Giải tiên tri «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng
Tác giả: Mộc Tử (Chanh Kien)
THƠ RẰNG:
TRI KỲ BẤT KHẢ HOÀN THỊ VI,
DIỄN THÀNH TRUNG NGHĨA VẠN CỔ THÙY.
THỊ PHI THÀNH BẠI NÃO HẬU SỰ,
BI KHỔ TÂN TOAN TỐ DỮ THÙY.
TẠM DỊCH:
BIẾT RẰNG KHÔNG THỂ VẪN CỨ ĐI,
DIỄN VAI TRUNG NGHĨA MÃI KHẮC GHI.
THỊ PHI THÀNH BẠI CÒN ĐÂU NỮA,
BUỒN ĐAU CHUA XÓT TỎ CÙNG MI.
Gia Cát Lượng — “Hóa thân của trí tuệ”
Trong văn hóa Trung Quốc, Gia Cát Lượng rõ ràng là “hóa thân của trí tuệ”. Những sự tích về Gia Cát Lượng trong «Tam Quốc Diễn Nghĩa» đã miêu tả rất tinh tế sâu sắc. Tại Trung Quốc, không có ai chưa từng đọc qua «Tam Quốc Diễn Nghĩa» hoặc nghe qua các cố sự của «Tam Quốc Diễn Nghĩa», bởi vậy, gần như ai ai cũng đều biết Gia Cát Lượng, thậm chí cả những người mù chữ cũng biết.
Vậy thì Gia Cát Lượng đã để lại những điều thần kỳ gì?
Gia Cát Lượng (181~234 SCN), tự Khổng Minh, là quân sư của Lưu Bị thời Tam Quốc, sau khi Lưu Bị xưng Đế ông trở thành Thừa tướng nhà Thục Hán. Tương truyền Gia Cát Lượng có khả năng thấu Trời hiểu Đất, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, dụng binh như Thần. Nếu không có Gia Cát Lượng, một mình sức Lưu Bị hoàn toàn không thể dựng nên cơ nghiệp. «Xuất Sư Biểu» nổi tiếng của Khổng Minh đã thể hiện tinh thần trung nghĩa “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” của ông.
Đối với Gia Cát Lượng, người ta đều đã biết nhiều, nhưng đại đa số coi ông là người với trí tuệ mưu lược quân sự “ngồi trong trướng bày mưu tính kế, quyết thắng ngoài ngàn dặm”. Trên thực tế, Gia Cát Lượng dự liệu như Thần — ông có năng lực dự tính siêu thường, chẳng những tinh thông binh pháp, mà quan trọng hơn là trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. “Thiên văn” ở đây không phải là thiên văn học ngày nay, hoặc là dự báo thời tiết. Những người tu Đạo trong quá khứ đều biết dùng Dịch Lý để giải thích và quan sát thiên tượng, nếu dùng khái niệm khoa học hiện nay mà nói, là có khả năng đột phá sự hạn chế thời-không ở một tầng thứ nhất định, quan sát những biến hóa của thời gian, không gian trong một phạm vi rộng.
Gia Cát Lượng tinh thông thuật số Dịch Lý, biết cách quan sát thiên tượng để phán đoán tình hình. Ngoài ra, ông còn có khả năng xem tướng. Ví dụ, ngay lần đầu tiên gặp Ngụy Diên, Gia Cát Lượng đã biết trước người này tất sẽ tạo phản, sau này Ngụy Diên quả nhiên phản bội nhà Thục Hán sau khi Gia Cát Lượng bệnh chết; tuy nhiên Gia Cát Lượng đã sớm chuẩn bị cẩm nang, dặn dò Đại tướng Mã Đại chém chết Ngụy Diên.
Gia Cát Lượng sáu lần ra Kỳ Sơn không thành công, có người cho rằng ông đã sớm biết nhà Thục Hán rốt cuộc không thể thống nhất đại nghiệp. Gia Cát Lượng đã biết không thể làm mà vẫn làm, hoặc để báo đáp ân nghĩa ba lần thăm lều cỏ của Lưu Bị cùng ước nguyện ủy thác của tiên đế, càng có khả năng là ông biết trước sứ mệnh của mình — nhân vật lịch sử! Độc giả có thể hỏi, vì sao biết trước tương lai mà vẫn không thể thay đổi được lịch sử? Biết kết cục rồi mà sao vẫn gắng sức làm? Câu hỏi này xin để lại cho độc giả suy ngẫm.
Giới thiệu vắn tắt «Mã Tiền Khóa»
Dự ngôn «Mã Tiền Khóa» (马前课) là do Thừa tướng Gia Cát Lượng nhà Thục Hán thời Tam Quốc sáng tác. Nhắc đến Gia Cát Lượng, tại Trung Quốc có thể nói hầu như nhà nhà đều biết, nhưng rất ít người biết về «Mã Tiền Khóa». Tương truyền Gia Cát Lượng vào lúc nhàn hạ trong quân ngũ đã sáng tác «Mã Tiền Khóa» (Tên «Mã Tiền Khóa» có nghĩa là “quẻ bói gieo trước ngựa”). Đây là bài tiên tri dự đoán những đại sự trong thiên hạ, tổng cộng có 14 khóa, trong đó 10 khóa đã được phá giải, còn lại 4 khóa để lại cho các kẻ sĩ có tri thức khám phá.
Tương đối mà nói, «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng so với những dự ngôn khác xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc là dễ phá giải hơn, bởi vì nó quy tắc phi thường, mỗi khóa dự ngôn một triều đại lịch sử, thuận theo diễn biến lịch sử mà miêu tả. Còn các dự ngôn khác, có khi một triều đại dự ngôn rất nhiều đại sự, có triều đại lại ít đại sự, không có quy luật, do đó không dễ xem lời dự ngôn đối ứng với triều đại nào.
«Mã Tiền Khóa» tổng cộng 14 khóa. 10 khóa đầu bắt đầu từ thời Thục Hán, một mạch đến Trung Hoa Dân Quốc ra đời, phi thường chuẩn xác. Trong khóa đầu tiên của «Mã Tiền Khóa», Gia Cát Lượng nói “Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy, Âm cư Dương phất, Bát thiên nữ quỷ”. Trong «Xuất Sư Biểu» ông cũng nói qua: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi“, tám chữ này chính là Gia Cát Lượng tự miêu tả mình, bởi vì ông biết giang sơn nhà Hán khí số đã hết, không ai có thể cứu vãn được nữa. Hai câu sau “Âm cư Dương phất, Bát thiên nữ quỷ”, “Bát thiên nữ quỷ” ở đây là câu đố chữ, chữ “Bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) thêm chữ “nữ” (女) rồi thêm chữ “quỷ” (鬼), hợp thành một chữ “Ngụy” (魏), chính là nói Thục Hán cuối cùng bị nước Ngụy tiêu diệt.
Trong tổng cộng 14 khóa, mỗi khóa nói về một triều đại. Ví như Khóa 4, là nói về sau khi triều Đường kiến lập, quẻ nói “Thập bát nam nhi, khởi vu Thái Nguyên”. Chữ “Nam nhi” này, chúng ta sinh con trai gọi là “tử” (子), “Thập bát tử” (十八子) hợp thành một chữ “Lý” (李), chính là chỉ cha con Lý Uyên triều Đường đoạt được thiên hạ; “Khởi vu Thái Nguyên”, ấy là vì Lý Uyên năm ấy khởi binh từ Thái Nguyên.
