[post-views]

Đánh giá:
5/5

Luân hồi (trong Phật giáo còn gọi là ” Vòng luân hồi” hay ” Bánh xe luân hồi”) (zh. 輪迴, sa., pi. saṃsāra, bo. `khor ba འཁོར་བ་), nguyên nghĩa Phạn ngữ là “lang thang, trôi nổi” theo ngữ căn sam-√sṛ, có khi được gọi là Hữu luân (zh. 有輪), vòng sinh tử, hoặc giản đơn là Sinh tử (zh. 生死). Thuật ngữ này chỉ những lần đầu thai tiếp nối nhau, trạng thái bị luân chuyển của một loài Hữu tình khi chưa đạt giải thoát, chứng ngộ Niết-bàn.

Theo Phật giáo, nguyên nhân trói buộc trong luân hồi là tam độc, gồm có tham ái (sa. tṛṣṇā), sân (sa. dveśa) và si (sa. moha, hoặc vô minh, sa. avidyā). Tùy vào nghiệp của chúng sinh đã tạo trong quá khứ mà chúng sinh đó sẽ tái sinh vào một trongsáu cõi: trời, thần (a-tu-la), người, súc sinh, quỷ đói (ngạ quỷ), địa ngục. Trong Đại thừa, luân hồi được xem là thế giới của hiện tượng và thể tính của nó chính là thể tính của Niết-bàn.

Sau khi tái sinh, phần lớn các chúng sinh sẽ không còn nhớ gì về kiếp trước đó. Các chúng sinh sẽ có một cuộc đời mới. Việc chúng sinh sẽ tái sinh vào cõi nào sau khi chết có thể dự đoán được nếu quan sát cận tử nghiệp của chúng sinh đó.

Cội nguồn của luân hồi từ đâu, loài hữu tình có từ bao giờ…, những câu hỏi này đã được nhiều người nêu lên nhưng Phật tuyệt đối không trả lời những sự thắc mắc vô bổ này vì theo Phật, chúng chẳng giúp ích gì trên con đường tu tập. Niết-bàn, sự giải thoát khỏi luân hồi chỉ có thể thực hiện trong kiếp làm người; trong tất cả con đường tái sinh khác chúng sinh không thể đạt Bồ-đề vì không có đủ khả năng nhận thức được yếu tố chính của luân hồi, đó là tham và vô minh. Muốn thoát khỏi luân hồi thì cần phải dứt được nghiệp chướng do dục giới mang lại; muốn thoát khỏi nó, theo Phật, chỉ có con đường bát chính đạo mới dẫn con người đến cõi niết bàn.

Trong hầu hết các tôn giáo Ấn Độ, đời sống không được xem như bắt đầu với việc sinh và chấm dứt với sự chết, nhưng như là một sự hiện hữu tương tục trong đời sống hiện tại của cơ thể và mở rộng vượt xa hơn nữa với quá khứ và tương lai. Bản chất của những hành động xảy ra trong phạm vi một kiếp sống (tốt hay xấu) quyết định số phận tương lai của mỗi chúng sinh. Luân hồi được liên kết gần gũi với ý tưởng tái sinh, nhưng chủ yếu liên hệ đến điều kiện của đời sống, và kinh nghiệm của sự sống.

Trong Đạo Phật, vào thời điểm sắp chết, tâm thức (thức của những giác quan khác nhau, chẳng hạn như nhãn thức, nhĩ thức,…) hoạt động như hạt giống cho sự sản sinh một tâm thức mới trong một cấu trúc sinh học mới, dẫn đến ý chí thúc đẩy tại thời điểm của cái chết (là điều tự chúng tiêm nhiễm bởi những sự thúc đẩy của ý chí kiếp trước).

Sáu cõi luân hồi

Theo quan điểm Phật giáo, tùy vào nghiệp của chúng sinh (những thực thể có ý thức, cảm giác, có sự sống) mà sau khi chết, chúng sinh đó có thể tồn tại dưới dạng thân trung ấm một thời gian (nhiều tài liệu cho rằng thời gian tối đa là 49 ngày, cũng có tài liệu cho rằng không có thân trung ấm, chúng sinh sẽ tái sinh ngay sau khi chết), rồi tái sinh vào một trong 6 cõi với cuộc đời mới.

Các hoạt động cầu an, cầu siêu, thờ cúng, chăm sóc phần mộ tổ tiên…. hoàn toàn không có ý nghĩa gì đối với người chết đã tái sinh. Trường hợp một số người có thể “giao tiếp” với người đã khuất là do năng lực của tưởng uẩn (một trong ngũ uẩn) của người còn sống.

6 cõi luân hồi bao gồm:

  • Cõi trời (tiếng Phạn: deva)
  • Cõi thần (tiếng Phạn: asura)
  • Cõi người (tiếng Phạn: manussa)
  • Cõi súc sinh (tiếng Phạn: tiracchānayoni)
  • Cõi ngạ quỷ (quỷ đói) (tiếng Phạn: petta)
  • Cõi địa ngục (tiếng Phạn: niraya)

Sinh vật ngoài trái đất (nếu tồn tại) cũng sẽ thuộc vào một trong 6 cõi này.

Sau khi tái sinh, đa số các chúng sinh sẽ không còn nhớ bất cứ điều gì về kiếp trước đó. Việc chúng sinh sẽ tái sinh vào cõi nào sau khi chết có thể dự đoán được nếu quan sát cận tử nghiệp của chúng sinh đó.

Nguyên nhân dẫn đến luân hồi là do chúng sinh vẫn còn tham, sân, si, do đó mà tạo nghiệp.

Đặc điểm chung của các cõi luân hồi là vô thường.

Cõi trời

Cõi trời là cõi của hạnh phúc. Mặt không tốt của cõi này là mọi thứ quá tuyệt vời và những điều này khiến cho chúng sinh cõi trời thường bỏ quên việc tu hành giải thoát. Thay vào đó, họ dần dần sử dụng phước báo họ đã tích lũy từ trước (có thể từ các kiếp trước) để hưởng thụ, do vậy khi hết phước họ tái sinh vào các cõi thấp hơn.

Những chúng sinh ở cõi trời có rất nhiều quyền năng và uy lực so với con người. Tuy nhiên, chúng sinh ở cõi trời sống rất lâu nhưng không bất tử, hiểu biết rất nhiều nhưng không biết hết mọi thứ, có nhiều năng lực mạnh mẽ nhưng chỉ có giới hạn và không hành động như một đấng sáng tạo hay người phán xét. Vì vậy, chúng sinh cõi trời rất khác với khái niệm thần trong văn hóa phương tây.

Cõi trời phân chia thành nhiều tầng, khác nhau ở quyền năng và mức độ hạnh phúc. Tùy vào nghiệp mà chúng sinh sẽ được sinh vào tầng cao hay thấp.

Cõi thần (A-tu-la)

Cõi thần là cõi của các vị có phước báo ít hơn cõi trời. Họ là những chúng sinh có không ít phước, làm nhiều việc thiện nhưng còn hung dữ, ghen tỵ, nóng nảy. Cõi thần cũng có nhiều tầng, khác nhau ở mức độ hạnh phúc và quyền năng. Ở các tầng thấp, họ cũng hiểm ác và có thể gần giống với quỷ dữ.

Các chúng sinh ở cõi thần được cho rằng có đời sống hạnh phúc hơn cõi người và kém hơn cõi trời, họ không hiểu và cảm thấy bị quấy rầy bởi chúng sinh cõi trời.

Một số sự tích nói rằng chúng sinh cõi thần có 3 đầu và 6 tay và họ cũng không thể được cảm nhận bằng giác quan của cõi người và cõi súc sinh.

Cõi người

Cõi người là cõi của con người. Sự tái sinh vào cõi này được cho là có lợi nhất trong tất cả các cõi luân hồi về mặt tu hành giải thoát. Điều này là do một số đặc tính độc đáo duy nhất chỉ có ở cõi người.

Con người được xem là có nhiều thuận lợi vì họ dễ nghe và làm theo chánh pháp do sự hạnh phúc và đau khổ đều ở khoảng giữa so với các cõi khác. Chúng sinh ở cõi quỷ đói (ngạ quỷ) và địa ngục chịu nhiều đau khổ chỉ có thể chịu đựng chứ không thể tự vươn lên. Cuộc sống ở cõi thần có nhiều bạo lực nên không thể làm theo chánh pháp, còn phần lớn chúng sinh ở cõi trời chỉ hưởng thụ phước của họ mà quên đi việc tu tập. Không giống các cõi khác, đơn thuần là hạnh phúc hay đau khổ, tại cõi người, con người có thể trải nghiệm những cảm giác hạnh phúc nhất cho đến đau khổ nhất tùy vào nghiệp của họ.

Việc tái sinh làm con người là một sự kiện hiếm hoi, Phật đã ví cơ hội được làm người giống như một con rùa mù trăm năm mới nổi lên một lần và chui đầu được vào một cái cây có lỗ thủng nổi lênh đênh trên biển.

Việc tái sinh vào cõi người được cho là rất lợi ích nếu con người biết sống đúng cách, tuy nhiên, chúng ta thường phí thời gian cuộc đời vào các nhu cầu vật chất, gia tăng các cảm xúc, hành động và ý nghĩ không tốt. Vì điều này, phần lớn trường hợp sau khi chết, chúng ta thường tái sinh vào các cõi thấp hơn, thay vì tái sinh tiếp tục làm người.

Ở các cõi thấp hơn, như cõi súc sinh, sẽ rất chậm và khó khăn để tích lũy đủ phước để có thể tái sinh làm người. Cho nên chúng sinh có thể sẽ phải mất thêm nhiều kiếp để có cơ hội tái sinh làm người lần nữa.

Cõi súc sinh

Cõi súc sinh bao gồm các động vật không là con người.

Phật dạy rằng, tất cả các chúng sinh đều có Phật tính và do đó đều có khả năng giải thoát. Qua vô số kiếp quá khứ, nhiều động vật có thể đã từng là người thân của chúng ta. Vì vậy, con người chúng ta không nên sát sinh.

Cõi ngạ quỷ ( quỷ đói )

Những chúng sinh ở trong cõi ngạ quỷ được biết đến như là những quỷ đói. Họ cực kỳ đói và khát, nhưng họ hầu như không thể ăn hay uống.

Chúng sinh ở cõi ngạ quỷ vô hình với giác quan của con người, nhưng có ý kiến cho rằng con người có thể nhìn thấy họ trong một số trường hợp. Chúng sinh ở cõi ngạ quỷ mang nhiều hình hài khác nhau, cũng có những chúng sinh mang hình hài con ngươi, nhưng với da thối rữa, chân tay nhỏ, bụng rất to và dài, cổ hẹp. Điều này đặc trưng cho việc họ cực kỳ đói khát (bụng to) nhưng rất khó khăn để thỏa mãn cơn đói (cổ hẹp).

Ngạ quỷ được cho là thường sống ở các bãi rác hoặc hoang mạc cõi người, và có thể ở các nơi khác tùy vào nghiệp quá khứ của họ. Một số trong số họ có thể ăn một ít, nhưng rất khó tìm đồ ăn thức uống. Số khác có thể tìm được đồ ăn, nhưng rất khó nuốt. Một số khác nữa khi ăn vào thì đồ ăn biến thành lửa khi họ nuốt vào. Cũng có trường hợp đồ ăn và thức uống biến mất ngay trước mắt họ khi họ tìm thấy. Vì vậy, ngạ quỷ luôn luôn đói.

Cùng với đói khát, ngạ quỷ cũng phải chịu đựng nóng lạnh thất thường, ngay cả ánh trăng mùa hè cũng thiêu đốt họ, trong khi ánh nắng mặt trời mùa đông vẫn làm họ cóng lạnh.

Quỷ đói cũng có một số quyền năng và có thể sử dụng để chống lại lẫn nhau hoặc dọa con người. Tại các chùa thường cúng thí thực vào buổi chiều, chính là bố thí thức ăn cho ngạ quỷ.

Cõi địa ngục

Địa ngục là cõi hoàn toàn đau khổ, là nơi chúng sinh bị đày đọa do tạo các nghiệp xấu, ác trong quá khứ. Khi bị đày đọa đến mức độ cảm giác như đã chết, chúng sinh sau đó hồi phục lại (hoặc tái sinh lại) và bị đày đọa tiếp. Theo các tài liệu chính thống thì việc bị đày đọa là do các chúng sinh khác trong địa ngục hoặc quỷ sứthực hiện.

Địa ngục theo cách nhìn của Phật giáo rất khác so với các tôn giáo khác, chúng sinh khi tái sinh vào địa ngục không phải do sự phán xét thần thánh của thần linh, và thời gian ở trong địa ngục không kéo dài vô tận, mặc dù vậy, thời gian đó thường là rất lâu.

Việc đọa vào cõi địa ngục phụ thuộc hoàn toàn vào nghiệp bất thiện, nghiệp ác của chúng sinh đó, và một khi đã trả hết nghiệp có liên quan, chúng sinh sẽ tái sinh vào cõi khác cao hơn.

Địa ngục được phân thành nhiều tầng, khác nhau về mức độ đày đọa. Con người không thể nhìn thấy chúng sinh trong địa ngục. Hiện nay, có nhiều mô tả khác nhau về sự phân chia các tầng cũng như hình thức đau khổ ở các tầng. Địa ngục thống khổ cùng cực là Địa Ngục A-Tỳ theo kinh điển ghi chép lại.

Ý nghĩa của luân hồi

Linh hồn hoặc nguyên thần của một người sẽ rời khỏi thân thể khi sinh mệnh kết thúc, và sẽ một lần nữa xuất hiện ở một sinh mệnh khác, quá trình này gọi là luân hồi.

Hiện nay ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy đại não của con người chỉ là  một công cụ xử lý tư duy mà không phải là nguồn gốc sinh ra ý thức. Gần đây, Bác sĩ Sam Parnia thuộc trường Đại học Southampton ở Anh trong một kết quả nghiên cứu đã chứng minh đầy đủ luận điểm này.

Dick Sutphen là một nhà tâm lý học nổi tiếng. Ông đã tiến hành quan sát và nghiên cứu kỹ càng đối với những người có trí nhớ về luân hồi, và ghi lại kết quả trong cuốn sách “Tình yêu tiền định” (Predestined Love) và “Liệu pháp nhớ lại kiếp trước” (Past-life Therapy in Action).

Nghiệp lực là nguyên nhân sinh ra luân hồi, và mỗi một lần luân hồi cũng đều là vì cân bằng đức và nghiệp lực.

“Đức” (virtue) là làm việc tốt mà có được, sinh mệnh ở trong luân hồi sẽ được ban thưởng. Chẳng hạn: khoẻ mạnh, sự nghiệp thành công, tình yêu mỹ mãn, gia đình hoà thuận, v.v. Mặc dù những điều đó là được ban thưởng trong luân hồi, nhưng sinh mệnh cũng cần phải học tập. Ví dụ, phải chăng bạn dùng cơ hội của bạn để giúp đỡ người khác, bạn đối đãi với tiền tài của bản thân như thế nào. Thái độ của bạn đối với danh và lợi trong cư xử với người khác sẽ quyết định bạn có thể tiếp tục hưởng thụ những điều bạn đang sở hữu hay không, cùng với vận mệnh trong lần chuyển thế tiếp theo của bạn.

“Nghiệp lực” (karma) là lúc bạn làm việc không tốt mà nhận được, và cách hoàn trả nghiệp nhanh nhất là cho bạn trực tiếp trải nghiệm hậu quả do việc xấu bạn đã làm. Nói ví dụ, kiếp này bạn cùng khốn lao đao, hơn phân nửa là vì kiếp trước bạn đã lạm dụng tiền của để làm việc ác. Nhưng đồng thời cũng khảo nghiệm bạn, xem bạn khi ở trong hoàn cảnh cuộc sống bi thảm đến nỗi khiến bạn muốn tự tử, xem bạn có thái độ đối đãi đúng đắn hay không. Nếu bạn dùng một loại tâm tính bình tĩnh mà đối mặt với những điều bất công trong cuộc sống, những hoạn nạn đã được sắp đặt sẵn trong vận mệnh của bạn, thì nghiệp lực của bạn cũng theo đó mà hoàn trả.

Trong lúc chuyển thế hết lần này đến lần khác, sinh mệnh không ngừng hoàn thiện mình. Nếu như một sinh mệnh trong quá trình này không ngừng hoàn trả nghiệp và tích đức, sinh mệnh đó sẽ trở nên càng ngày càng thành thục, ngày càng thuần khiết tốt đẹp. Khi sinh mệnh có thể đồng hoá với đặc tính của vũ trụ, thì sẽ có thể thăng lên.

Theo Dick Sutphen, nghiệp lực được chia thành năm loại:

1. Nghiệp cân bằng (Balancing karma)

Đây là hình thức đơn giản nhất, là một loại quan hệ nhân quả cứng nhắc.

Có một người tại đời trước đã đối xử tàn nhẫn với người khác, anh ta cần học giá trị trong mối quan hệ giữa người với người. Ở kiếp này, anh ta sẽ rất cô độc, anh ta cũng rất khó tìm được tình bạn vui vẻ. Hoặc ví như, có một người ở đời này luôn không được thăng chức, là vì anh ta ở đời trước đã phá hỏng cơ hội thăng chức của người khác. Một phụ nữ mắc bệnh đau nửa đầu vô cùng nghiêm trọng, là vì cô ta ở kiếp trước xuất phát từ ghen tuông đã dùng hung khí đánh vào đầu người yêu cho đến chết. Có một người sinh ra mắt đã mù, là vì ở đời trước anh ta làm lính La Mã đã làm mù mắt của một người tù nhân Cơ Đốc giáo.

2. Nghiệp lực tự thân (Physical karma)

Nghiệp lực tự thân là kết quả của việc lạm dụng thân thể ở đời trước, và hoàn trả nghiệp lực phần nhiều sẽ biểu hiện trên bộ phận tương ứng. Nghiệp lực tự thân hơn phân nửa là vì chuyển thế quá nhanh, khiến sinh mệnh trong quá trình chuyển sinh có mang vết thương. Một đứa trẻ sinh ra đã mắc bệnh phổi, là vì nó ở đời trước đã từng có tiền sử chết do ung thư phổi vì hút thuốc. Còn có một người, trên thân thể xuất hiện bớt làm mất nhan sắc, là vì vết bỏng nghiêm trọng trong đời trước di lưu lại.

3. Nghiệp lực giả sợ hãi (False-fear karma)

Nghiệp lực giả sợ hãi đến từ việc bị thương trong sinh hoạt ở kiếp trước, nhưng không có quan hệ nhiều với kiếp này.

Ví dụ như, có một người nghiện làm việc hồi ức lại tiền kiếp mình từng sống trong thời kinh tế khủng hoảng không cách nào nuôi sống gia đình, anh ta đã tự tay chôn đứa con chết vì đói. Kết quả là ở đời này, anh ta vô ý thức mà tránh cho việc đó không được lặp lại. Vì vậy, loại động lực nội tại này khiến anh ta làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi, để bảo đảm cuộc sống gia đình không gặp trở ngại.

Nghiệp lực giả sợ hãi cùng nghiệp lực giả tội nói ở bên dưới là dễ dàng thông qua trị liệu kiếp trước (past-life therapy) mà giải quyết. Bởi vì một bệnh nhân một khi hiểu được nguyên nhân của loại cảm giác sợ hãi và tội lỗi này, họ sẽ không quá mức cố giữ cảm giác sợ hãi và tội lỗi khó hiểu này.

4. Nghiệp lực giả tội (False-guilty karma)

Cảm giác giả tội là do vết thương hoặc gặp sự cố trong sinh hoạt ở đời trước, nhưng anh ta hoặc cô ta không thật sự có lỗi trong việc đó.

Có một người bị bệnh bại liệt trẻ em mà tê liệt hai chi dưới. Anh ta nhớ lại, là vì đời trước lúc anh ta lái xe, đã tông một đứa bé bị thương đến nỗi có tật cà nhắc. Dù đó cũng không phải lỗi của anh ta, anh ta vẫn hay oán trách chính mình. Đương nhiên, anh ta trong khi tự trách mà tiêu nghiệp, do đó đạt được giải thoát bản thân.

5. Nghiệp do phấn đấu bản thân (Developed ability and awareness karma)

Tài năng và tri thức phải trải qua đời đời kiếp kiếp tích luỹ mới có thể đạt được.

Chẳng hạn như, có một người đối với âm nhạc cảm thấy rất hứng thú, hạ quyết tâm bỏ công sức vào âm nhạc để có thành tựu. Anh ta ở trong sáu lần luân hồi đã một mực bồi dưỡng năng lực âm nhạc của mình, mỗi đời đều có một chút tiến bộ. Cuối cùng, ở đời này, anh ta trở thành một nghệ sĩ nổi danh. Còn có một người phụ nữ, ở kiếp này cô ấy có 30 năm cuộc sống hôn nhân hạnh phúc khiến người khác hâm mộ, đây là bởi vì cô ấy qua nhiều lần chuyển thế luôn một mực chú trọng tăng thêm nhận thức giá trị trong các mối quan hệ.

Những người này thành công và hạnh phúc là thông qua sự vất vả hết đời này sang đời khác mà có được, họ trong lúc cố gắng và vất vả mà được tiêu nghiệp và tích đức, do đó đổi lấy sự thành công và hạnh phúc ở đời này. (Chú thích của dịch giả: Đối với sinh mệnh khác mà nói, việc đối xử với thành công và cơ hội học tập của người khác, không ghen ghét thành công và hạnh phúc của người khác là một thái độ chính xác).

Thưa quý độc giả, khi đọc đến đây, các bạn có lẽ đã hiểu vì sao một sinh mệnh nhất định phải có nghiệp lực. Nhân vô thập toàn mà! Con người có khuynh hướng phạm sai lầm. Cho dù bạn không muốn hoàn trả nghiệp lực của mình, phép tắc luân hồi sẽ cưỡng bức bạn hoàn trả. Sinh mệnh luân hồi là hình thức tồn tại cơ bản của sinh mệnh, cũng là biểu hiện từ bi của vũ trụ đối với một sinh mệnh. Sự từ bi này thể hiện ở chỗ, cấp cho sinh mệnh một lần cơ hội để sinh mệnh đó có thể sửa sai, học tập, bổ sung và hoàn thiện chính mình. Có lẽ bạn sẽ hỏi, vì sao không trực tiếp nói cho sinh mệnh biết? Tất cả mọi pháp tắc tự nhiên đều không thể cho biết trực tiếp được, con người cần phải thông qua học tập và trải nghiệm mới có thể hiểu được. Về điểm này, mọi người đều có cùng nhận thức. Nhân loại chẳng phải thông qua mấy nghìn năm học tập tự nhiên và tổng kết kinh nghiệm mới có thể phát triển hay sao?

Thật ra, nếu một sinh mệnh là lương thiện, ở khắp nơi trên sinh mệnh này cũng có thể cảm nhận được hình thức tồn tại cơ bản của một sinh mệnh là chân thật, thiện lương, và dung nhẫn. Đó là bởi vì, giữa các sự vật có cùng đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn là không có gián cách.

Phương thức loại bỏ nghiệp và gia tăng đức tốt nhất là đồng hoá với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, tức là thông qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Để hiểu rõ hơn mối quan hệ về chuyển hoá giữa đức và nghiệp, xin mời các bạn đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”.

Tác giả: Lý Tử  (Chanhkien.org)

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe