Trong đời sống âm nhạc, quốc gia nào có nền công nghiệp hiện đại thường có một nền tảng để phát triển ngành kèn – gõ nói chung và kèn đồng nói riêng. Và, cũng chỉ ở đó mới sản xuất được các loại kèn có chất lượng cao, không những phục vụ cho hàng vạn người trong nước chơi loại nhạc cụ này, mà còn xuất khẩu ra thế giới. Ngành kèn đồng thường được chia ra những lĩnh vực hoạt động khác nhau, đó là chơi trong dàn nhạc giao hưởng mang tính hàn lâm, dàn kèn quân đội phục vụ các nghi lễ quốc gia, dàn nhạc jazz, big band và các dàn nhạc nhẹ nhằm mục đích giải trí cho người yêu âm nhạc.
Kèn đồng (brass instruments)
Nhạc cụ đồng “là những nhạc cụ được chế tác bằng đồng hoặc một số kim loại khác. Luồng hơi do cơ quan hô hấp phát ra đưa vào thân kèn thông qua cặp môi của con người tác động tới búp kèn phát ra âm thanh” (1). Các nhạc cụ đồng (không tính họ hàng kèn đồng sử dụng trong quân nhạc) bao gồm: cornet, trumpet, flugelhorn, horn, trombone, bariton, euphonium, tuba. Những nhạc cụ này được chế tác chủ yếu bằng đồng hoặc các loại hợp kim khác, tuy nhiên, cũng có nhạc cụ hơi thuộc bộ gỗ, nhưng lại được chế tác bằng đồng hoặc bằng hợp kim như saxophone, flute… Đặc điểm chung của các loại nhạc cụ họ đồng là đều sử dụng búp kèn (embouchure) và hệ thống phím bấm nhằm thay đổi độ dài đường ống của kèn.
Theo Bogar Istvan, nhà nghiên cứu lý luận Hungary, thì: “Các nhạc cụ kèn hơi là loại nhạc cụ cổ nhất của loài người. Con người thời kỳ nguyên thủy đã sử dụng xương, sừng làm những dụng cụ phát ra âm thanh. Các “nhạc cụ” này có thể đã được sử dụng trong quá trình đi săn. Ngoài ra, các loại nhạc cụ kèn hơi còn được dùng trong nhiều nghi lễ tôn giáo thời nguyên thủy” (2). Người ta đã thấy xuất hiện loại kèn sofar trong cộng đồng người Do Thái và dạng kèn gần giống âm thanh của kèn trombone ở Ai Cập. Những di tích văn hóa cổ, chẳng hạn các bức tranh, đã miêu tả phần nào sự hiện diện của các loại kèn cổ này.
Trong thời kỳ đồ đồng, có thể tìm thấy sự hiện diện của lur – một loại nhạc cụ được chế tác bằng kim loại ở vùng đất của Đan Mạch. Cùng chủng loại với nó, còn thấy sự xuất hiện của loại nhạc cụ hơi giống như tù và ở vùng Normandi, kèn horn (cor) ở vùng Scandinavia hoặc kèn loure.
Thời kỳ trung cổ, kèn đồng là nhạc cụ không thể thiếu được trong các hoạt động đi săn và trong dàn nhạc của quân đội. Kèn đồng được du nhập vào âm nhạc nhà thờ như một hình thức để tăng cường cho các bè vocalis. Ở thời kỳ hình thành của âm nhạc nhiều bè, đã thấy sự xuất hiện của các bè kèn đồng trong dàn nhạc. Năm 1288, tại Vienne đã thấy sự xuất hiện của một phân phổ kèn trumpet do Nicolai Bruderschaft thu thập được.
