[post-views]

Đánh giá:
5/5

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé.

Bạn đã nghe rất nhiều cụm từ doping trong thể thao, một vận động viên nào đó đã sử dụng doping trong quá trình thi đấu, hay chiến thắng này của vận động viên không được công nhận do sử dụng doping.

Doping, hiểu một cách đơn giản là tên gọi chung của các chất kích thích bị cấm trong thi đấu thể thao.

Doping có 3 dạng thông dụng là:

  • Doping máu: ESP (Erythropoetin), NESP (Darbapoetin) có tác dụng tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu.
  • Doping cơ  có tác dụng tăng cường sức mạnh của cơ do tăng cường sản sinh hormone.
  • Doping thần kinh có tác dụng ngăn chặn điều khiển và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh.

Một số chất doping phổ biến như: Chất kích thích (bromanta, caffein..); chất giảm đau gây nghiện như morphin, methadone…; chất tăng đồng hóa, chất lợi tiểu…

Tại sao sử dụng Doping bị coi là gian lận

Chất doping bị nghiêm cấm đặc biệt là trong hoạt động thi đấu thể thao.. Nguyên nhân là do khi sử dụng doping, chất này có tác dụng làm tăng tốc độ tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó tăng khả năng tập trung, thể lực của người dùng.

Thực tế, sử dụng doping chính là một biện pháp tinh vi làm tăng lượng hồng cầu trong máu. Tế bào hồng cầu chứa ôxi đưa vào máu, giúp con người hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn, tăng sức chịu đựng.

Người sử dụng doping có khả năng hoạt động nặng liên tục mà không biết mệt mỏi. Các vận động viên nếu sử dụng doping cũng làm tăng sức mạnh thể chất phi thường. Do đó, doping nếu được sử dụng sẽ làm mất tính công bằng trong thi đấu thể thao. Đặc biệt, chất này có gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng lâu dài cho con người.

Tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng doping

Hội chứng run rẩy

Bản chất của doping là một chất kích thích, nó tác động tới mạch máu và hệ thần kinh trung ương của con người. Bên cạnh tác tác dụng chính là tăng cường thể lực và sự tập trung, một số nghiên cứu chỉ ra doping có thể gây ra hội chứng run rẩy tay chân, hay hồi hộp, suy nghĩ nhiều dẫn tới thiếu ngủ và suy nhược thần kinh.

Sốt, mẩn ngứa, nhiễm khuẩn

Cơ chế tăng cường ôxi trong máu của các chất ESP (Erythropoetin), NESP (Darbapoetin) chính là nguyên nhân gây ra tác dụng phụ. Trước hết, việc tăng cường lưu thông máu đột ngột có thể gây ra tắc nghẽn mạch máu, thậm chí là nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Mặt khác, người sử dụng phương pháp doping máu rất dễ mắc chứng tán huyết biểu hiện là sốt, mẩn đỏ và ngứa. Nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm khuẩn, hen suyễn hay thậm chí là nhiễm HIV.

Gây yếu cơ

Để tăng sức bền và sức mạnh cho cơ bắp, doping có tác dụng đẩy mạnh sản sinh hormone trong cơ thể. Việc tăng cường nội tiết trong cơ bắp lâu dần sẽ làm yếu các cơ, các đầu ngón chân, ngón tay phình to và dẫn tới một số bệnh khác.

Biến đổi giới tính

Vận động viên nữ lạm dụng doping có khả năng bị biến đổi giới tính theo xu hướng nam hóa. Sử dụng doping tăng đồng hóa chính là tăng cường nội tiết tố nam testosterone trong cơ thể. Biểu hiện của các vận động viên nữ là giọng nói trầm hơn, cơ thể mọc lông, lọc râu nhiều hơn và rối loạn kinh nguyệt…

Vận động viên nam sử dụng doping có nguy cơ cao bị giảm tinh trùng, teo tinh hoàn và liệt dương.

Suy tim suy thận

Sử dụng doping còn gây ra tình trạng tích giữ muối trong cơ thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như gan, thận… Những người này dễ bị suy thận, suy gan, gan huyết ứ hoặc ung thư gan.