Lại như Khóa 8 nói về triều Minh, triều Minh là Chu Nguyên Chương giành lấy thiên hạ. Quẻ này nói “Nhật nguyệt lệ thiên, Kỳ sắc nhược xích, Miên miên diên diên, Phàm thập lục thế”. “Nhật nguyệt lệ thiên” lại là một câu đố chữ, chữ “Nhật” (日) cộng thêm chữ “nguyệt” (月) là chữ Minh (明), chỉ triều Đại Minh; chữ “xích” trong “Kỳ sắc nhược xích” là mang ý sắc đỏ thẫm (chu hồng), ám chỉ thiên hạ nhà Chu. “Miên miên diên diên, Phàm thập lục thế”, có nghĩa triều Minh truyền được tổng cộng 16 đời Vua.
Có người có thể hỏi, dự ngôn này có phải do người đời sau soạn ra hay không? Đây là vấn đề rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, bản «Mã Tiền Khóa» còn lưu lại hiện nay là bản có chú giải của nhà sư Thủ Nguyên tại núi Bạch Hạc vào những năm Quang Tự triều Thanh, ông lúc ấy đã 86 tuổi. Trong «Mã Tiền Khóa», dự ngôn về triều Thanh là “Thủy nguyệt hữu chủ, Cổ nguyệt vi quân”. “Thủy nguyệt hữu chủ” là một câu đố chữ, ba điểm bộ Thủy (氵) cộng thêm chữ “nguyệt” (月) rồi thêm chữ “chủ” (主) hợp thành một chữ “Thanh” (清); “Cổ nguyệt vi quân”, chữ “Cổ” (古) thêm chữ “nguyệt” (月) là chữ “Hồ” (胡). Triều Thanh là thiên hạ của dân tộc Mãn thiểu số, do đó “Cổ nguyệt vi quân” là nói người dân tộc Mãn tiến vào làm chủ Trung Nguyên. Kế đó còn có tám chữ “Thập truyền tuyệt Thống, Tương kính nhược tân”, về câu này, Thủ Nguyên lão hòa thượng không giải, ông nói: “Lão tăng sinh vào những năm Gia Khánh (năm 1806), năm nay đã 86 tuổi (năm 1892), mấy câu sau này không dám nói bừa“. Nếu như lão hòa thượng này có thể đợi thêm mấy thập niên nữa, tận mắt chứng kiến cách mạng Tân Hợi năm 1911, Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh là Tuyên Thống thoái vị, đối với khóa này sẽ có thể giải thích hoàn chỉnh. “Thống” là chỉ “Tuyên Thống”, “Thập truyền tuyệt Thống” là chỉ triều Thanh tính từ khi Thuận Trị nhập quan xưng Đế đến Tuyên Thống tổng cộng là 10 Hoàng đế──Hoàng đế đầu tiên là Ái Tân Giác La. Sau đó là Nỗ Nhĩ Cáp Xích, rồi truyền đến Hoàng Thái Cực, hai vị Hoàng đế này là ở ngoài kinh thành, sau quân Thanh nhập quan ải là thời Hoàng đế Thuận Trị, Thuận Trị truyền cho Khang Hy, tiếp đến Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự và Tuyên Thống, tổng cộng vừa đúng 10 vị Hoàng đế, “tuyệt Thống” là chỉ Hoàng đế cuối cùng Tuyên Thống. Có thể thấy «Mã Tiền Khóa» đối với sự diệt vong của triều Thanh đã sớm biết trước, chẳng qua là vì sự tình còn chưa phát sinh, nên lão hòa thượng không dám đoán liều, buộc lòng phải ngưng. Có thể thấy «Mã Tiền Khóa» không phải do hậu nhân soạn, nếu như nói là do Thủ Nguyên soạn, ông có thể dự ngôn chuẩn xác về triều Thanh, vậy thì bản thân Thủ Nguyên cũng là nhà tiên tri rồi.
Khóa 10 chính là dự ngôn Trung Hoa Dân Quốc──Tôn Trung Sơn sáng lập nước Cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Sau Khóa 10 là nói về những sự kiện sau thời Trung Hoa Dân Quốc, tượng của Khóa 13 nói: “Hiền bất di dã, Thiên hạ nhất gia, Vô danh vô đức, Quang diệu Trung Hoa”, đây hiển nhiên là chỉ thời thái bình thịnh thế, thế giới đại đồng, kết cục đại viên mãn như thế này ở trong nhiều dự ngôn cũng có đề cập tới, nhưng xã hội vị lai rốt cuộc là như thế nào, đối với chúng ta mà nói là vẫn còn chưa biết, có lẽ phải đợi đến lúc có bậc cao minh chỉ dẫn ra khỏi cõi mê mà thôi.
Thử giải «Mã Tiền Khóa»
Nguyên tác giả: Thừa tướng Thục Hán Gia Cát Lượng
Nguyên người giải: Bạch Hạc Sơn tăng – Thủ Nguyên
Người giải hôm nay: Người biên tập bài viết này
Lời chú của Thủ Nguyên:
“Khổng Minh «Mã Tiền Khóa» là tác phẩm soạn ra lúc nhàn hạ ở trong quân, chỉ ra phương hướng cho hậu nhân. 14 khóa trong «Mã Tiền Khóa» có sách sắp xếp riêng, mỗi khóa chỉ một triều đại. Đạo Trời tuần hoàn, người biết tự biết, người mê tự mê, kỳ diệu lắm thay. Lão tăng 86 tuổi núi Bạch Hạc, Thủ Nguyên viết.”
Thủ Nguyên giải đến Khóa 9, cuối cùng là một câu như thế này: “Lão tăng sinh vào những năm Gia Khánh, năm nay đã 86 tuổi, mấy câu sau này không dám nói bừa.”
«Mã Tiền Khóa» ngắn gọn súc tích phi thường, chỉ có 14 khóa, mỗi khóa dự ngôn một thời đại lịch sử, mà mỗi một khóa lại tuân theo một trật tự sắp xếp. Khi mỗi thời đại lịch sử qua đi rồi, người ta quay đầu lại xem mới thấy Gia Cát Lượng dự ngôn chuẩn xác đến lạ thường. Với 9 khóa đầu, người dịch chỉ lược sơ qua, không giải chi tiết.
第一课○●●●●○ 中下无力回天 鞠躬尽瘁
阴居阳拂 八千女鬼
证曰:阳阴阴阴阴阳在卦为颐
解曰:诸葛卒後 後主 降于魏KHÓA 1 ○●●●●○ TRUNG HẠ
VÔ LỰC HỒI THIÊN
CÚC CUNG TẬN TỤY
ÂM CƯ DƯƠNG PHẤT
BÁT THIÊN NỮ QUỶ
TẠM DỊCH:
KHÔNG SỨC ĐỔI TRỜI
CÒNG MÌNH GẮNG SỨC
ÂM TỒN DƯƠNG PHẤT
TÁM NGÀN NỮ QUỶ
Chứng rằng: Dương Âm Âm Âm Âm Dương tại quẻ Di
Giải rằng: Gia Cát chết rồi, sau chủ hàng Ngụy (sau khi Gia Cát Lượng chết, Thục Hán đầu hàng Ngụy). Chữ “Bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) thêm chữ “nữ” (女) rồi thêm chữ “quỷ” (鬼), hợp thành một chữ “Ngụy” (魏).
第二课○●○○●○ 中下
火上有火 光烛中土
称名不正 江东有虎
证曰:阳阴阳阳阴阳在卦为离
解曰:司马炎篡魏 元帝都建康 建康属江东KHÓA 2 ○●○○●○ TRUNG HẠ
HỎA THƯỢNG HỮU HỎA
QUANG CHÚC TRUNG THỔ
XƯNG DANH BẤT CHÍNH
GIANG ĐÔNG HỮU HỔ
TẠM DỊCH:
TRÊN LỬA CÓ LỬA
RỌI SÁNG TRUNG THỔ
XƯNG DANH BẤT CHÍNH
GIANG ĐÔNG CÓ HỔ
Chứng rằng: Dương Âm Dương Dương Âm Dương tại quẻ Ly
Giải rằng: Tư Mã Viêm soán Ngụy, đóng đô tại Kiến Khang, Kiến Khang thuộc Giang Đông (Tư Mã Viêm lập nên nhà Tây Tấn). Trên “hỏa” (火) có “hỏa” (火) chính là chữ “Viêm” (炎).
第三课○●●●●● 下下扰扰中原 山河无主
二三其位 羊终马始
证曰:阳阴阴阴阴阴在卦为剥
解曰:五 代始于司马终于杨氏KHÓA 3 ○●●●●● HẠ HẠ
NHIỄU NHIỄU TRUNG NGUYÊN
SƠN HÀ VÔ CHỦ
NHỊ TAM KỲ VỊ
DƯƠNG CHUNG MÃ THỦY
TẠM DỊCH:
NHIỄU LOẠN TRUNG NGUYÊN
NON SÔNG KHÔNG CHỦ
HAI BA VỊ ẤY
DÊ CÙNG NGỰA CHẠY
Chứng rằng: Dương Âm Âm Âm Âm Âm tại quẻ Bác
Giải rằng: Trước thời Ngũ Đại, Tư Mã cuối cùng về nhà họ Dương (đại loạn kết thúc, Dương Kiên kiến lập triều Tùy). Họ “Dương” (杨) với “dương” {dê} (羊) là đồng âm.
第四课●●○●○● 中上十八男儿 起于太原
动则得解 日月丽天
证曰:阴阴阳阴阳阴在卦为解
解曰:唐 太宗起兵太原KHÓA 4 ●●○●○● TRUNG THƯỢNG
THẬP BÁT NAM NHI
KHỞI VU THÁI NGUYÊN
ĐỘNG TẮC ĐẮC GIẢI
NHẬT NGUYỆT LỆ THIÊN
TẠM DỊCH:
MƯỜI TÁM NAM NHI
KHỞI TỪ THÁI NGUYÊN
ĐỘNG ẮT ĐƯỢC GIẢI
NHẬT NGUYỆT TƯƠI ĐẸP
Chứng rằng: Âm Âm Dương Âm Dương Âm tại quẻ Giải
Giải rằng: Đường Thái Tông khởi binh tại Thái Nguyên. “Thập bát tử” (十八子) hợp thành một chữ “Lý” (李).
第五课○○○●●● 下中五十年中 其数有八
小人道长 生灵荼毒
证曰:阳阳阳阴阴阴在卦为否
解曰: 後五代八姓共五十三年KHÓA 5 ○○○●●● HẠ TRUNG
NGŨ THẬP NIÊN TRUNG
KỲ SỐ HỮU BÁT
TIỂU NHÂN ĐẠO TRƯỜNG
SINH LINH ĐỒ ĐỘC
TẠM DỊCH:
TRONG NĂM THẬP NIÊN
SỐ ẤY CÓ TÁM
TIỂU NHÂN ĐƯỜNG DÀI
SINH LINH CHỊU HẠI
Chứng rằng: Dương Dương Dương Âm Âm Âm tại quẻ Phủ
Giải rằng: Hết thời Ngũ Đại, tám họ tổng cộng là 53 năm (dự ngôn đại loạn thời Ngũ Đại sau triều Đại Đường).
第六课●○○●○○ 上中惟天生水 顺天应人
刚中柔外 土乃生金
证曰:阴阳阳阴阳阳在卦为兑
解曰:赵 宋聿兴天下化成金兵入寇 是刚中柔外之象KHÓA 6 ●○○●○○ THƯỢNG TRUNG
DUY THIÊN SINH THỦY
THUẬN THIÊN ỨNG NHÂN
CƯƠNG TRUNG NHU NGOẠI
THỔ NÃI SINH KIM
TẠM DỊCH:
CHỈ TRỜI SINH THỦY
THUẬN TRỜI HỢP NGƯỜI
TRONG CỨNG NGOÀI MỀM
THỔ ẤY SINH KIM
Chứng rằng: Âm Dương Dương Âm Dương Dương tại quẻ Đoài
Giải rằng: Triệu Tống hưng thiên hạ, quân Kim xâm nhập, ấy là tượng trong cứng ngoài mềm (Hoàng tộc Triệu Cấu chạy đến Lâm An, kiến lập Nam Tống).
第七课●○●○○● 中中一元复始 以刚处中
五五相传 尔西我东
证曰:阴阳阴阳阳阴在卦为井
解曰:有 元一代凡十世 至正以後割据者众 有尔西我东之象KHÓA 7 ●○●○○● TRUNG TRUNG
NHẤT NGUYÊN PHỤC THỦY
DĨ CƯƠNG XỬ TRUNG
NGŨ NGŨ TƯƠNG TRUYỀN
NHĨ TÂY NGÃ ĐÔNG
TẠM DỊCH:
MỘT NGUYÊN VỀ ĐẦU
LẤY CỨNG ĐẶT GIỮA
NĂM NĂM TƯƠNG TRUYỀN
NGƯƠI TÂY TA ĐÔNG
Chứng rằng: Âm Dương Âm Dương Dương Âm tại quẻ Tỉnh
Giải rằng: Nhà Nguyên truyền mười đời, sau đó cát cứ nhiều nơi, giống như ngươi ở Tây ta ở Đông (khi triều Nguyên diệt vong, các Hãn quốc Mông Cổ tan rã, chẳng bao lâu sau tự tiêu vong).
第八课○○●●●○ 上上日月丽天 其色若赤
绵绵延延 凡十六叶
证曰:阳阳阴阴阴阳在卦为益
解曰:日 月为明 赤者朱 有明一代凡十六主KHÓA 8 ○○●●●○ THƯỢNG THƯỢNG
NHẬT NGUYỆT LỆ THIÊN
KỲ SẮC NHƯỢC XÍCH
MIÊN MIÊN DIÊN DIÊN
PHÀM THẬP LỤC DIỆP
TẠM DỊCH:
NHẬT NGUYỆT TƯƠI ĐẸP
SẮC ẤY NHƯ ĐỎ
KÉO DÀI LIÊN MIÊN
GỒM MƯỜI SÁU LÁ
Chứng rằng: Dương Dương Âm Âm Âm Dương tại quẻ Ích
Giải rằng: “Nhật nguyệt” (日月) là chữ “Minh” (明), “xích” (màu đỏ) là “Chu”, triều Minh truyền được 16 đời.
第九课○●○●●● 中上水月有主 古月为君
十传绝统 相敬若宾
证曰:阳阴阳阴阴阴在卦为晋
解曰:水月有主清也 古月胡也 胡人为君 殆亦天数 不可强欤 老僧生于嘉靖十年今年八十有六过此以后不敢妄议KHÓA 9 ○●○●●● TRUNG THƯỢNG
THỦY NGUYỆT HỮU CHỦ
CỔ NGUYỆT VI QUÂN
THẬP TRUYỀN TUYỆT THỐNG
TƯƠNG KÍNH NHƯỢC TÂN
TẠM DỊCH:
NƯỚC TRĂNG CÓ CHỦ
TRĂNG CỔ LÀM VUA
TRUYỀN MƯỜI TUYỆT SẠCH
KÍNH NHAU NHƯ KHÁCH
Chứng rằng: Dương Âm Dương Âm Âm Âm tại quẻ Tấn
Giải rằng: “Thủy nguyệt hữu chủ” là chữ “Thanh” (清), “Cổ nguyệt” (古月) là chữ “Hồ” (胡), ám chỉ quân Thanh, ấy là số Trời, không thể cưỡng lại. Lão tăng sinh vào những năm Gia Khánh, năm nay đã 86 tuổi, mấy câu sau này không dám nói bừa.