Một trong những loại hình nghệ thuật kèn đồng còn tồn tại tới ngày nay, đó là nhạc fanfare (chủ yếu dùng các loại trumpet và trombone) và trải qua nhiều thế kỷ đã dần hình thành nên loại hình hòa tấu thính phòng cho dàn kèn đồng. Các kèn đồng thường thấy là trumpet natural, busine, ngoài ra còn có tiền thân của kèn tuba cổ với đường kính rất lớn, xuất xứ từ Rome. TK XIV, người ta thấy xuất hiện nhiều kèn horn (cor) đi săn, một dạng kèn tự nhiên (natural). TK XV xuất hiện thêm một nhạc cụ đồng mới là trombone. TK XVIII, trên cơ sở của trumpet natural, hampel và werner, các nhà chế tác nhạc cụ ở Drezda đã tạo thêm ống “lên dây” cho kèn trumpet. Để các loại kèn có thể chơi được những điệu thức khác nhau, các nhà chế tác nhạc cụ châu Âu đã sản xuất inventionshorn và inventionstrumpet.
Một nhạc cụ hơi đặc biệt khác là clarino (tiếng Đức là clarintrompete) đã được J.S. Bach sử dụng như là một loại kèn trumpet âm cao. Nguyên gốc là kèn trumpet en D, sau này phổ cập hơn, đổi thành trumpet en Es, loại kèn này được các nhạc sĩ Cổ điển Vienne sử dụng thường xuyên. TK XIX, người ta thường gọi loại kèn này là Bach trumpet. Ngoài ra còn có một nhạc cụ đồng khác được chế tác bằng gỗ, đó là cornetto (tiếng Đức là zing) được dùng với nhiều giọng khác nhau trong âm nhạc Baroque. Loại kèn này sau được chế tác lại bằng đồng và thiết kế thành một nhạc cụ chromatique. Vào năm 1770, tại St. Peterburg một người Đức tên là Kolbel đã phát hiện ra kèn horn (cor) có phím bấm (tiếng Đức gọi là klappenhorn).
Sự thay đổi mang tính cách mạng đối với các chủng loại kèn đồng xảy ra vào năm 1818, khi Heinrich Stolzel đã hoàn thiện các cây kèn đồng, trước hết là cây horn như ngày nay chúng ta thường thấy. Với hệ thống ba phím bấm, các loại kèn đồng nói chung (ngoại trừ kèn trombone) đã làm chủ trong cách chơi nhiều đoạn nhạc chromatique kỹ thuật khó, và những trở ngại về điệu thức từ đó đã được chấm dứt. Sự hình thành các chủng loại nhạc cụ mới này mở ra một thời kỳ mới sáng tác cho kèn đồng. Một trong số nhạc sĩ thực hành những cải biến mới này là R. Wagner với loại Wagner tuba nổi tiếng. Cũng với kế hoạch phát triển nhạc cụ đồng của Richard Wagner, loại kèn basstrumpet với nhiều giọng khác nhau đã ra đời. Hệ thống ngón bấm piston được hoàn chỉnh dần theo thời gian, trên cơ sở đó đã hình thành nên loại nhạc cụ có tên gọi cornet à pistons. Cũng từ đây, âm thanh phát ra của các loại kèn đồng trở nên chuẩn xác hơn, sạch hơn. Các chủng loại kèn trombone trung và trầm như tenor – basstrombone, đôi khi cũng được bổ sung thêm hệ thống ngón bấm, tạo nên sự thống nhất âm sắc giữa các bè trombone.
Sự nghiệp hoàn chỉnh và nâng cấp các chủng loại kèn đồng vẫn được tiếp tục tới ngày nay. Ngoài những nhà sản xuất kèn đồng nổi tiếng ở châu Âu và Bắc Mỹ, các nhà sản xuất kèn đồng châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc…) cũng bắt đầu có thương hiệu nổi tiếng. Những cố gắng cải tiến kèn đồng còn đặc biệt chú ý tới việc mở rộng các âm cao và âm trầm, hoặc giúp cho việc phát âm trên nhạc cụ được dễ dàng hơn.
Các nhạc cụ đồng (kèn đồng) ngày nay giữ một vị trí quan trong trong đời sống biểu diễn âm nhạc, và được nhiều nhạc sĩ cũng như công chúng yêu thích. Nhờ đó, bộ đồng có thêm sức mạnh cạnh tranh về kỹ thuật diễn tấu với các bộ khác trong dàn nhạc giao hưởng. Tuy nhiên, những hạn chế mang tính chất tính năng của bộ kèn đồng vẫn là điều khó khắc phục.