Kiểm tra doping (thử nghiệm Doping) là gì?

Doping là một chất rất nguy hiểm nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là những sức ép về thành tích nên các vận động viên thường xuyên sử dụng. Dùng doping bị xem là một hình thức gian lận tinh vi nhưng vẫn có biện pháp để kiểm tra. Tuy nhiên, những phương pháp được sử dụng để kiểm tra doping rất phức tạp. Đồng thời, mỗi loại doping sẽ có cách kiểm tra khác nhau. Vậy, kiểm tra doping là gì và cách kiểm tra như thế nào?

Việc sử dụng doping là một hình thức gian lận hết sức tinh vi nhưng không phải là không có vạch trần. Dù vậy, các phương pháp kiểm tra doping trong máu hết sức phức tạp. Mỗi loại thuốc doping đòi hỏi phải có phương pháp xét nghiệm khác nhau.

Đáng nói là hiện nay trên thế giới xuất hiện nhiều loại doping mới rất khó bị phát hiện. Những chất mới này có khả năng đánh lừa các bài xét nghiệm máu thông thường.

Do đó, các trung tâm y tế hay phòng xét nghiệm buộc phải lưu trữ mẫu máu gốc của vận động viên. Theo đó, những mẫu máu này sẽ được sử dụng để so sánh với các mẫu khi kiểm tra doping. Thông qua phương pháp này sẽ phát hiện được sự bất thường có trong máu. Đồng thời cũng có thể tìm ra được một loại thuốc mới thông qua cách kiểm tra này.

Một phương pháp mới được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu từ năm 2016 là lấy tế bào có thụ cảm và đánh dấu hiệu đặc biệt cho chúng trong phòng thí nghiệm. Bài xét nghiệm này có khả năng phát hiện các chất kích thích trong nhóm androgenic steroid. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được phổ biến rộng rãi.

Có thể thấy rõ việc sử dụng doping là hình thức tinh vi như thế nào. Giới thể thao vẫn phải đau đầu tìm cách vạch trần thủ đoạn này.

Vận động viên thể thao thế giới nào từng dính đến doping

Tại Olympic Seoul 1988, VĐV chạy nước rút người Canada Ben Johnson đã phá kỷ lục thế giới ở cự ly 100 mét với thành tích 9 giây 79. Sau khi giành huy chương, Ben tuyên bố: “Tôi muốn tuyên bố rằng tên tôi là Benjamin Sinclair Johnson Jr và kỷ lục thế giới này sẽ tồn tại 50 hoặc 100 năm nữa”. Nhưng ngay sau đó, Ben Johnson bị phát hiện phản ứng dương tính với chất stanozolol (chất phát triển cơ bắp và tăng hormone sinh dục nam) và bị tước huy chương. Có tới 6 trong tổng số 8 VĐV trên đường chạy cùng Ben Johnson cũng dính vào bê bối.

Ngày 22/10/2012, huyền thoại đua xe đạp người Mỹ Lance Armstrong chính thức bị tước cả 7 chức vô địch Tour de France, đồng thời bị cấm thi đấu vĩnh viễn sau khi bị kết tội gian lận thi đấu và tìm cách qua mặt các cuộc kiểm tra doping. 3 trong số 6 cộng sự cũ của Armstrong bị cấm hành nghề suốt đời.

Maradona bị đuổi khỏi giải

Sau khi chịu án cấm thi đấu vì sử dụng cocain tại World Cup 1990, Maradona vẫn “ngựa quen đường cũ”. Ở World Cup 1994, sau trận đấu với Nigeria, Maradon được chọn xét nghiệm doping. Và rồi “Cậu bé vàng” bị tống cổ về nước sau khi bị phát hiện dương tính với chất cấm Ephedrine.

Có thể nói, sử dụng doping là một hình thức phi thể thao và không được chấp nhận trong thi đấu. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về doping cũng như trả lời được câu hỏi kiểm tra doping là gì nhé!

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe