyến, vĩ tuyến

Dùng để xác định mọi địa điểm trên bề mặt trái đất.

Tỉ lệ bản đồ – Khái niệm bản đồ

1. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ

a. Tỉ lệ bản đồ

– Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.

b. Ý nghĩa

-Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ đó được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.

-Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.

c. Các dạng biểu hiện của tỉ lệ bản đồ

+ Biểu hiện ở 2 dạng
– Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
– Tỉ lệ thước: Là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.
Ví dụ : mỗi đoạn 1cm trên thước bằng 1km hoặc 10km trên thực địa.

– Tỉ lệ số là : một phần số luôn có tử số bằng 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại

– Bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì số lượng các đối tượng địa lí đưa lên bản đồ càng nhiều.

– Tiêu chuẩn phân loại

+ Lớn : tỉ lệ trên 1 : 200.000

+ Trung bình : từ 1: 200.000 → 1:1000.000

+ Nhỏ : dưới 1:1000.000

– Tỉ lệ thước : là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới 1 dạng thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.

2. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ

a,Cách tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước
– Đánh dấu khoảng cách hai điểm vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ.
– Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số khoảng cách trên thước tỉ lệ.
– Nếu đo khoảng cách bằng compa thì đối chiếu khoảng cách đó với khoảng cách trên thước tỉ lệ, rồi đọc trị số.

b, Nếu dùng tỉ lệ số thì tính khoảng cách như đã nói ở mục 1.

Phương hướng trên bản đồ – Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

1. Phương hướng trên bản đồ

* Kinh tuyến

+ Đầu phía trên của đường kinh tuyến là hướng Bắc.

+  Đầu phía dưới của đường kinh tuyến là hướng Nam.

* Vĩ tuyến

+  Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông.

+  Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây.

–   Cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào kinh tuyến, vĩ tuyến.

–   Có bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại.

2. Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí

a. Khái niệm      

–  Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm gọi là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến kinh tuyến và vĩ tuyến gốc

– Tọa độ địa lí của một điểm chính là kinh độ, vĩ độ của điểm đó trên bản đồ.

b. Cách viết tọa độ địa lí của một điểm        

–  Viết :        + Kinh độ trên

+ Vĩ độ dưới

–  Ví dụ : C:\begin{cases}20T\\10B\end{cases}

Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

1. Các loại ký hiệu bản đồ

– Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước 
– Bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu
– Thường phân ra 3 loại kí hiệu:
+ Điểm.
+ Đường.
+ Diện tích.
– Phân 3 dạng
+ Ký hiệu hình học.
+ Ký hiệu chữ.
+ Ký hiệu tượng hình.

2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

– Ngoài cách biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu, người ta còn sử dụng các đường đồng mức (đường nối các điểm có cùng độ cao).
– Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.
– Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình Việt Nam:
+ Từ 0m – 200m màu xanh lá cây
+Từ 200m – 500m màu vàng hay hồng nhạt.
+ Từ 500m – 1000m màu đỏ.
+ Từ 2000m trở lên màu nâu

 

 

Có thể bạn quan tâm


Tin bạn có thể thích


Tin được xem nhiều


6 kiểu tư duy của người 'làm mãi vẫn nghèo'

6 kiểu tư duy của người ‘làm mãi vẫn nghèo’

Không phải điều kiện thua kém mà tư duy là điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người
Người sở hữu 7 NĂNG LỰC này mới mạnh mẽ thật sự, sống trọn từng phút giây, hạnh phúc đến mức ai cũng ngưỡng mộ

Người sở hữu 7 NĂNG LỰC này mới mạnh mẽ thật sự, sống trọn từng phút giây, hạnh phúc đến mức ai cũng ngưỡng mộ

Người sở hữu nội tâm bình ổn như nước lặng luôn cho chúng ta cảm giác an toàn, đáng để
3 đường chỉ tay cực phẩm tượng trưng cho Phúc - Lộc - Thọ, ai có đều tài ba, may mắn hơn người người

3 đường chỉ tay cực phẩm tượng trưng cho Phúc – Lộc – Thọ, ai có đều tài ba, may mắn hơn người người

Nếu bạn sở hữu 1 trong 3 kiểu bàn tay dưới đây cả cuộc đời bạn sẽ may mắn, sống
Cổ nhân dạy: 'Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?'

Cổ nhân dạy: ‘Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?’

Các cụ xưa có lời dạy: "Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?". Bạn có hiểu