Ngũ tấu đồng (brass quintet)
Ngũ tấu đồng là một hình thức hòa tấu được sáng tác cho các nhạc cụ kèn đồng. Biên chế ngũ tấu gồm: 2 trumpet hoặc cornet, 1 French horn (cor – theo tiếng Pháp), 1 trombone hoặc euphonium/ bariton horn và 1 tuba hoặc bass trombone. Trong một số tác phẩm, French horn (cor) hoặc euphonium còn có thể chơi tăng cường cho bè trombone. Ngày nay, đôi khi ngũ tấu đồng còn được bổ sung thêm một số nhạc cụ thuộc bộ gõ như tambourine hoặc timpani…
Trong đời sống âm nhạc ở TK XX, ngũ tấu đồng xuất hiện với hai nhóm nổi tiếng: Chicago Brass Quintet và New York Brass Quintet. Hai nhóm đã đạt được nhiều thành công nhất trong hình thức hòa tấu này, với hàng ngàn buổi công diễn tại Mỹ. Cũng tại đây, hơn 100 tác phẩm mới được sáng tác cho ngũ tấu đồng dành tặng cho American brass quintet, làm phong phú thêm cho kho tàng tác phẩm hòa tấu thính phòng.
Ngày nay, hình thức hòa tấu kèn đồng đã phát triển rộng khắp thế giới. Một trong những đặc trưng khiến loại hình hòa tấu kèn đồng được đông khán thính giả yêu thích, đó là ngũ tấu đồng (brass quintet) có thể chơi được những tác phẩm có tính chất âm nhạc khác nhau: nhạc hàn lâm, phát triển từ dân ca, nhạc nhẹ (pop, rock), nhạc jazz…
Brass quintet repertoire
Bốn bản ngũ tấu đồng được Victor Eward sáng tác là những tác phẩm đầu tiên của loại hình hòa tấu này. Những chương trình biểu diễn (repertoire) đầu tiên của ngũ tấu đồng được thực hiện bởi Chicago và New York brass quintet vào khoảng giữa TK XX. Hình thức hòa tấu này còn khá phát triển tại Canada với nhóm Canada brass quintet rất nổi tiếng. Cho đến nay, số lượng tác phẩm ngũ tấu đồng trên toàn thế giới đạt tới con số vài trăm. Trong đó có những tác giả nổi tiếng như Marcold Arnold (Quintet for Brass, Op.73); Edward barnes (Variations for Brass Quintet); Leonard Bernstein (Dance Suite for Brass Quintet); Eugene Bozza (Quintet for Brass)…
Các tác phẩm sáng tác cho kèn đồng của các nhạc sĩ Việt Nam
Các tác phẩm sáng tác cho kèn đồng của các nhạc sĩ Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển ngành kèn đồng tại nước ta. Ngoài việc sử dụng các tác phẩm quốc tế, việc biểu diễn và giảng dạy các tác phẩm Việt Nam sẽ tăng cường tình yêu quê hương đất nước, ý thức dân tộc cho sinh viên các học viện, nhạc viện trên phạm vi toàn quốc. Ngôn ngữ âm nhạc của những tác phẩm này thấm đượm chất dân ca, sẽ nâng cao trình độ thẩm mỹ và nhân cách của sinh viên chơi nhạc cụ kèn đồng.
Như các nhạc cụ khác, các chủng loại kèn đồng cũng thường độc tấu, hòa tấu thính phòng và chơi với dàn nhạc. Trong dàn nhạc giao hưởng thường thấy xuất hiện kèn trompette, cor, trombone và tuba. Mỗi loại lại được chia thành nhiều chủng loại khác nhau với những giọng khác nhau. Trong dàn nhạc giao hưởng, người ta hay đề cập tới cụm từ hợp xướng kèn đồng, bởi màu sắc âm thanh của chúng rất hòa hợp, thống nhất khi chơi phần nền hòa âm của dàn nhạc. Những âm khu khác nhau từ cao đến thấp của bốn loại kèn nói trên, bổ sung cho nhau, tạo nên một bức tranh màu sắc hòa quyện trong việc thể hiện hình tượng âm nhạc và nội dung tác phẩm.
Các tác phẩm sáng tác cho kèn đồng của các nhạc sĩ Việt Nam là rất ít. Chính vì vậy, nhiều nghệ sĩ kèn đồng đã phải chơi những ca khúc hoặc các tác phẩm chuyển soạn từ các nhạc cụ khác. Trong những năm cuối TK XX, đầu TK XXI, nghệ sĩ kèn bassoon Nguyễn Phúc Linh đã có nhiều cố gắng trong việc sáng tác những tác phẩm cho kèn đồng. Những tác phẩm này được dùng cho biểu diễn và giảng dạy tại các học viện âm nhạc, nhạc viện trong nước. Chẳng hạn: 2 pieces cho kèn Trumpet và Piano (2005), Solo for Natural Horn (2006), Scherzo cho kèn Trumpet và Piano (2006), 2 Romances cho horn (cor) và piano (1997 và 2004), Piece cho Horn và Piano (2008), Quintet N0 4 for Brass Quintet (2014)… Những tác phẩm này đã được lưu giữ tại thư viện của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Nhạc viện TP.HCM.
Nhìn chung, trong thời kỳ đổi mới, đời sống âm nhạc nước nhà đang có những chuyển biến tích cực, do đó vai trò của bộ kèn đồng ngày càng được khẳng định. Những đóng góp của kèn đồng trong đời sống văn hóa nghệ thuật đã được giới chuyên nghiệp cũng như thính giả Việt Nam dành cho nhiều tình cảm đặc biệt. Âm thanh của kèn trompette như tiếng gọi giục giã chiến đấu vì tổ quốc thân yêu. Những âm sắc mềm mại của kèn cor diễn tả tình yêu trên những cánh đồng lúa xanh bất tận. Âm thanh hùng tráng của kèn trombone như tiếng gọi của biển khơi, và âm thanh trầm của kèn tuba như tiếng đoàn voi ra trận… Như vậy, âm hưởng của bộ kèn đồng vừa có tính hùng tráng, vừa có chất trữ tình, dịu ngọt (nếu chơi ở trình độ cao).
Trong những tác phẩm đương đại của các nhạc sĩ TK XX, vai trò của bộ kèn đồng ngày càng được đề cao. Vị thế của bộ đồng đã được khẳng định đối với nhạc sĩ sáng tác, nhạc công và cả với công chúng yêu thích âm nhạc.
Các loại kèn và các nhạc cụ trong một đội kèn
Một đội nhạc kèn thường sử dụng các nhạc cụ nằm trong bộ Đồng ( Brass ), bộ kèn gỗ ( Woodwind ) và bộ gõ ( Percussion ).
Trước tiên là bộ Gõ, những nhạc cụ quen thuộc nhất với Liên Đội mình:
Các nhạc khí trong bộ Gõ được chia làm 2 loại:
– Loại có thể định được cao độ: Timbales, Campanelli, Xilophone,…
– Loại không định được cao độ: Triangle, Cymbales, Grosse Caisse,…
Đội nhạc kèn chỉ sử dụng loại không định được cao độ.
Âm sắc của các loại nhạc khí Gõ thường dựa vào 3 chất liệu chính: phát âm bằng màng da như các loại trống, phát âm có mang tính kim loại và phát âm mang tính chất gỗ.
Sử dụng bộ Gõ có khi cũng dùng bàn phím, nhưng thông thường hơn là dùng dùi gõ. Cũng có trường hợp tự rập vào nhau để tạo nên âm thanh, cũng có khi kết hợp cả 2 cách trên.
Trống con – Tambour ( Snare Drum )
Tambour dùng 2 dùi gõ bằng gỗ. Kích thước lớn hơn Tambourin, mặt da có đường kính từ 40-60cm, tang trống cũng bằng kim loại cao khoảng 15cm, có 2 mặt da, một mặt có căng các sợi kim loại sát vào mặt da. Mỗi lần đánh trống, âm sắc lại có tiếng hơi rè đặc biệt, do tác động của sợi kim loại rung lên mặt da . Âm thanh trầm hơm Tambourin, âm sắc vang và rõ nét. Tambour có ưu điểm là tiết chế sắc thái rất giỏi, có thể từ cực mạnh đến cực yếu.
Ngoài hiệu quả âm thanh thông thường cũng có lúc người ta sử dụng cách bịt tiếng theo cách thức:
– Để một mảnh dạ lên mặt trống
– Không đánh vào mặt da mà đánh vào dây kim loại đè chùng xuống mặt da.
– Một dùi trống đè lên mặt da không cho tiếng ngân vang và gõ bằng dùi kia.
Tambour kết hợp rất tốt với các nhạc khí ở bộ Đồng, bộ Gỗ, ở cả các độc tấu nhỏ hoặc hoà tấu từng bộ phận.
Một đội nhạc kèn thường sử dụng các nhạc cụ nằm trong bộ Đồng ( Brass ), bộ kèn gỗ ( Woodwind ) và bộ gõ ( Percussion ).
Trước tiên là bộ Gõ, những nhạc cụ quen thuộc nhất với Liên Đội mình:
Các nhạc khí trong bộ Gõ được chia làm 2 loại:
– Loại có thể định được cao độ: Timbales, Campanelli, Xilophone,…
– Loại không định được cao độ: Triangle, Cymbales, Grosse Caisse,…
Đội nhạc kèn chỉ sử dụng loại không định được cao độ.
Âm sắc của các loại nhạc khí Gõ thường dựa vào 3 chất liệu chính: phát âm bằng màng da như các loại trống, phát âm có mang tính kim loại và phát âm mang tính chất gỗ.
Sử dụng bộ Gõ có khi cũng dùng bàn phím, nhưng thông thường hơn là dùng dùi gõ. Cũng có trường hợp tự rập vào nhau để tạo nên âm thanh, cũng có khi kết hợp cả 2 cách trên.
Trống con – Tambour ( Snare Drum )
Tambour dùng 2 dùi gõ bằng gỗ. Kích thước lớn hơn Tambourin, mặt da có đường kính từ 40-60cm, tang trống cũng bằng kim loại cao khoảng 15cm, có 2 mặt da, một mặt có căng các sợi kim loại sát vào mặt da. Mỗi lần đánh trống, âm sắc lại có tiếng hơi rè đặc biệt, do tác động của sợi kim loại rung lên mặt da . Âm thanh trầm hơm Tambourin, âm sắc vang và rõ nét. Tambour có ưu điểm là tiết chế sắc thái rất giỏi, có thể từ cực mạnh đến cực yếu.
Ngoài hiệu quả âm thanh thông thường cũng có lúc người ta sử dụng cách bịt tiếng theo cách thức:
– Để một mảnh dạ lên mặt trống
– Không đánh vào mặt da mà đánh vào dây kim loại đè chùng xuống mặt da.
– Một dùi trống đè lên mặt da không cho tiếng ngân vang và gõ bằng dùi kia.
Tambour kết hợp rất tốt với các nhạc khí ở bộ Đồng, bộ Gỗ, ở cả các độc tấu nhỏ hoặc hoà tấu từng bộ phận.
Trống cái (Grosse caisse)
Grosse caisse tức trống lớn thường để trên giá gỗ, kích thước khá to, có 2 mặt da, đường kính khoảng 70cm. Có một loại ít dùng hơn chỉ có một mặt da. Trống này bao giờ cũng kèm theo dùi gỗ, một đầu có bịt da hay dạ mềm.
Âm thanh của Grosse caisse thường giúp rất lớn vào việc nhấn mạnh trọng âm của bè trầm…
Chập cheng – Cymbals
Cymbales (hoặc chũm choẹ) là một đôi đĩa lớn bằng kim loại, kích thước 2 đĩa bằng nhau, có đường kính từ 30-50cm, phần giữa đĩa có một cái núm, đúc dầy hơn, đường kính khoảng 10cm. Giữa núm có mắc một vòng dây da để cầm đĩa.
Cũng như các loại nhạc khí không có cao độ khác, Cymbales chỉ cần ghi bằng các hình thức trường độ trên một dòng kẻ, không cần dùng đến khuông nhạc.
Cymbales thường được chơi bằng 2 cách sau:
– Dùng dùi gõ từng tiếng, khi đó chỉ cần 1 đĩa, thường là treo lên bằng một sợi dây. Âm sắc lúc dùng dùi trống và dùng của Triangle có khác nhau. Do chất liệu các loại dùi trống đều bằng gỗ nên âm sắc dịu, thường thích hợp với sắc thái nhẹ, êm, dùi của Triangle bằng chất liệu kim loại, âm thanh nghe lanh lảnh, chói vang hơn dùi gỗ.
– Dùng 2 đĩa rập vào nhau mà không dùng dùi gõ. Thủ pháp này trong những đoạn kích động với sắc thái khoẻ, thường có tác dụng rất lớn. Tạo một hiệu quả mãnh liệt, huy hoàng, sấm sét, người diễn tấu phải cầm vòng dây da để rập đĩa.
Triangle – Thanh tam giác
Triangle còn gọi là “Thanh tam giác”, là nhạc khí thuộc bộ gõ chỉ có một âm nhất định, và không tính cao độ. Đây là một thanh kim loại uốn thành hình tam giác, có một góc không dính vào nhau, mỗi chiều dài khoảng 20cm, treo lên một sợi dây, dùng gõ bằng một đũa kim loại, gõ vào các thành của nhạc khí. Có thể đánh rời từng tiếng hoặc đánh liên tục nhanh.
Triangle có thể kết hợp với bộ Dây, bộ Gỗ thậm chí cả bộ Đồng cũng đều rất tốt.
Triangle còn gọi là “Thanh tam giác”, là nhạc khí thuộc bộ gõ chỉ có một âm nhất định, và không tính cao độ. Đây là một thanh kim loại uốn thành hình tam giác, có một góc không dính vào nhau, mỗi chiều dài khoảng 20cm, treo lên một sợi dây, dùng gõ bằng một đũa kim loại, gõ vào các thành của nhạc khí. Có thể đánh rời từng tiếng hoặc đánh liên tục nhanh.
Triangle có thể kết hợp với bộ Dây, bộ Gỗ thậm chí cả bộ Đồng cũng đều rất tốt.
Lục lạc
Đây là một loại trống nhỏ, có thể coi như thuộc vào loại âm vực trung của bộ Gõ, tuy là thứ nhạc khí gõ không được sử dụng cao độ. Có người gọi là trống lắc hay trống lục lạc vì ở phía trong trống có căng 3 dây kim loại đeo những chuông lục lạc nhỏ để rung.
Tamburin có những nẹp tang trống bằng kim loại, chỉ có một mặt trống bằng da có đường kính chừng 30-30cm. Bên tang trống có đinh ốc để vặn căng mặt da.
Người sử dụng cầm trống tay trái, lấy tai phải gõ voà mặt trống bằng đầu ngón tay, cùi tay hoặc có khi miết ngón taycái hay gõ bằng lòng bàn tay. Cũng có thể đeo dây da quàng qua cổ, để có thể gõ hai tay trong trường hợp tiết tấu phức tạp. Nếu cường độ mạnh, có khi đặt trống lên đầu gối hay lên ghế, gõ bằng tay hoặc dùi trống nhỏ.
Âm sắc của Tamburin có tính chất kim loại, do tác động của các chuông nhỏ đính ở trong.
Nhạc khí này xuất xứ từ những giai điệu nhạc nhảy có tính chất dân gian của vùng Tân Cương và cả ở Tây Ban Nha. Tính chất linh hoạt, vui tươi mang nhiều màu sắc hội hè, vũ đạo.
Tamburino kế hợp tốt với các loại đàn dây và các loại kèn gỗ.
Tiếp theo là bộ Kèn Đồng ( Brass ), thành phần quan trọng nhất, đặc trưng nhất và là âm thanh chính của một đội nhạc kèn.
…
Cũng có thể xem như bộ Đồng là một khối riêng bồi đắp vào cho sự gắn bó mật thiết giữa dây và gỗ một uy lực mới, cháy bỏng , bão táp, sôi nổi, thúc giục. Bộ Đồng thường góp tiếng nói quyết định của mình bằng ưu thế của nhưng hợp âm mạnh mẽ, đánh dấu những bước cao trào hoặc dẫn đến kết thúc.
Nếu như để diễn tả cảm giác đau buồn, âm thanh của bộ Đồng vẫn mang những dáng dấp đường bệ, uy nghi, khác với phong thái khóc than sướt mướt, quằn quại.
Ưu điểm lớn nhất của bộ Đồng là tạo nên sức mạnh vật chất, giàu kịch tính, rực rỡ, quả cảm, có thể xem là lực lượng dự trữ sẵn sàng để sử dụng cho những bước đột biến, có tính chất quyết định.
Nguyên lý cấu trúc của các loại kèn đồng nói chung tương tự nhau, từ miệng thổi cho tới loa kèn, nên dễ đồng nhất hơn bộ Gỗ. Nhưng các nhạc khí thực ra không phải khoẻ hệt như nhau.
Kèn Trumpet
Đây là loại kèn linh hoạt nhất trong các loại nhạc khí bộ Đồng, có tiếng mạnh, chất kim loại rõ rệt, diễn cảm dứt khoát, có uy lực.
Ở âm vực thấp: âm thanh của Trompette không được tròn đẹp ổn định lắm nên thường ít được sử dụng ở khoảng này.
Âm vực cao: âm thanh hơi chói, kích động khó chơi và hơi nặng.
Âm vực cực cao: âm thanh mất chính xác, không dày dặn, và hơi mất đặc tính.
Trong khối kèn Đồng, Trompette là nhạc khí có âm vực cao nhất, âm thanh sáng chói, rực rỡ, đồng thời nhẹ nhàng, linh hoạt. Nếu cần lên cao hơn nữa, người ta sử dụng thêm kèn Trompette nhỏ.
Kèn Trombone
– Mấy nốt cực trầm: âm thanh tối tăm, đe doạ, chậm và nặng nề.
– Âm vực trầm: âm thanh hơi tối.
– Âm vực giữa: đây là âm vực tốt nhất của kèn, âm thanh vang, mãnh liệt. Có lúc âm thanh hơi gần với kèn Cor.
– Âm vực cao: càng lên cao, âm thanh càng căng thẳng, càng mất tự nhiên.
Kèn Trombone tham gia vào dàn nhạc giao hưởng, góp tiếng nói mãnh liệt của mình cùng với các những nhạc khí bộ Đồng trong những trường hợp đáng chú ý. Trombone có tính chất rắn rỏi, mạnh mẽ, có uy lực, không phải là nhạc khí dùng để chạy những giai điệu sinh động, tinh tế.
Trong dàn nhạc, Trombone có thể được độc tấu với những giai điệu quả cảm, hùng tráng, mang tính chiến đấu diễn tả xung đột hay kêu gọi thúc giục. Ngoài ra, Trombone có thể tham gia cũng với các nhạc khí bộ Đồng khác vào những bước có tính chất quyết định, tăng cường độ dẫn đến các cao trào, bổ sung thêm việc gây kịch tính, nhấn mạnh tiết tấu.
Kèn Baritone ( một dạng của kèn Tuba )
Tuba là loại nhạc khí có kích thước lớm và âm hưởng trầm nhất trong bộ kèn Đồng. Các ống dẫn hơi từ miệng thổi cho ra đến loa to dài toàn bộ đến gần 5.5m.
m thanh của Tuba nghe không hay bằng tiếng kèn Trombone, hơi thô, chậm và nặng nề.
– Các âm cực trầm: âm hưởng không tốt lắm, dùng hơi thô.
– Âm vực trầm: âm thanh dầy, chắc, nhưng hơi tối và nặng, chậm, sâu sắc.
– Âm vực giữa: âm thanh đầy đặn, vang tốt, cảm giác đĩnh đạc, khoan thai, nghiêm trang. Âm thanh lúc bắt đầu vào nghe rất mượt, khỏ, kịch tính.
– Âm vực cao: càng lên cao, âm thanh càng bị nén, ít dùng vì hiệu quả không hay, hơi căng thẳng.
Thực tế, thổi Tuba không nặng nhọc lắm, nhưng tốn hơi. Thổi nhanh phát ra âm thanh không rõ nên chỉ thích hợp với những giai điệu trầm, chậm rãi, cũng không thể kéo được quá dài.
Trong dàn nhạc, với tính chất trang nghiêm, có uy lực, nhiều khi gây giông bão, kịch tính, kèn Tuba tham gia với tư cách bổ sung cho phần trầm của khối kèn đồng cũng như của toàn bộ dàn nhạc, làm nền cơ bản cho toàn bộ khối lượng âm thanh có một trọng lượng đều đặn, khoẻ khoắn.
Tuy khả năng sử dụng có phần hạn chế (ống dài, phát âm chậm, kỹ thuật sử dụng không được thật linh hoạt) nhưng kèn Tuba cũng có thể diễn tấu những giai điệu chậm.
Ngoài ra bộ Kèn Đồng còn có thêm một nhạc cụ nữa là kèn Cor ( French Horn ) nhưng ko sử dụng trong nhạc kèn.
Bộ kèn gỗ là những nhạc cụ phụ trong một đội nhạc kèn ( nhưng trong marching band lại có rất nhiều kèn thuộc bộ kèn gỗ ),
Liên đội Nguyễn Gia Thiều có 2 cây Alto saxophone, Võ Thành Trang có Clarinet,còn ngoài ra trong thành phố chưa thấy đội nào biểu diễn kèn gỗ cả…
Saxophone
Kèn saxo có cả một họ gồm 5 loại: sopranino sax(loại này ít dùng)soprano sax, alto sax, tenor sax, bariton sax, bass sax.
Người ta thường hiểu nhầm kèn saxo chỉ dùng trong dàn nhạc jazz hoá ra nó ra đời trước lúc có nhạc jazz nửa thế kỉ vào năm 1840. Người chế tạo ra cả một họ hàng kèn saxo là ông Aldonphe sax vì thế nên cây kèn này mới có tên là Saxophone. Và chính ông năm 1857 là giáo sư bộ môn kèn này tại nhạc viện Paris. Nhạc sỹ Pháp Victo beclio năm 1844 đã sử dụng kèn saxo trong tác phẩm Chính ca thiêng liêng. Sau đó giàn nhạc giao hưởng đã đón nhận kèn saxo ở nhiều tác phẩm giao hưởng như : vecte của Masone, Bolero của Ravel..
Clarinet
Gia đình Clarinet
Ở âm vực trầm: Âm thanh của Clarinette gần giống tiếng còi nhà máy, khẩn trương, kịch tính, đặc và tương đối đẹp, tính chất hơi lạnh.
Ở âm vựcgiữa: âm thanh không có đặc tính, thiếu ổn định, mờ đục, hơi xỉn. Đây là âm vực xấu nhất của Clarinette.
Ở âm vực cao: Tính chất giọng nữ cao, rất đẹp, ít tốn hơi. Đây là âm vực đẹp nhất và dễ sử dụng nhất của Clarinette, người ta hay độc tấu ở âm vực này, thích hợp với mọi loại sắc thái khác nhau.
Âm vực cực cao: Rất vang, nhưng chỉ dùng ở sắc thái mạnh, và chỉ sử dụng trong trường hợp cả dàn nhạc toàn tấu.
Clarinette có sự khác biệt giữa các âm vực rất lớn, do đó với tiết tấu nhanh thì sẽ rất khó khăn.
Clarinette còn là một trong những loại nhạc khí có thể khống chế cường độ rất tốt, có thể thay đổi từ mạnh sang nhẹ hay ngược lại rất nhạy, ít có thứ khác bì kịp, các loại kèn gỗ khác thường thua xa Clarinette về mặt này.
Đầy đủ của các nhạc cụ bộ Kèn Gỗ bao gồm ( các nhạc cụ có âm trầm dần ) : Piccolo – Flute, Oboa, Clarinet, Fagot ( Bassoon )