DJ là gì?

352

DJ ban đầu là viết tắt của “Disc Jockey”, vẫn được hiểu nôm na là “người lựa chọn và cho phát các đĩa nhạc” (thông qua các thiết bị âm thanh). Nhưng cái thuở ban đầu ấy cụ thể là bao giờ và công việc lúc đó của các DJ là ở đâu hiện nay vẫn đang là một chủ đề gây tranh cãi.

Nhiều nguồn tài liệu cho rằng DJ là những người chơi nhạc nền trong cách sàn nhảy, và những DJ đầu tiên được ghi nhận vào khoảng những năm 1930, khi người ta đã phát minh ra cách ghi lại tín hiệu âm thanh bằng các rãnh khắc trên các đĩa hoặc cuộn chất dẻo, sau đó là sự xuất hiện các đĩa nhạc và máy chạy đĩa nhạc bắt đầu phổ biến trên thế giới.

Thời gian đó các sàn nhảy chủ yếu vẫn sử dụng ban nhạc sống, chơi trực tiếp nhưng cũng bắt đầu có sử dụng máy chạy và phát các đĩa nhạc ghi sẵn và người phụ trách việc phát nhạc từ các thiết bị đó chính là những DJ đầu tiên.

Cũng có nguồn thông tinh cho rằng Ông tổ của Djing là DJ Kool Herc, người gốc Jamaica.

Trong những bữa tiệc, trước những đám đông băng đảng phấn khích, vì quá nhàm chán với những bản nhạc cố định, Kool đã sử dụng 2 máy quay đĩa than (Turntable) để tạo ra những âm thanh kích động được pha trộn giữa những bản nhạc của Jamaica và những bản nhạc funk, Disco có sẵn.

Những kỹ thuật này có tên gọi Backspin (mix nhiều nhạc cụ với nhau từ 2 nguồn phát âm trở lên) và Scratching ( xoay đĩa đang chạy để âm thanh có tiếng cào xước ).

Nhưng các ý kiến nghiêng nhiều hơn về hướng DJ là người làm việc cho các đài phát thanh, có nhiệm vụ chọn các bản nhạc, bài hát đã được ghi lại trên đĩa và cho phát chúng lên sóng phát thanh, tất nhiên là có kèm theo những lời giới thiệu thu hút khán giả.

Và lịch sử cũng đã ghi nhận người đầu tiên được xem là một “Disc Jockey” đó là Martin Block, người đã chọn phát một bản nhạc trên đĩa trong thời gian chờ đợi đến giờ biểu diễn một vở nhạc kịch.

Một DJ có nhiều điểm giống một nhạc công, cả hai đều sử dụng một loại “dụng cụ” – instrument – nhất định để tạo ra âm nhạc.

Một DJ không tự tạo ra âm nhạc như một nhạc công chơi đàn, anh ta “chơi” những bản nhạc, những bài hát đã được ghi lại bằng một phương pháp nào đó, bằng những thiết bị tương ứng.

Những DJ đầu tiên trên thế giới sử dụng những thiết bị gọi là ” phonograph turntable “, tạm dịch là máy quay đĩa, và những bản nhạc được ghi trên các đĩa nhựa (vinyl/đĩa than) bằng phương pháp chuyển dao động âm thành dao động của một lưỡi “dao” cắt rất nhỏ, lưỡi dao này cắt những rãnh vòng quanh tâm đĩa từ ngoài vào trong.

Quá trình ngược lại diễn ra khi đĩa nhạc quay, kim của máy quay tỳ vào rãnh trên đĩa, các dao động của kim sẽ được “giải mã” thành tiếng nhạc (đại khái là như vậy, còn quá trình thực tế khá phức tạp).

Một thực tế khá bất ngờ đó là Phonograph turntable (hay gọi tắt là turntable) lại là một trong những đồ nghề không thể thiếu, gắn liền với các DJ cho đến tận ngày nay.

Mặc dù công nghệ mới cho phép người ta chơi nhạc bằng nhiều cách khác nhau nhưng hầu hết các DJ vẫn ưa dùng turntable vì khả năng tái tạo âm thanh có độ trung thực cao và quan trọng nhất đó là với turntable, các DJ có thể nhìn thấy, cảm thấy và làm chủ được những bản nhạc mà mình đang chơi.

Trong lịch sử phát triển của “nghề” DJ, có một mốc thời gian rất quan trọng đó là năm 1972, năm hãng Matsushita – Nhật Bản – tung ra sản phẩm turntable Technics SL-1200 (Technics cùng với Panasonic là hai thương hiệu thuộc Matsushita).

Với những đặc tính kỹ thuật vượt trội như độ ổn định cũng như độ bền cao, chất lượng âm thanh tuyệt vời, Technics SL-1200 nhanh chóng trở thành sự lựa chọn số 1 của mọi DJ và là chuẩn mực để các nhà sản xuất khác học hỏi.

Cho đến nay hãng Technics đã tung ra nhiều model turntable mới nhưng về căn bản chúng vẫn có thiết kế giống như phiên bản SL-1200 của những năm 1970.

SỬ DỤNG KỸ NĂNG ĐIÊU LUYỆN ĐỂ HOÀ PHỐI ÂM THANH:

Khái niệm Disc Jockey ban đầu được dùng để miêu tả các phát thanh viên trên sóng phát thanh làm nhiệm vụ giới thiệu những đĩa hát được ưa thích cho thính giả.

Những đĩa hát này (chạy bằng máy hát) được gọi là disc vì thế mới có tên gọi là Disc Jockey, hay gọi tắt là DJ hoặc Deejay. Ngày nay, DJ không chỉ giới hạn trong nghĩa một phát thanh viên.

Các yếu tố như thể loại âm nhạc, đối tượng thính giả, khung cảnh biểu diễn, phương tiện truyền thanh, và sự phát triển của kỹ xảo biến tấu âm thanh đã hình thành nên nhiều thể loại DJ khác nhau. Đồng thời, DJ cũng không còn mang ý nghĩa như ban đầu của nó nữa.

NGÀY NAY, CÓ RẤT NHIỀU LOẠI HÌNH DJ KHÁC NHAU, THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN XUẤT HIỆN CÓ THỂ KỂ ĐẾN:

Radio DJ: những người lựa chọn các bài hát để phát trong các chương trình ca nhạc trên sóng phát thanh.

Bedroom DJ: DJ ngay chính tại phòng ngủ của họ.

Club DJ: DJ trong các câu lạc bộ, các quán bar, họ đóng vai trò là linh hồn của cả sàn nhảy, làm chủ sự phấn khích của đám đông bằng cách phối, trộn giai điệu của 2 bài hát khác nhau một cách điêu luyện.

Digital DJ: DJ nhạc điện tử, sử dụng các thiểt bị kỹ thuật số hoá trong hoà phối các bản nhạc tồn tại dưới dạng tập tin điện tử.

Mobile DJ: Dj lưu động, phục vụ khi có yêu cầu, có thể ở các đám cưới, buổi biểu diễn trong trường học, các bữa tiệc, trong các quán bar, câu lạc bộ.

NẾU PHÂN CHIA THEO TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC THÌ CÓ CÁC LOẠI HÌNH DJ SAU:

Remixer: là những DJ chuyên đi remix những bản single sao cho phù hợp với một compilation mix của anh ta hoặc cho một rave party hay cho discotheque , do vậy 1 single khi tung ra có thể được các remixer mix lại theo rất nhiều kiểu khác nhau.

Mixer: là DJ gần như remixer nhưng khác một chút là anh ta không chỉnh sửa nhiều bản gồc của một single nào đó mà chỉ chọn và mix các single hoặc remix song với nhau: đây được gọi là một compilation mix CD.

Anh ta sẽ mix khỏang từ 15 – 20 track của các DJ khác nhau cho một CD và compilation disk thường là double CDs, nên biết rằng 1 compilation thường có thể tua được theo từng track như những CD bình thường nhưng những track đó sẽ liền tù tì với nhau không ngừng (non-stop) từ track đầu tiên cho tới track cuối cùng.

Một compilation mix được coi là hay khi người nghe không muốn skip bất cứ track nào trong CD đó và compilation mix bao giờ cũng được mix theo chủ để và chủ đề đó chính là tên CD và mang phong cách của DJ đó.

Ví dụ có tên một bài hát trong compilation disk được ghi như thế này: Southern Sun – Paul Oakenfold (DJ Tiesto Remix) thì ta sẽ hiểu như sau: đây là bài Southern Sun được produced by DJ Paul Oakenfold và được DJ Tiesto remix lại.

THIẾT BỊ DJ CÓ NHỮNG GÌ?

Bộ đồ nghề cơ bản gồm có 2 đầu đĩa CD xoay được hai chiều (nếu chuyên nghiệp hơn sẽ có 4 đầu) = turntable (mâm đĩa nhựa xoay được hai chiều). một bàn mixer, cây phá tiếng với 49 chức năng.

Ngoài ra còn có đàn organ, nhiều music boxes (hộp nhạc), máy vi tính với những phần mềm cần thiết cho công việc: Cubase, Reason, Cool Edit, Waves.

DJ không phải chỉ bật nhạc cho khách nhảy mà còn phải biết remix các bản nhạc đủ phong cách thành nhạc dance. Để làm remix, các sound (âm thanh) được tìm trên organ, trên các CD samples (đĩa nhạc mẫu) hoặc tự tạo trên máy tính và edit lại theo ý mình.

Đĩa CD chủ yếu mua từ nước ngoài, hoặc có thể tải nhạc trên mạng xuống. DJ phải luôn update các bản nhạc mới được yêu thích!

Những bản ghi âm âm nhạc tuỳ thuộc vào phương tiện phát thanh thích hợp. Nếu sử dụng máy hát thì đó là các đĩa hát vinyl, sử dụng vi tính thì đó là các file nhạc số, hay đĩa compact v.v. Ít nhất 2 phương tiện để phát những bản ghi âm trên đây để tạo ra sự liên tục khi pha trộn các bài hát khác nhau cùng môt lúc.

Một hệ thống khuếch đại âm thanh với những DJ mixer, (những DJ pha trộn giai điệu của các bài hát khác nhau) thì cần có thêm một headphone (để DJ mixer có thể nghe được một điệu nhạc này khi điệu nhạc kia đang phát cho thính giả, do đó có thể bắt nhịp được cả 2 điệu nhạc dễ dàng); cần một microphone (để khuếch đại tiếng nói bởi một DJ cũng gần giống như một MC, họ sẽ làm chủ cả sân khấu, khuấy động bầu không khí của người tham gia).

CÔNG VIỆC CỦA DJ LÀ GÌ?

Lựa chọn, phát và điều chỉnh những thể loại âm nhạc như vậy được gọi là DJing (hoặc deejaying), playing (chơi nhạc) và spinning (xoay tròn, ở đây ám chỉ việc các DJ thường cho quay các đĩa hát theo ý mình để tạo ra hiệu ứng âm thanh như ý muốn). Âm nhạc có thể tồn tại dưới dạng đĩa hát, file nhạc trong máy tính, jingle hoặc bất kỳ một phương tiện ghi âm sẵn nào khác.

Họ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để tạo ra âm thanh như ý muốn như: phân nhịp, cắt, đảo nhịp, trộn lẫn, thả kim đĩa hát, chuyển đoạn, quay ngược đĩa hát… khiến cho các bài hát được chuyển đổi nhuần nhuyễn theo một cách thức mới lạ, sáng tạo.

DJ được ví von như một phù thuỷ âm thanh. Họ có thể trộn lẫn 2 bài hát khác nhau vào làm một cách điêu luyện mà không hề bị vênh, không để lộ những mối nối hay như người trong nghề gọi là bị “đạp nhạc”.

Ngược lại, chúng hoà quyện nhuần nhuyễn vào thành một.Họ chính là linh hồn của những cuộc vui, là người kiểm soát mức độ cuồng nhiệt của đám đông thính giả.

Chính cách thức pha trộn, điều chỉnh điệu nhạc của họ đã làm cho đám đông khi thì tạm lắng, khi cuồng nhiệt, khi thì phấn khích tột độ.

Một trong những nguyên tắc của các DJ là không bao giờ lặp lại chính mình. Họ tự ví mình như một người pha chế cocktail, với một số nguyên liệu như nhau, họ phải làm ra những loại cocktail mang vị riêng không giống nhau.

Source: Sưu tầm

Có thể bạn quan tâm


Tin bạn có thể thích


Tin được xem nhiều


6 kiểu tư duy của người 'làm mãi vẫn nghèo'

6 kiểu tư duy của người ‘làm mãi vẫn nghèo’

Không phải điều kiện thua kém mà tư duy là điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người
Người sở hữu 7 NĂNG LỰC này mới mạnh mẽ thật sự, sống trọn từng phút giây, hạnh phúc đến mức ai cũng ngưỡng mộ

Người sở hữu 7 NĂNG LỰC này mới mạnh mẽ thật sự, sống trọn từng phút giây, hạnh phúc đến mức ai cũng ngưỡng mộ

Người sở hữu nội tâm bình ổn như nước lặng luôn cho chúng ta cảm giác an toàn, đáng để
3 đường chỉ tay cực phẩm tượng trưng cho Phúc - Lộc - Thọ, ai có đều tài ba, may mắn hơn người người

3 đường chỉ tay cực phẩm tượng trưng cho Phúc – Lộc – Thọ, ai có đều tài ba, may mắn hơn người người

Nếu bạn sở hữu 1 trong 3 kiểu bàn tay dưới đây cả cuộc đời bạn sẽ may mắn, sống
Cổ nhân dạy: 'Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?'

Cổ nhân dạy: ‘Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?’

Các cụ xưa có lời dạy: "Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?". Bạn có hiểu