第十课●○●○●● 中下豕後牛前 千人一口
五二倒置 朋来无咎
证曰:阴阳阴阳阴阴在卦为蹇KHÓA 10 ●○●○●● TRUNG HẠ
THỈ HẬU NGƯU TIỀN
THIÊN NHÂN NHẤT KHẨU
NGŨ NHỊ ĐẢO TRÍ
BẰNG LAI VÔ CỮU
TẠM DỊCH:
LỢN SAU TRÂU TRƯỚC
NGHÌN NGƯỜI MỘT MIỆNG
NĂM HAI ĐẢO NGƯỢC
BẠN ĐẾN KHÔNG TRÁCH
Chứng rằng: Âm Dương Âm Dương Âm Âm tại quẻ Kiển
Người biên tập giải: Khóa này chính là dự ngôn Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1911, người của Đồng Minh Hội Cách Mạng Đảng tại các nơi phát động khởi nghĩa vũ trang, triều Đại Thanh bốn bề khốn đốn, lung lay sắp đổ. Ngày 1 tháng 1 năm 1912, Chính phủ Cộng hòa thành lập tại Nam Kinh, Tôn Trung Sơn nhậm chức Tổng thống lâm thời. Ngày 13 tháng 2, Hoàng đế nhà Thanh chính thức thoái vị, Vương triều Đại Thanh kết thúc. “Thỉ hậu ngưu tiền” – “Lợn sau trâu trước” chính là chỉ sự kiện này: Năm 1911 là năm Tân Hợi, cũng là năm con lợn, “thỉ” chỉ “lợn”; năm 1913 là năm con trâu, do đó năm 1912 Hoàng đế nhà Thanh thoái vị và Chính phủ Cộng hòa thành lập, chính là năm “lợn sau trâu trước” (giữa năm lợn và năm trâu).
“Thiên nhân nhất khẩu” – “Nghìn người một miệng” là câu đố chữ, “Thiên, nhân, khẩu” (千人口) ba chữ hợp lại thành chữ “hòa” (和) trong “Cộng hòa”. Trung Hoa Dân Quốc là nước Cộng hòa, phổ biến chế độ dân chủ.
“Ngũ nhị đảo trí” – “Năm hai đảo ngược”, “Ngũ” và “nhị” ở đây là thuật ngữ trong Kinh Dịch, với một quẻ Lục Họa, tổng cộng có sáu hào, theo đó mà phân biệt gọi là “nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục”, trong đó hào số năm là tôn vị, đại biểu cho ngôi Vua, hào số hai là thần vị, trên ngôi Vua, dưới bề tôi, chính là trật tự bình thường. “Ngũ nhị đảo trí” chính là Vua tôi đảo lộn. Chế độ và chính thể một nước Cộng hòa chính là như vậy, trong nước Cộng hòa hết thảy quyền lực đều thuộc về nhân dân, Nguyên thủ Quốc gia nước Cộng hòa gọi là Tổng thống, Tổng thống là do dân bầu, nhân dân bất mãn thì có thể hài tội, đúng là trái ngược với một quốc gia Quân chủ chuyên chế. Vua trong quá khứ được coi là bậc “Cửu ngũ chí tôn”, Gia Cát Lượng dùng “Ngũ nhị đảo trí” để miêu tả hết thảy điều này.
“Bằng lai vô cữu” – “Bạn đến không trách” là chỉ trong thời gian Trung Hoa Dân Quốc thống trị Đại Lục, bởi vì hèn yếu lâu ngày, nên khi Dân Quốc khai sáng bị quốc tế bắt nạt, Nhật Bản xâm lược, nhưng cuối cùng không bị tổn thương gì.
Đến đây, 10 khóa đầu của «Mã Tiền Khóa» đã được phá giải hoàn toàn, Gia Cát Lượng dự ngôn chuẩn xác đạt xác suất đến 100%.
Bốn khóa sau đây phải chờ đến người thời nay phá giải. Người biên soạn có không nhiều giải thích, nhưng để phục vụ độc giả, đành phải miễn cưỡng vẽ rắn thêm chân vậy.
第十一课○●○○●○ 中下四门乍辟 突如其来
晨鸡一声 其道大衰
证曰:阳阴阳阳阴阳在卦为离KHÓA 11 ○●○○●○ TRUNG HẠ
TỨ MÔN SẠ TÍCH
ĐỘT NHƯ KỲ LAI
THẦN KÊ NHẤT THANH
KỲ ĐẠO ĐẠI SUY
TẠM DỊCH:
BỐN CỬA MỞ TOANG
THÌNH LÌNH ĐỘT NGỘT
TIẾNG GÀ GÁY SỚM
ĐẠO NÀY ĐẠI SUY
Chứng rằng: Dương Âm Dương Dương Âm Dương tại quẻ Ly
Người biên tập giải: Khóa này là về sự hưng suy của Trung Cộng (đảng cộng sản Trung Quốc). “Tứ môn sạ tích”, “tứ môn” là chỉ bốn cửa thành Đông Nam Tây Bắc, tượng trưng cho Hoàng thành kinh đô, bốn phương ẩn ý là toàn diện, “tích” là chỉ “phục tích” (khôi phục), ám chỉ sau Cộng hòa đột nhiên khôi phục thời đại chuyên chế. Trung Cộng kiến quốc tuy mang mỹ danh là “nước Cộng hòa Nhân dân”, nhưng lại hết sức cực quyền chuyên chế. Còn có một tầng ý nghĩa nữa: chủ nghĩa cộng sản bản chất là thứ ở phương Tây, dựa vào đấu tranh để sinh tồn, đối với thuyền thống Trung Quốc Nho, Thích, Đạo là hoàn toàn tương phản. Marx trong «Tuyên ngôn của đảng cộng sản» tự cho rằng Châu Âu đang run sợ trước một bóng ma.
“Tứ môn sạ tích” – “Bốn cửa mở toang” như vậy đã hình dung toàn bộ bụng dạ ra sao rồi, ý nói đảng ngoại lai cực quyền mau chóng tiến vào làm chủ Trung Nguyên, lập vương triều chuyên chế. Trên thực tế, năm 1921 Trung Cộng lập đảng, bất quả chỉ là một đảng nhỏ, nếu như không gặp lúc quân Nhật xâm lược Trung Hoa thì đã bị Quốc Dân Đảng “tiễu phỉ” tiêu diệt rồi. Trung Cộng trường kỳ tuyên truyền đã lãnh đạo người Trung Quốc kháng chiến chống Nhật, thật không hợp với lịch sử, năm 1945 kháng chiến kết thúc, thế lực đảng cộng sản chỉ giới hạn ở góc Tây Bắc, lúc ấy đại đa số mọi người đều cho rằng Tưởng Giới Thạch sẽ nhanh chóng tiêu diệt Trung Cộng. Đến năm 1949, sau bốn năm phát triển, Quốc Dân Đảng trở thành chiến bại, Trung Cộng chiếm được thiên hạ, nằm ngoài dự đoán của tuyệt đại đa số, do vậy mới nói “Đột như kỳ lai” – “Thình lình đột ngột” vậy.
“Thần kê nhất khiếu” – “Tiếng gà gáy sớm”, là chỉ năm 1993, năm Quý Dậu, năm con gà, lúc ấy toàn bộ các nước cộng sản cơ bản giải thể, các nước Đông Âu và Liên Xô lớn mạnh ngày nào như chỉ qua một đêm là bốc hơi, chỉ còn lại Trung Cộng và mấy tiểu huynh đệ, thấp thỏm sống từng ngày, chẳng phải chủ nghĩa cộng sản tà ác “đạo này đại suy” hay sao?
第十二课●○○○○● 上中拯患救难 是唯圣人
阳复而治 晦极生明
证曰:阴阳阳阳阳阴在卦为大过KHÓA 12 ●○○○○● THƯỢNG TRUNG
CHỬNG HOẠN CỨU NẠN
THỊ DUY THÁNH NHÂN
DƯƠNG PHỤC NHI TRỊ
HỐI CỰC SINH MINH
TẠM DỊCH:
CỨU HỌA CỨU NẠN
DUY CÓ THÁNH NHÂN
DƯƠNG PHỤC MÀ TRỊ
ĐÊM HẾT NGÀY RẠNG
Chứng rằng: Âm Dương Dương Dương Dương Âm tại quẻ Đại Quá
Người biên tập giải: Nói đến “Cứu họa cứu nạn, Duy có Thánh nhân”, thì phải đề cập đến vấn đề đã nói ở trước, chính là rất nhiều dự ngôn Trung Quốc đều nói rằng có Thánh nhân xuất hiện, rồi nhân loại trải qua hết ma nạn khủng bố thì sẽ tiến nhập vào thời thái bình thịnh thế, thế giới đại đồng, v.v. các dự ngôn đến đó là kết thúc. Nói về mức độ của ma nạn khủng bố thì các dự ngôn có miêu tả khác nhau, trong «Cách Am Di Lục», «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» là rõ ràng tỉ mỉ phi thường, tuy nhiên «Mã Tiền Khóa» chỉ dùng có bốn chữ (“Chửng hoạn cứu nan” – “Cứu họa cứu nạn”), đủ để biểu lộ mức độ nghiêm trọng của tai họa!
Hai câu sau “Dương phục nhi trị, Hối cực sinh minh” – “Dương phục mà trị, Đêm hết ngày rạng”, có ý vật cực tất phản. Dự ngôn người Maya nói rằng từ năm 1992 đến 2012 là chu kỳ tối hậu của hệ mặt trời, trong đó hết thảy đều đối diện với tịnh hóa và canh tân, tiếp đó nhân loại mới có thể tiến nhập vào kỷ nguyên mới. «Thôi Bối Đồ» có câu “Càn khôn tái tạo tại Giác Cang”, là chỉ cùng một sự kiện, “Giác Cang” chỉ rồng, năm 2012 chính là năm con rồng, nếu như không phải trùng hợp, thì đây nhất định là sự kiện mang phạm vi toàn cầu, có lẽ rất nhiều dự ngôn Trung Quốc chính là nói rằng thời thịnh thế đã đến rồi!
Khóa này chính là dự ngôn về sự việc hiện đang phát sinh trên thế giới, đó là Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, cứu độ thế nhân. Pháp Luân Đại Pháp sau khi truyền xuất năm 1992, khiến quảng đại dân chúng Trung Quốc thân tâm thọ ích, chỉ mấy năm ngắn ngủi mà thu hút hàng triệu người đi theo tu luyện. Nhưng chỉ vì Trung Cộng tà ác không chịu nổi trước chuẩn mực “Chân-Thiện-Nhẫn”, lấy hết thảy thủ đoạn tự cổ chí kim bức hại Pháp Luân Đại Pháp, khiến Trung Quốc trở thành nơi tối tăm nhất trên thế giới, vô số chúng sinh chịu độc hại, đây chính là kiếp nạn lớn nhất của nhân loại, là trang đen tối nhất trong lịch sử nhân loại, chẳng phải là “hối cực” (đen tối nhất) hay sao? Nhưng người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chiểu theo lời giáo huấn của Sư Tôn, nên cho dù chịu bức hại vẫn mang theo từ bi, trước sau kiên trì hướng về thế nhân mà giảng rõ chân tướng, cứu độ các chúng sinh bị ác đảng dẫn vào đường tà. Đây hết thảy là do người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ Lý Hồng Chí bảo làm, chính là Đại sư cứu họa cứu nạn, chỉ có Lý Đại sư mới xứng nhận danh hiệu “Thánh nhân”. Nhìn ra thế giới ngày nay, có lãnh tụ tôn giáo hoặc lãnh đạo chính trị nào không mang theo tư niệm? Có ai mang trong tâm sự vô tư vô ngã vĩ đại như Đại sư? Có ai có được trí huệ như Lý Đại sư? Đối mặt với chính phủ lưu manh Trung Cộng bạo lực tà ác bậc nhất ấy, Lý Đại sư chỉ đạo đệ tử trước sau kiên trì hòa bình lý tính, trước sau dùng cái Thiện để giải thể nó, khiến sự thật càng ngày càng minh hiển, sự giải thể của ác đảng Trung Cộng đã ở tại nhãn tiền. Ngày mà Pháp Luân Đại Pháp giải thể triệt để ác đảng Trung Cộng, cũng là ngày Pháp Chính Nhân Gian tới, khắp nơi cùng mừng vui, người người đều tin theo Chân-Thiện-Nhẫn, chẳng phải chính là “Dương phục mà trị, Đêm hết ngày rạng” hay sao?
Đương nhiên, lịch sử vẫn còn một đoạn thời gian mới đến lúc ấy, đối với lời giải thích của dự ngôn này nhất định là mỗi người một ý. Nhưng xin chúng ta hãy nhìn lại sự phát triển lịch sử, ngày mà chân tướng đại hiển đã không còn xa nữa rồi. Ngoài ra, hầu như tất cả dự ngôn trong và ngoài nước đều đề cập đến những người đi theo hàng ngũ của cựu thế lực tà ác rồi cuối cùng phải đối diện với phán xét, thậm chí bị lịch sử đào thải. Để cảnh tỉnh thế nhân nhất định phải giải thích Pháp Luân Đại Pháp là gì, tại thời khắc then chốt giữa mới và cũ này, nhất định đừng để lựa chọn sai lầm. Phải lựa chọn để tiến nhập vào thịnh thế vị lai, nhất thiết không thể lựa chọn đứng vào hàng ngũ của cựu thế lực tà ác!
第十三课○●●○○○ 上中贤不遗野 天下一家
无名无德 光耀中华
证曰:阳阴阴阳阳阳在卦为大畜KHÓA 13 ○●●○○○ THƯỢNG TRUNG
HIỀN BẤT DI DÃ
THIÊN HẠ NHẤT GIA
VÔ DANH VÔ ĐỨC
QUANG DIỆU TRUNG HOA
TẠM DỊCH:
HIỀN KHÔNG RƠI MẤT
THIÊN HẠ MỘT NHÀ
KHÔNG DANH KHÔNG ĐỨC
CHÓI LỌI TRUNG HOA
Chứng rằng: Dương Âm Âm Dương Dương Dương tại quẻ Đại Súc
Người biên tập giải: Khóa 12 «Mã Tiền Khóa» đã dự ngôn về sự giao thời giữa thời đại cũ và mới, còn Khóa 13 này nói về những sự việc sau khi tiến nhập vào tân kỷ nguyên.
“Hiền bất di dã, Thiên hạ nhất gia” – “Hiền không rơi mất, Thiên hạ một nhà”, như người ta thường nói, tiến về thịnh thế, chính là cảnh tượng tân thế kỷ. Dự ngôn trong Khóa này và Tượng 59 «Thôi Bối Đồ» không hẹn mà trùng. Tượng 59 «Thôi Bối Đồ» có sấm rằng: “Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã, Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa”, là nói sau khi trải qua bài học giáo huấn nghiêm khắc trong lịch sử này, đạo đức nhân loại khắp nơi thăng tiến, con người không còn mưu tính lẫn nhau nữa, mà yêu thương lẫn nhau. Câu tiếp “Vô danh vô đức” là nói con người đều hành Thiện xuất phát từ nội tâm, yêu thương lẫn nhau, tin tưởng lẫn nhau, tình thân như huynh đệ, không còn vì danh lợi ích kỷ nữa. Quá khứ Đạo gia giảng “thượng đức bất đức”, cùng với “Vô danh vô đức” thật đồng điệu.
“Quang diệu Trung Hoa” là nói thiên hạ một nhà, hiền không rơi mất, vạn vật tân sinh đến với Trung Quốc Đông Thổ, văn hóa Trung Hoa vì thế mà hưng thịnh. Có nhà dự ngôn cận đại nói rằng Trung Quốc một ngày nào đó sẽ trở thành nơi phát nguyên tín ngưỡng của toàn thế giới, bởi vì Trung Quốc mang theo một chủng tín ngưỡng đối với Thần Phật, Trung Quốc trở thành cái nôi tín ngưỡng của toàn nhân loại, cũng rất trùng hợp với câu “Quang diệu Trung Hoa” vậy.
Lại xem lại Tượng 59 «Thôi Bối Đồ» tụng viết: “Nhất nhân vi đại thế giới phúc, Thủ chấp thiêm đồng bạt khứ trúc, Hồng hoàng hắc bạch bất phân minh, Đông Nam Tây Bắc tận hòa mục”, “Nhất nhân vi đại” (Một người là lớn) ở đây ứng với Thánh nhân được nói ở trên. Ngài mang đến ánh sáng cho toàn thế giới, các nhân chủng (Hồng, hoàng, hắc, bạch – da đỏ, da vàng, da đen, da trắng), quốc gia, dân tộc (Đông Nam Tây Bắc) xóa hết mâu thuẫn ngăn cách, thế giới hòa bình.
Đến lúc này, sự tình đã phi thường minh hiển, đó chính là sau khi Pháp Luân Đại Pháp trải qua khảo nghiệm tối tà ác, tất nhiên được toàn thế giới thấu hiểu và chấp nhận, từ đó con người tự giác hướng Thiện, người người đều hướng vào nội tâm mà tu, ai ai cũng đều hướng vào nội tâm mà tìm. Chuẩn mực đạo đức xã hội đề cao rất nhanh, ngay cả cảnh sát cũng không cần nữa, thiên hạ tiến nhập vào xã hội đại đồng chân chính, thế giới chân chính hưởng cảnh thái bình. Pháp Luân Đại Pháp sau khi truyền đến các nước đã khiến người ta thấy một xu thế, đó là nước nào có Pháp Luân Đại Pháp, đạo đức và nhân tâm nơi ấy sẽ hướng Thiện, sự ổn định và trị an sẽ chuyển biến theo hướng tốt đẹp, mọi người đều gia tăng phúc phận. Cùng với sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp, dân chúng toàn thiên hạ tất nhiên cũng đều nhìn thấy điểm này.
第十四课○●○●○● 中下占得此课 易数乃终
前古后今 其道无穷
证曰:阳阴阳阴阳阴在卦为未济KHÓA 14 ○●○●○● TRUNG HẠ
CHIÊM ĐẮC THỬ KHÓA
DỊCH SỐ NÃI CHUNG
TIỀN CỔ HẬU KIM
KỲ ĐẠO VÔ CÙNG
TẠM DỊCH:
BÓI ĐƯỢC QUẺ NÀY
DỊCH SỐ ĐÃ HẾT
TRƯỚC CŨ SAU MỚI
ĐẠO ẤY VÔ CÙNG
Chứng rằng: Dương Âm Dương Âm Dương Âm tại quẻ Vị Tế
Người biên tập giải: Khóa này nói rằng, xem bói bốc được quẻ này, dự ngôn đã đến chỗ kết thúc rồi. Viết rằng “Bói được quẻ này, Dịch số đã hết”. Cũng tương ứng với «Thôi Bối Đồ», tại Tượng 60 tụng rằng: “Mang mang thiên số thử trung cầu, Thế Đạo hưng suy bất tự do, Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận, Bất như thôi bối khứ quy hưu”. Đều cùng một ý, nói rằng hết thảy đều có định số, đều có an bài. “Trước cũ sau mới”, ấy là “Đạo” bất biến, là phép tắc vĩnh viễn bất biến của vũ trụ, vậy mới viết rằng “Trước cũ sau mới, Đạo ấy vô cùng”. Trong Tượng 60 «Thôi Bối Đồ» cũng có sấm tương tự: “Nhất Âm nhất Dương, Vô thủy vô chung, Chung giả tự chung, Thủy giả tự thủy”. Cổ nhân nói: “Một Âm một Dương ấy là Đạo”, trong sấm “Nhất Âm nhất Dương” cũng là chỉ “Đạo”, là “vô thủy vô chung”, là trường tồn. Người ta thường nói thiện ác hữu báo, có thể chính là ý “Chung giả tự chung, Thủy giả tự thủy” – “Người cuối ngày cuối, Người đầu từ đầu” vậy.
Tại Tây phương, nhà tiên tri trứ danh Nostradamus trong «Các Thế Kỷ» cũng có một đoạn như thế này:
KHI HAI MƯƠI NĂM SỰ THỐNG TRỊ CỦA MẶT TRĂNG QUA ĐI
MỘT VẬT THỂ KHÁC SẼ TIẾP NHẬN SỰ THỐNG TRỊ TRONG BẢY NGÀN NĂM.
KHI MẶT TRỜI ĐÃ MỆT MỎI RÃ RỜI TIẾP TỤC CHU KỲ VẬN CHUYỂN
LÀ LÚC LỜI TIÊN TRI VÀ ĐE DỌA NÀY ĐI ĐẾN HỒI KẾT.
Những dự ngôn này đều nói rõ rằng, toàn bộ thế giới đến lúc ấy sẽ đổi mới hoàn toàn, thời đại cũ trở thành dĩ vãng, thời đại hoàn toàn mới sẽ bắt đầu. Những người thiện lương chúng ta có thể chuyển sang thời đại mới! Cả người giải và người dịch dự ngôn này xin chúc lời chúc tốt đẹp nhất cho con người trên toàn thế giới.
“Dương phục nhi trị, Hối cực sinh minh”, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (ngày Đông chí), nghênh đón vạn vật canh tân, bắt đầu kỷ nguyên mới.
Giới thiệu: Dự ngôn «Mã Tiền Khóa» (马前课) là do Thừa tướng Gia Cát Lượng nhà Thục Hán thời Tam Quốc sáng tác. Nhắc đến Gia Cát Lượng, có thể nói là nhà nhà đều biết, nhưng không nhiều người biết về «Mã Tiền Khóa». Tương truyền Gia Cát Lượng vào lúc nhàn hạ trong quân đã sáng tác «Mã Tiền Khóa» (tên «Mã Tiền Khóa» có nghĩa là “quẻ bói gieo trước ngựa”). «Mã Tiền Khóa» ngắn gọn súc tích phi thường, chỉ có 14 khóa, mỗi khóa dự ngôn một thời đại lịch sử, mà mỗi một khóa lại tuân theo một trật tự sắp xếp. Khi mỗi thời đại lịch sử qua đi rồi, người ta quay lại xem mới thấy Gia Cát Lượng dự ngôn chuẩn xác đến phi thường.
* * *
Sau đây là phần giải nghĩa:
KHÓA 1 ○●●●●○ TRUNG HẠVÔ LỰC HỒI THIÊN
CÚC CUNG TẬN TỤY
ÂM CƯ DƯƠNG PHẤT
BÁT THIÊN NỮ QUỶTẠM DỊCH:KHÔNG SỨC ĐỔI TRỜI
CÒNG MÌNH GẮNG SỨC
ÂM TỒN DƯƠNG PHẤT
TÁM NGÀN NỮ QUỶ
Giải: “Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy” là nói bản thân Gia Cát Lượng, như ông viết trong «Xuất sư biểu»: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi“. “Âm cư Dương phất” chỉ hoạn quan Hoàng Hạo loạn quyền, Khương Duy chỉ có thể duy trì tàn cục chứ không thể làm gì được. “Bát thiên nữ quỷ” (八千女鬼) chính là chữ “Ngụy” (魏), chỉ nước Ngụy diệt Thục Hán.
KHÓA 2 ○●○○●○ TRUNG HẠHỎA THƯỢNG HỮU HỎA
QUANG CHÚC TRUNG THỔ
XƯNG DANH BẤT CHÍNH
GIANG ĐÔNG HỮU HỔTẠM DỊCH:TRÊN LỬA CÓ LỬA
RỌI SÁNG TRUNG THỔ
XƯNG DANH BẤT CHÍNH
GIANG ĐÔNG CÓ HỔ
Giải: “Hỏa thượng hữu hỏa”, trên “hỏa” (火) có “hỏa” (火) chính là chữ “Viêm” (炎). Chỉ Tư Mã Viêm lập nên triều Tấn. “Xưng danh bất chính” chỉ triều Tấn của Tư Mã Viêm thực chất là soán ngôi Tào Ngụy mà kiến lập, mà Tào Ngụy lại là soán ngôi triều Hán mà kiến lập, danh không chính ngôn không thuận. “Giang Đông hữu hổ” chỉ Đông Tấn thành lập, đóng đô tại Kiến Khang thuộc Giang Đông. “Hổ” chỉ Tư Mã Duệ.
KHÓA 3 ○●●●●● HẠ HẠNHIỄU NHIỄU TRUNG NGUYÊN
SƠN HÀ VÔ CHỦ
NHỊ TAM KỲ VỊ
DƯƠNG CHUNG MÃ THỦYTẠM DỊCH:NHIỄU LOẠN TRUNG NGUYÊN
NON SÔNG KHÔNG CHỦ
HAI BA VỊ ẤY
DÊ CÙNG NGỰA CHẠY
Giải: “Nhiễu nhiễu Trung Nguyên, Sơn hà vô chủ” miêu tả Trung Quốc vào thời loạn bát vương, ngũ hồ thập lục quốc và thời đại Nam-Bắc triều. “Nhị tam kỳ vị” (Hai ba vị ấy) chỉ một số Đế vương chỉ tại vị trong một thời gian rất ngắn. “Dương chung mã thủy” (Dê cùng ngựa chạy) chỉ đại loạn khởi từ gia tộc nhà Tư “Mã” {ngựa}, kết thúc là “Dương” Kiên kiến lập triều Tùy. Họ “Dương” (杨) với chữ “dương” {dê} (羊) là đồng âm.
KHÓA 4 ●●○●○● TRUNG THƯỢNGTHẬP BÁT NAM NHI
KHỞI VU THÁI NGUYÊN
ĐỘNG TẮC ĐẮC GIẢI
NHẬT NGUYỆT LỆ THIÊNTẠM DỊCH:MƯỜI TÁM NAM NHI
KHỞI TỪ THÁI NGUYÊN
ĐỘNG ẮT ĐƯỢC GIẢI
NHẬT NGUYỆT TƯƠI ĐẸP
Giải: “Thập bát nam nhi” là “thập bát tử”, “thập bát tử” (十八子) hợp thành chữ “Lý” (李). Chỉ thời Tùy mạt, Lý Uyên khởi binh từ Thái Nguyên. “Động tắc đắc giải” ý nói Lý Uyên khởi binh là đường sinh, không phải đường tử. “Nhật nguyệt tươi đẹp” chỉ văn minh Đại Đường sáng lạn.
KHÓA 5 ○○○●●● HẠ TRUNGNGŨ THẬP NIÊN TRUNG
KỲ SỐ HỮU BÁT
TIỂU NHÂN ĐẠO TRƯỜNG
SINH LINH ĐỒ ĐỘCTẠM DỊCH:TRONG NĂM THẬP NIÊN
SỐ ẤY CÓ TÁM
TIỂU NHÂN ĐƯỜNG DÀI
SINH LINH TÀN HẠI
Giải: 53 năm sau triều Đại Đường, Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu cùng xưng là “Ngũ Đại”. Thời “Ngũ Đại” tổng cộng có 8 họ người được xưng là Hoàng đế, ứng với “Số ấy có tám”. Thạch Kính Đường tự xưng là Hoàng đế với Khiết Đan, ứng với câu “Tiểu nhân đường dài”.
KHÓA 6 ●○○●○○ THƯỢNG TRUNGDUY THIÊN SINH THỦY
THUẬN THIÊN ỨNG NHÂN
CƯƠNG TRUNG NHU NGOẠI
THỔ NÃI SINH KIMTẠM DỊCH:CHỈ TRỜI SINH THỦY
THUẬN TRỜI HỢP NGƯỜI
TRONG CỨNG NGOÀI MỀM
THỔ ẤY SINH KIM
Giải: Triều Tống thực hành nền chính trị nhân từ, thuộc tính “Thủy”. Thổ khắc Thủy, như vậy triều Kim sinh ra từ Thổ chính là khắc tinh của triều Tống. “Thổ nãi sinh Kim”, “Kim” chỉ nước Kim, kẻ thù không đội trời chung của triều Tống. Chính sách nội ngoại của triều Tống có thể dùng “trong cứng ngoài mềm” để hình dung.
KHÓA 7 ●○●○○● TRUNG TRUNGNHẤT NGUYÊN PHỤC THỦY
DĨ CƯƠNG XỬ TRUNG
NGŨ NGŨ TƯƠNG TRUYỀN
NHĨ TÂY NGÃ ĐÔNGTẠM DỊCH:MỘT NGUYÊN VỀ ĐẦU
LẤY CỨNG ĐẶT GIỮA
NĂM NĂM TƯƠNG TRUYỀN
NGƯƠI TÂY TA ĐÔNG
Giải: “Nhất nguyên phục thủy” (Một nguyên về đầu) chỉ triều Nguyên kiến lập. “Dĩ cương xử trung” (Lấy cứng đặt giữa) chỉ người Mông Cổ thống trị cực kỳ hà khắc với người Hán. “Ngũ ngũ tương truyền” là chỉ triều Nguyên tổng cộng có 10 (=5+5) vị Hoàng đế. “Nhĩ Tây ngã Đông” chính là nói người Mông Cổ phân thành các Hãn quốc.
KHÓA 8 ○○●●●○ THƯỢNG THƯỢNGNHẬT NGUYỆT LỆ THIÊN
KỲ SẮC NHƯỢC XÍCH
MIÊN MIÊN DIÊN DIÊN
PHÀM THẬP LỤC DIỆPTẠM DỊCH:NHẬT NGUYỆT TƯƠI ĐẸP
SẮC ẤY NHƯ ĐỎ
KÉO DÀI LIÊN MIÊN
GỒM MƯỜI SÁU LÁ
Giải: “Nhật nguyệt tươi đẹp”, chữ “nhật” (日) ghép với chữ “nguyệt” (月) chính là chữ “Minh” (明), chỉ triều Minh. “Sắc ấy như đỏ”, đỏ là “chu”, chỉ họ “Chu” (朱). “Kéo dài liên miên, Gồm mười sáu lá”, ý nói triều Minh có tổng cộng 16 đời Hoàng đế.
KHÓA 9 ○●○●●● TRUNG THƯỢNGTHỦY NGUYỆT HỮU CHỦ
CỔ NGUYỆT VI QUÂN
THẬP TRUYỀN TUYỆT THỐNG
TƯƠNG KÍNH NHƯỢC TÂNTẠM DỊCH:NƯỚC TRĂNG CÓ CHỦ
TRĂNG CỔ LÀM VUA
TRUYỀN MƯỜI TUYỆT SẠCH
KÍNH NHAU NHƯ KHÁCH
Giải: “Thủy nguyệt hữu chủ”, ba điểm Thủy (氵) cộng thêm “nguyệt” (月) rồi thêm “chủ” (主) hợp thành một chữ “Thanh” (清). “Cổ nguyệt vi quân”, “cổ nguyệt” (古月) chính là chữ “Hồ” (胡), chỉ triều Thanh do người dân tộc thiểu số (Hồ nhân) kiến lập. “Thập truyền tuyệt thống” ý nói triều Thanh từ khi nhập quan truyền được 10 đời Hoàng đế, cuối cùng là Tuyên Thống. “Tương kính nhược tân” (Kính nhau như khách) là chính phủ Quốc Dân ưu đãi các thành viên vương tộc nhà Thanh.
KHÓA 10 ●○●○●● TRUNG HẠTHỈ HẬU NGƯU TIỀN
THIÊN NHÂN NHẤT KHẨU
NGŨ NHỊ ĐẢO TRÍ
BẰNG LAI VÔ CỮUTẠM DỊCH:LỢN SAU TRÂU TRƯỚC
NGHÌN NGƯỜI MỘT MIỆNG
NĂM HAI ĐẢO NGƯỢC
BẠN ĐẾN KHÔNG TRÁCH
Giải: “Lợn sau trâu trước” là năm Tý 1912 (sau Hợi trước Sửu), Trung Hoa Dân Quốc thành lập. “Thiên nhân khẩu” (千人口) chính là chữ “hòa” (和), chỉ thực hành cộng hòa chế. “Ngũ nhị đảo trí”, “ngũ” là ngôi Vua (có câu “cửu ngũ chí tôn”), như vậy “Năm hai đảo ngược” ý là “dân chủ”. “Bằng lai vô cữu” là quái từ, chỉ tuy có xâm nhiễu mà cũng không ngại lắm (bị Nhật Bản xâm lược nhưng không ngại).
KHÓA 11 ○●○○●○ TRUNG HẠTỨ MÔN SẠ TÍCH
ĐỘT NHƯ KỲ LAI
THẦN KÊ NHẤT THANH
KỲ ĐẠO ĐẠI SUYTẠM DỊCH:BỐN CỬA MỞ TOANG
THÌNH LÌNH ĐỘT NGỘT
TIẾNG GÀ GÁY SỚM
ĐẠO NÀY ĐẠI SUY
Giải: “Bốn cửa mở toang” chính là chữ “cộng” (共), chỉ đảng cộng sản bất ngờ được thiên hạ, văn hóa truyền thống 5.000 năm bị phá hoại. “Tiếng gà gáy sớm, Đạo này đại suy”, chỉ năm Dậu {gà} 2005, «Cửu bình cộng sản đảng» phát hành, dân chúng đua nhau thoái đảng, thế đảng bắt đầu suy bại.
KHÓA 12 ●○○○○● THƯỢNG TRUNGCHỬNG HOẠN CỨU NẠN
THỊ DUY THÁNH NHÂN
DƯƠNG PHỤC NHI TRỊ
HỐI CỰC SINH MINHTẠM DỊCH:CỨU HỌA CỨU NẠN
DUY CÓ THÁNH NHÂN
DƯƠNG PHỤC MÀ TRỊ
ĐÊM HẾT NGÀY RẠNG
Giải: “Cứu họa cứu nạn, Duy có Thánh nhân”, giữa thời loạn thế, Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền cứu người. “Dương phục mà trị, Đêm hết ngày rạng”, chỉ ngày 21 tháng 12 năm 2012 (ngày Đông chí), nghênh đón vạn vật canh tân, bắt đầu kỷ nguyên mới. Theo sách «Hoàng Cực kinh thế» của Thiệu Ung tiên sinh triều Tống, năm 2012 là quẻ “Phục” (Địa Lôi Phục). Còn “Hối cực sinh minh” (Đêm hết ngày rạng) chính là Đông chí trong 24 tiết khí, là ngày Âm cực đỉnh Dương mới sinh, vừa trùng khớp với ngày trong tiên tri của người Maya.
KHÓA 13 ○●●○○○ THƯỢNG TRUNGHIỀN BẤT DI DÃ
THIÊN HẠ NHẤT GIA
VÔ DANH VÔ ĐỨC
QUANG DIỆU TRUNG HOATẠM DỊCH:HIỀN KHÔNG RƠI MẤT
THIÊN HẠ MỘT NHÀ
KHÔNG DANH KHÔNG ĐỨC
CHÓI LỌI TRUNG HOA
Giải: Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền toàn thế giới, chỉnh thể đạo đức nhân loại hồi thăng, là tượng thế giới đại đồng. Giống với Tượng 59 «Thôi Bối Đồ» (“Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã, Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa”).
KHÓA 14 ○●○●○● TRUNG HẠCHIÊM ĐẮC THỬ KHÓA
DỊCH SỐ NÃI CHUNG
TIỀN CỔ HẬU KIM
KỲ ĐẠO VÔ CÙNGTẠM DỊCH:BÓI ĐƯỢC QUẺ NÀY
DỊCH SỐ ĐÃ HẾT
TRƯỚC CŨ SAU MỚI
ĐẠO ẤY VÔ CÙNG
Giải: Văn minh lần này kết thúc, kỷ nguyên mới bắt đầu. Giống với Tượng 60 «Thôi Bối Đồ» (“Nhất Âm nhất Dương, Vô chung vô thủy, Chung giả nhật chung, Thủy giả tự thủy”).
Đền thờ Gia Cát Lượng
Ghi chú: Các dự ngôn khác cũng nói về quẻ “Phục” năm 2012.
«Mai Hoa Thi»: “Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân”: năm 2011 là quẻ “Bác”, năm 2012 chính là quẻ “Phục”.
«Bộ Hư Đại Sư dự ngôn thi»: “Thế vũ tam phân, Hữu Thánh nhân xuất, Huyền sắc kỳ quan, Long trương kỳ phục, Thiên địa phục minh, Xử trị vạn vật, Tứ hải âu ca, Ấm thụ kỳ phúc”.
«Thôi Bối Đồ», Tượng 1: “Chu nhi phục thủy”; «Thôi Bối Đồ» tổng cộng 60 Tượng, tuần hoàn một vòng theo lục thập giáp tử.