Thực ra, cuộc đời của mỗi người, có được xem là “định hình” hay không, không liên quan tới tuổi tác, lương tháng mà quan trọng là ở tính cách, dũng khí và ước mơ.
1. Nguồn gốc của cái gọi là “cuộc đời định hình”
Không biết bạn vì sao có cho mình cái tư tưởng này, nhưng người bạn của tôi là bởi ý chí chủ quan và cả những nhân tố khách quan tạo thành. Cậu ấy là một người con hiếu thảo, mỗi một lần muốn nghỉ việc, ba mẹ cậu ấy lại tác động vào, còn cô bạn của tôi cuối cùng lại chỉ có thể thỏa hiệp.
Bạn nói xem, có phải cậu ấy không đủ quyết tâm? Mỗi lần cậu ấy nộp đơn từ chức, là một lần bị từ chối, bởi ông chủ là chú rể của cậu ấy, mỗi lần như vậy, ông chú đều sẽ gọi điện về cho ba mẹ cậu ấy. Và tất nhiên, ba mẹ cậu ấy tìm đủ mọi lý do ngăn cản, không để cậu ấy rời bỏ “đôi cánh” của mình, rồi luôn miệng nói “ba mẹ là muốn tốt cho con”.
Bạn học không cãi lại được, phản kháng rồi lại thỏa hiệp, mấy năm rồi, mệt rồi, vậy là từ bỏ phản kháng. Vậy tôi mới nói cuộc đời cậu ấy xem như đã định hình rồi, cứ như vậy sống tới già thôi.
Thực ra, nói cho cùng là do ý chí của cô ấy không đủ lớn mạnh, không đủ dũng khí thuyết phục ba mẹ để cô ấy độc lập một mình đi tìm việc làm, nói trắng ra là quá yếu đuối.
2. Bước ra khỏi “hiệu ứng con ếch”, bước ra khỏi vùng an toàn
Có người thích một cuộc sống bình phàm, không theo đuổi cái gì, vì vậy bằng lòng cầm mức lương 5,6 triệu cứ vậy sống đến già, nhưng nếu bạn không muốn sống cuộc sống như vậy, vậy thì bạn phải bước ra khỏi vùng an toàn, thoát ra khỏi “hiệu ứng con ếch”.
Có người đã làm một thí nghiệm như sau, họ đặt một con ếch vào nồi nước nóng, khi con ếch gặp phải sự thay đổi mạnh mẽ, nó ngay lập tức nhảy ra, phản ứng rất nhanh chóng. Nhưng khi đặt con ếch vào nước lạnh rồi từ từ làm ấm nước, bạn sẽ thấy rằng con ếch lúc đầu bơi trong nước rất thoải mái. Ngay cả khi nhiệt độ của nước trong nồi dần tăng lên, nó cũng không hề hay biết, vẫn cảm thấy ấm áp và vui vẻ. Khi nhiệt độ tăng lên tới 70 – 80 độ, con ếch bắt đầu cảm thấy bị đe dọa và muốn nhảy ra ngoài, nhưng đã quá muộn. Bởi vì chân nó không nghe lời nó nữa, nó không thể nhảy lên được, chỉ đành chấp nhận bị luộc chết. Đây chính là hiệu ứng con ếch.
“Sinh vu ưu hoạn, tử vu an lạc”, khó khăn thúc đẩy con người nỗ lực, cố gắng để sinh tồn, sự an nhàn, rảnh rỗi ngược lại dễ khiến con người ta chết trong vùng thoải mái. Con người ta ai cũng có tính lười nhất định, có thói quen hài lòng với hiện trạng, còn nếu muốn đột phá hiện trạng, vậy thì phải bước ra khỏi vùng an toàn.
29 tuổi, muốn bước ra khỏi một cuộc đời cố định, không hề muộn, mọi chuyện, mọi quyết định đều nằm trong chính tay bạn. 29 tuổi, vừa hay là độ tuổi bạn đã có những hiểu biết và kinh nghiệm nhất định với cuộc sống và công việc, đây là độ tuổi mà bạn biết rất rõ mình thích hợp với một công việc ra sao, thích hợp với môi trường như thế nào. Chỉ cần bạn có dũng khí, làm một chú ếch nhảy ra được khỏi vùng nước ấm, cuộc sống của bạn nhất định sẽ khác, lương tháng chắc chắn cũng không chỉ 5,6 triệu.
3. Vượt lên chính mình, thăng chức tăng lương, mở ra một cuộc đời mới
Nếu bạn không muốn sống một cuộc sống bình phàm, không muốn lương tháng chỉ 5,6 triệu, vậy thì bạn phải nghiêm túc “thẩm định” lại chính mình, vượt lên chính mình.
Nhận thức rõ bản thân, hiểu rõ thứ mà mình muốn là gì. Liệu bạn có tài năng hay hứng thú một công việc nào đó?
Làm một bản kế hoạch nghề nghiệp, giúp bản thân thiết lập mục tiêu. Nếu không có tài năng ở một lĩnh vực nào đó, vậy thì hãy tạo ra đột phá ở công việc hiện có. Lập ra một mục tiêu công việc rõ ràng, luôn mang trong mình ý thức cầu tiến, đã tốt phải làm tốt hơn. Chẳng hạn, tuần này bạn muốn hoàn thành công việc nào, mỗi tháng phải lập được bao nhiêu công trạng, bao lâu thì phải được thăng chức tăng lương.
Học một kĩ năng nào đó, nâng cao giá trị bản thân. Chọn một kĩ năng nào đó, chẳng hạn như tiếng anh, thiết kế, bán hàng…. để học, hoặc đi học lớp bồi dưỡng chuyên môn chẳng hạn như quản lý, làm PPT, kế toán… khi bạn có một món nghề tay trái nào đó, nhất định không sợ không có đất dụng võ. Chỉ khi giá trị bản thân được nâng cao rồi thì lương và chức mới có thể tăng theo.
Dù có 80,90 tuổi, chỉ cần bạn muốn thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ chẳng bao giờ “định hình”. Ca thán, thở dài không đem lại tác dụng gì cả, không muốn sống một cách nhàm chán, nhạt nhẽo vậy thì phải dũng cảm thoát ra, dũng cảm đi tìm kiếm, khám phá, lấp đầy cuộc sống công việc của bạn với năng lượng tích cực.