[post-views]

Đánh giá:
5/5

Lạc Long Quân (khoảng thế kỷ 8-7 TCN) (chữ Hán: 貉龍君[2]) tên húy là Sùng Lãm (崇纜), là nhân vật truyền thuyết Việt Nam.

Theo Đại Việt Sử Ký thì ông là con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục và con gái Động Đình Quân tên là Thần Long.[3] Lạc Long Quân được xem là vị vua của nhà nước sơ khai Xích Quỷ trước Văn Lang.

Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là thủy tổ sinh ra dân tộc Việt Nam theo truyền thuyết “bọc trăm trứng”. Lạc Long Quân có thể là danh hiệu truyền lại trong dã sử của một tù trưởng đã có công trong việc đi đến thống nhất các bộ tộc người Lạc Việt. Con trai ông là tù trưởng bộ lạc Văn Lang đã thống nhất thành công 15 bộ lạc, thành lập nhà nước Văn Lang, xưng hiệu Hùng Vương đời thứ nhất.

Truyền thuyết

Vua Đế Minh có hai người con “con trưởng là Đế Nghi, con thứ là Lộc Tục”. Nhà vua yêu Lộc Tục hơn nên muốn cho Lộc Tục làm vua phương Bắc. Lộc Tục là người khiêm nhường nên đã nói với cha nhượng cho anh cả. Vì vậy vua cha cử Lộc Tục làm vua phương Nam (đất Văn Lang sau này). Đất Văn Lang tức nước Xích Quỷ có nhiều phong cảnh thanh kỳ. Dải Lĩnh Nam trùng trùng, điệp điệp, xanh như chàm, xa trông như rồng uốn khúc.. Lên làm vua, Lộc Tục lấy hiệu là Kinh Dương Vương, buổi đầu toan đóng đô ở chân núi Miễu Sơn, sau ấn định xây thành, đắp lũy ở Cửu Lĩnh.. Vua lấy Long Nữ con gái vua Động Đình Quân, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân kế nghiệp vua cha. Lạc Long Quân lấy hiệu là Hùng Hiền Vương di chuyển kinh đô về Nghĩa Lĩnh. Khi Kinh Dương Vương qua đời, Hùng Hiền Vương lấy nàng Âu Cơ con gái Đế Lai chúa tể động Lăng Xương, một xứ lân cận Văn Lang bên bờ giải Âu Giang. Âu Cơ có mang được 3 năm 3 tháng 10 ngày mới thấy chuyển dạ. Nơi nàng lâm bồn là một chiếc lều tranh bên đường không xa kinh thành, nàng sinh ra một cái bọc. Long Quân vô cùng kinh ngạc, Ngài cho quần thần dựng đàn tế cáo trời đất. Trong lúc cử hành lễ bái thì trời nổi mây ngũ sắc, năm người cao lớn dị thường đầu đội mũ Kim Quang, mặc áo bào xanh, lưng đeo đai ngọc.. tuyên bố “Ngọc Hoàng Thượng đế cử chúng ta xuống để thi hành nhiệm vụ đặc biệt. Hoàng Hậu sinh ra một cái bọc đó là điềm vô cùng tốt đẹp, trong bọc có một trăm trứng. Chúng tôi có bổn phận biến ra thành một trăm con trai, những người con này sẽ giúp nhà vua trị dân giữ nước”. Đúng ngày rằm tháng 1 năm sau, mây ngũ sắc lại tái hiện, ngôi nhà rực sáng, bọc trứng tự nở ra một trăm người con trai. Một hôm vua bảo Âu Cơ “Ta vốn là con cháu thủy thần, nàng thuộc loài tiên, nước lửa khắc nhau, không thể kết hợp lâu dài được. Vậy xin chia tay để giữ lấy dòng giống. Nàng nên đem 50 con lên núi, ta đem 50 con xuống biển, cùng nhau khai cơ mở nghiệp, tạo thế cho con cái và dân chúng dài lâu”.

Sau khi chia tay với Quốc mẫu Âu cơ, Lạc Long Quân cùng 50 người con còn lại xuôi đường lần ra Nam Hải. Đến đất Bình Đà bây giờ (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, cách biển không xa, sông nước mênh mang, Lạc Long Quân truyền cho các con dừng chân dựng trại, nổi lửa nấu ăn. Đi dạo khắp vùng một lượt, thấy thế đất nơi đây màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều thềm đất cao mang dáng long chầu hổ phục, bèn quyết định chọn đất này làm nơi dựng xây cơ nghiệp. Ngày ngày, Lạc Long Quân cùng quần thần văn võ dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt vải, đuổi diệt thú dữ. Lại truyền cho các con lực chọn dân chúng khỏe mạnh, tỏa đi khắp vùng duyên hải khai khẩn đất hoang, lấn biển mở mang bờ cõi… Chẳng bao lâu, cả vùng đất với trung tâm là Bảo Cựu cuộc sống dân lành đã trở nên trù phú, mọi thảo khấu trong vùng bị dẹp tan. Ruộng đồng, làng xóm ngày một mở rộng, hình thành nên những làng xóm đầu tiên của châu thổ sông Hồng sau này. Vào một ngày cuối tháng Hai lịch trăng, trời bỗng nhiên nổi dông gió, sấm chớp lóe sáng cả vùng, Quốc tổ ăn vận trang phục oai phong, lẫm liệt, thân thương nhìn các con cháu và dân làng một lượt rồi hóa trong đêm. Cảm thương và tỏ lòng tri ân với người có công khai hóa vùng đất Bảo Cựu này. vua quan cùng dân làng tổ chức lễ tang linh đình, táng ngài tại gò đất cao nhất vùng, lập miếu (nay là Đền Nội Bình Đà) quanh năm thờ phụng.

Cổ lôi ngọc phả hiện lưu giữ Đền Hùng (niên hiệu Thái Bình thứ hai-971) có ghi ” Mộ (Lạc Long Quân) táng tại Ba Đống (Ba Gò) đồng thượng Bảo Cựu, hậu cải Bảo Đà”[4]

Diệt Ngư Tinh

Ở biển Đông có con tinh ngư xà (còn gọi là Ngư Tinh) dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như chân rết, biến hóa vạn trạng, linh dị khôn lường, khi đi thì ầm ầm như mưa, lại ăn được thịt người nên ai cũng sợ.

Thuở ấy có hòn đá Ngư Tinh, răng đá lởm chởm cắt ngang bờ bể, ở dưới đá có hang, Ngư Tinh sống ở trong đó. Vì sóng gió hiểm trở, không có lối thông, dân muốn mở một đường đi khác nhưng đá rắn khó đẽo. Thuyền của nhân dân đi qua chỗ này thường hay bị Ngư Tinh làm hại. Đêm kia có bọn người tiên đục đá làm đường đi để cho hành nhân có chỗ qua lại. Ngư Tinh bèn hóa làm con gà trắng gáy ở trên núi. Quần tiên nghe tiếng ngỡ rằng đã rạng đông bèn cùng bay lên trời.

Lạc Long Quân thương dân bị hại bèn hóa phép thành một chiếc thuyền của thường dân, hạ lệnh cho quỷ Dạ Thoa ở Thủy Phủ cấm hải thần nổi sóng, rồi chèo thuyền đến bờ hang đá Ngư Tinh, giả cách cầm một người sắp ném vào cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng định nuốt. Long Quân cầm một khối sắt nung đỏ ném vào miệng cá. Ngư Tinh chồm lên quẫy mình quật vào thuyền. Long Quân cắt đứt đuôi cá, lột da phủ lên trên núi nay chỗ đó gọi là Bạch Long Vĩ, còn cái đầu trôi ra ngoài bể biến thành con chó. Long Quân bèn lấy đá ngăn bể rồi chém nó. Nó biến thành cái đầu chó, nay gọi là Cẩu Đầu Sơn. Thân trôi ra ngoài Mạn Cầu, chỗ đó nay gọi là Mạn Cầu Thủy (còn gọi là Cẩu Đầu Thủy).

Các truyền thuyết khác

Có truyền thuyết cho rằng Lạc Long Quân là người có công tiêu diệt Ngư tinh tại Biển Đông và Hồ tinh tại vùng Hồ Tây. Sau này, khi quân Ân xâm lược nước Văn Lang, Lạc Long Quân đã khuyên vua Hùng tìm người kỳ tài ra cứu nước, và người đó là Thánh Gióng.

Con rồng cháu tiên

Đền thờ Lạc Long Quân tại đồi Sim, nằm trong quần thể di tích lịch sử đền Hùng (Phú Thọ).

Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, trăm trứng ấy nở thành trăm người con trai. Một ngày, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, không ở cùng nhau được”. Hai người bèn chia con mà ở riêng. Năm chục người theo mẹ về núi, năm chục người theo cha xuống biển, chia nhau mà thống trị những xứ đó, đó là thủy tổ của các nhóm Bách Việt. Người con cả trong số những người con theo mẹ lên Phong Châu (nay là Phú Thọ) và được tôn làm vua gọi là Hùng Vương lập ra nước Văn Lang.

Kiếm Thuận Thiên

Đánh giá

Quan điểm của Khâm định Việt sử Thông giám cương mục về Lạc Long Quân là:

Chuẩn tấu những lời của sử quan, vua Tự Đức đã nhận định đây là những “câu truyện đề cập đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc” và kiên quyết loại Kinh Dương và Lạc Long ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phụ chú dưới niên kỷ Hùng vương, để “cho hợp với cái nghĩa lấy nghi truyền nghi“.

Tác giả  Liam Christopher Kelley nhận xét:

Đền Nội Bình Đà

Sau khi Đức Quốc tổ về trời, các quan cùng nhân dân đã lập ngôi đền quanh năm thờ phụng Quốc tổ, nay là di tích quốc gia Đền Nội thuộc Bình Đà – Bình Minh – Thanh Oai- Hà Nội. Hiện nay đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý trong đó có bức giá tượng Quốc tổ Lạc Long Quân cùng văn võ bá quan dự hội đua thuyền, cùng bức đại tự đề 4 chữ “VI BÁCH VIỆT TỔ” (nghĩa là tổ của bách việt).

Xưa kia dưới các triều đại phong kiến, dân làng BÌnh Đà mở hội, vua chúa cử các quan trong triều đình cùng nhiều tổng, xã trong vùng về tổ chức lễ hội và dâng hương tưởng niệm Quốc Tổ. Năm 1032, vua Lý Thái Tông hiến sắc suy tôn Lạc Long Quân:

” Lý triều hiến sắc

Thánh tổ tiên vương

Nhất bào bách noãn

Sinh hạ bách thần

Khai quốc an dân

Vạn xuân an lạc”

Suốt sáu thế kỉ, đích thân 16 vị vua của các triều đại đều đích thân về Bình Đà dâng lễ Quốc tổ. Đã có 16 hiến sắc suy tôn Lạc Long Quân là “Khai Quốc Thần” (các hiến sắc này đều được lưu giữ tại Đền Nội Bình Đà và bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Từ xưa đến nay, vào dịp lễ hội, đều có đoàn thủ từ của đền Hùng – Phú Thọ về dâng hương Thánh tổ và xin rước chân nhang ở hương án Đệ nhất của đền Nội về thờ, với ý nghĩa cung kính đón Thánh tổ về dự hội đền Hùng vào ngày mồng mười tháng ba âm lịch.

Di tích quốc gia Đền Nội và ngôi mộ Quốc tổ tọa lạc trên đất thiêng Bình Đà mãi là nơi để con cháu Lạc Hồng về thờ phụng Quốc tổ.[6]

Âu Cơ

Theo truyền thuyết Việt Nam, Âu Cơ (嫗姬) là tổ mẫu của người Việt. Tương truyền, Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Trong khi đi tuần thú phương Nam, ông đã để Âu Cơ lại trên một cái động. Khi Lạc Long Quân đi đến đây, thấy nàng xinh đẹp nên đã đem lòng yêu mến và kết duyên vợ chồng. Hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sống với nhau và sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra 100 người con [1]. Sau đó vì thủy thổ tương khắc nên hai người phảichia con ra 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ về núi và chia nhau cai quản các vùng[1]. Đây là tổ tiên của người Bách Việt.

Huyền thoại

Âu Cơ là một nàng tiên xinh đẹp sống ở trên những ngọn núi cao. Nàng đi khắp bốn phương để giúp đỡ và chữa trị cho những người đang lâm bệnh và gặp khó khăn. Nàng có lòng từ bi và có tài về y thuật. Một ngày nọ, một con quái vật làm nàng sợ hãi. Nàng liền biến thành một con sếu mà bay đi. Lạc Long Quân, là thần rồng từ biển cả, thấy nàng đang gặp nguy hiểm liền cầm lấy cục đá và giết tên quái vật Sau đó tình yêu đã nảy nở giữa hai người và họ cưới nhau. Âu Cơ sinh ra một bọc trứng có 100 người con. Một ngày nọ, Lạc Long Quân nói với nàng vì hai người đến từ chủng tộc và môi trường rất khác nhau nên không thể chung sống với nhau trọn đời được. Họ bèn chia nhau mỗi người 50 đứa con, 50 theo mẹ, 50 theo bố. 50 người con theo mẹ đi đến ở Phong Châu, người anh cả trở thành vua Hùng Vương của nước Văn Lang.[2]

Trong văn học Việt Nam

Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư (từ thế kỷ thứ 15) và Lĩnh Nam chích quái (từ thế kỷ thứ 14) đều nhắc tới huyền thoại này.[3] Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư thì viết Âu Cơ là con gái của Đế Lai.

I) Bà Âu Cơ là công chúa, con của Đế Lai, Đế Lai là con của Đế Nghi . . .

1) Thân thế
Bà Âu Cơ là công chúa, con của Đế Lai, Đế Lai là con của Đế Nghi , Đế Nghi là anh của Kinh Dương Vương .
Kinh Dương Vương , húy là Hùng Lộc Tục, là vua cha của Lạc Long Quân , húy là Hùng Sùng Lãm.

2) Lạc Long Quân gặp công chúa Âu Cơ
Đế Lai đi tuần thú phương Nam, mang theo công chúa Âu Cơ
=====Lĩnh Nam Chích Quái :
Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! sao không lại cứu chúng tôi”. Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi.
Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, cai trị Bắc phương. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quần thần là bọn Xuy Vưu thay mình trông coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam. Khi đó, Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có chúa.
Đế Lai bèn để ái nữ là Âu Cơ và các thị tỳ ở lại nơi hành tại rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc… các thứ đá quý, các cây trầm, đàn cùng các sơn hào hải vật không thiếu thứ gì, khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng, Đế Lai rất ái mộ, vui quên trở về.
Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu chúng dân”.Long Quân đột nhiên trở về, thấy Âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên dựng lên. Âu Cơ vui lòng theo Long Quân. Long Quân giấu Âu Cơ ở Long Đài.
Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm hình vạn trạng yêu tinh, quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi… làm cho bọn đi tìm đều sợ hãi không dám sục sạo, Đế Lai bèn phải trở về. ====

Lời bàn:
– Lạc Long Quân hay thỉnh thoảng đi chơi, để nước trống không
– Lạc Long Quân lúc gặp Âu Cơ, đã hơn 50 tuổi ; ta biết vậy, bởi vì :
dân ta gọi Long Quân là ‘Bố’
Long Quân phải hóa thành một trang thiếu niên, để dụ khị bà Âu Cơ
– do đó, lúc ấy, Long Quân đã có khoảng hơn 20 vợ (20-50 vợ)
– những người hộ giá Âu Cơ quấy nhiễu dân ta
– Lạc Long Quân rất được dân chúng yêu thương vì dân ta gọi Long Quân là ‘Bố’

II) Huyền thoại bà Âu Cơ sanh 100 trứng nở ra 100 người con trai

Huyền thoại mà hầu hết người Việt ta đều biết :
bà Âu Cơ sanh100 trứng nở ra 100 người con trai, sau một thời gian ăn ở với Lạc Long Quân
(có nơi nói là chỉ sau một năm ăn ở)

III) Giải thích Huyền thoại

Nếu ta không chấp nhận huyền thoại : 100 trứng, 100 con, thì việc bà Âu Cơ có 100 con cũng rất dễ giải thích

Số là người đàn bà quí tộc Tàu khi xưa, lúc lấy chồng đem theo các thị nữ nàng hầu về nhà chồng. Những nàng hầu này cũng lấy ( ‘hầu hạ’) luôn chàng rể (nên được gọi là thiếp).
Âu Cơ là con của Đế Lai, là công chúa Tàu, tất có nhiều thị nữ ; phần lớn các nàng hầu này có thể là thiếu nữ người Việt bị trưng dụng bởi Đế Lai để hầu hạ Âu Cơ.
Vậy bà Âu Cơ có hơn 100 thị nữ, trở thành cung nữ phi tần cho Lạc Long Quân . Sau một năm hoặc 3, 4 năm, họ khai hoa nở nhụy, cho ra đời 100 người con trai.
Theo luật ta và Tàu khi xưa (và cả bây giờ), những quan lang này đều gọi bà Âu Cơ là mẹ.
Cũng có thể là bà Âu Cơ chẳng sinh nở gì cả , 100 quan lang đều là con của các nàng hầu . . .

IV) Quốc Tổ Lạc Long Quân sinh lực dồi dào ” gần gũi ” đắc lực 100 vợ

Nói 100 vợ đây là nói ‘nhóm bà Âu Cơ’, trước khi gặp bà Âu Cơ, Lạc Long Quân đã có khá nhiều vợ.
Có một điểm khúc mắc, có người sẽ đưa ra: làm sao Lạc Long Quân lại có thể “gần gũi” đắc lực 100 vợ , để có thể có 100 trai gần như cùng một lúc ?. Xin thưa : đừng lo ! có những kẻ ‘tài năng quán thế’, thừa sức làm chuyện đó ! Vả lại , Lạc Long Quân là thần tiên, ” gần gũi” 100 vợ thì không nhiều đâu ; trên trời vua Đế Thích có cả tỉ tỉ vợ !
Nói đùa vậy thôi, chớ nếu có 100 vợ thì một năm sau có thể có 100 con. Này nhé :
– Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử’ ; chỉ cần 20 lần như vậy thì có100 con
– Nếu một đêm làm cho 1 vợ mang thai, thì sau 100 đêm có100 con
Bất quá, thì ta có thể nói rằng truyền thuyết ‘một năm sau có 100 con’ là sai một chút : không phải một năm , mà 3, 4 năm sau có 100 con !

Cũng nên nói là vua ta rất ‘công bình’, không bỏ sót một ai trong số ‘nhóm bà Âu Cơ’ !

V) Tại sao có truyền thuyết 100 trứng ?

Tại sao có truyền thuyết 100 trứng ? -truyền thuyết này do những người tùy tùng Tàu, hộ giá bà Âu Cơ đưa ra.

1)Khi đàn con khoảng 5-7 tuổi, bà Âu Cơ thường thống lãnh 100 con đi dạo chơi ở kinh thành. Người nước ta rất ngạc nhiên khi thấy những quan lang này đều gọi bà Âu Cơ là mẹ, và những quan lang này đều sàng sàng tuổi nhau, chẳng thể trong 3 , 4 năm mà bà Âu Cơ sinh ra đến100 con !
Dần dà , họ bèn dò hỏi những người tùy tùng Tàu, hộ giá bà Âu Cơ xem chuyện lạ gì đã xảy ra.

2) Người Tàu, lúc ấy, có tai tiếng rất xấu là quấy nhiễu dân ta, khi Lạc Long Quân vắng mặt (Nghĩa là : bà Âu Cơ cũng bị tai tiếng này). Lạc Long Quân trở về lại lấy Âu Cơ, bà trở thành vương phi nhưng tai tiếng vẫn còn.
Người Tàu bèn dựng truyền thuyết này, biến bà thành tiên nữ.
Còn dân ta thì không biết phong tục lấy một vợ thành ra lấy 100 vợ ; trước Âu Cơ , Lạc Long Quân đã có khoảng hơn 20 vợ, nhưng đó là nạp phi từng người một.
Vả lại, dân ta có xu hướng gọi những người vú nuôi bằng mẹ, nên nếu có bắt gặp các quan lang gọi mẹ ruột bằng mẹ, thì tưởng đó là những bà vú.

Do đó, dân ta bèn tin cái truyền thuyết 100 trứng này.

VI) Chỉ có một cách Giải thích Huyền thoại mà thôi

Giải thích Huyền thoại như vầy, tuy chỉ là giả thuyết của tôi, nhưng tôi tin chắc chắn là đúng.
Vì chỉ có một cách Giải thích Huyền thoại mà thôi. Và đây là cách Giải thích hợp lý và duy nhất .

Danh sách 100 người con:

Lân Lang làm vua

49 người con theo cha Lạc Long Quân là:
Xích Lang, Quynh Lang, Mật Lang, Thái Lang, Vĩ Lang, Huân Lang, Yên Lang, Tiên Lang, Diên Lang, Tích Lang, Tập Lang, Ngọ Lang, Cấp Lang, Tiếu Lang, Hộ Lang, Thục Lang, Khuyến Lang, Chiêm Lang, Vân Lang, Khương Lang, La Lang, Tuần Lang, Tân Lang, Quyền Lang, Đường Lang, Kiều Lang, Dũng Lang, Aác Lang, Tảo Lang, Liệt Lang, Ưu Lang, Nhiễu Lang, Lý Lang, Châm Lang, Tường Lang, Chóc Lang, Sáp Lang, Cốc Lang, Nhật Lang, Sái Lang, Chiêu Lang, Hoạt Lang, Điển Lang, Thành Lang, Thuận Lang, Tâm Lang, Thái Lang, Triệu Lang, Iích Lang.

50 người con trai theo mẹ Âu Cơ là:

Hương Lang, Kiểm Lang, Thần Lang, Văn Lang, Vũ Lang, Linh Lang, Hắc Lang, Thịnh Lang, Quân Lang, Kiêm Lang, Tế Lang, Mã Lang, Chiến Lang, Khang Lang, Chinh Lang, Đào Lang, Nguyên Lang, Phiên Lang, Xuyến Lang, Yến Lang, Thiếp Lang, Bảo Lang, Chừng Lang, Tài Lang, Triệu Lang, Cố Lang, Lưu Lang, Lô Lang, Quế Lang, Diêm Lang, Huyền Lang, Nhị Lang, Tào Lang, Ngyuệt Lang, Sâm Lang, Lâm Lang, Triều Lang, Quán Lang, Cánh Lang, Ôốc Lang, Lôi Lang, Châu Lang, Việt Lang, Vệ Lang, Mãn Lang, Long Lang, Trình Lang, Tòng Lang, Tuấn Lang, Thanh Lang.

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe