Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Thổ, Kim, Thủy, Mộc và Hỏa (tiếng Trung: 土, 金, 水, 木, 火; bính âm: tǔ, jīn, shuǐ, mù, huǒ). Năm trạng thái này gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.[1][2][3]
Học thuyết Ngũ hành diễn giải sinh học của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 – Sinh) còn gọi là Tương sinh và (克 – Khắc) hay Tương khắc.
- Trong mối quan hệ Sinh thì Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ.
- Trong mối quan hệ Khắc thì Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.
Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hóa, thừa thắng và hạ nhục, bổ – tả thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.
Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore… từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự…
Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.
Các quy luật
Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ kết hợp thành hệ chế hoá, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.
- Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.
- Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại).
Hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.
Quan hệ với các lĩnh vực khác
Ngũ hành | Mộc | Hỏa | Thổ | Kim | Thủy |
---|---|---|---|---|---|
Số Hà Đồ | 3 | 2 | 5 | 4 | 1 |
Cửu Cung | 3, 4 | 9 | 5, 8, 2 | 7, 6 | 1 |
Thời gian trong ngày | Rạng sáng | Giữa trưa | Chiều | Tối | Nửa đêm |
Năng lượng | Nảy sinh | Mở rộng | Cân bằng | Thu nhỏ | Bảo tồn |
Bốn phương | Đông | Nam | Trung tâm | Tây | Bắc |
Bốn mùa | Xuân | Hạ | Chuyển mùa (mỗi 3 tháng) | Thu | Đông |
Thời tiết | Gió (ấm) | Nóng | Ôn hòa | Sương (mát) | Lạnh |
Màu sắc | Xanh | Đỏ | Vàng | Trắng | Đen |
Thế đất | Dài | Nhọn | Vuông | Tròn | Ngoằn ngoèo |
Trạng thái | Sinh | Trưởng | Hóa | Cấu | Tàng |
Vật biểu | Thanh Long | Chu Tước | Kỳ Lân | Bạch Hổ | Huyền Vũ |
Mùi vị | Chua | Đắng | Ngọt | Cay | Mặn |
Cơ thể | Gân | Mạch | Thịt | Da lông | Xương tuỷ não |
Bàn tay | Ngón cái | ngón trỏ | Ngón giữa | Ngón áp út | Ngón út |
Ngũ tạng | Can (gan) | Tâm (tim) | Tỳ (hệ tiêu hoá) | Phế (phổi) | Thận (hệ bài tiết) |
Lục dâm (lục tà) | Phong | Nhiệt | Thấp | Táo | Hàn |
Lục phủ | Đảm (mật) | Tiểu Tràng (ruột non) | Vị (dạ dày) | Đại Tràng (ruột già) | Bàng quang |
Ngũ căn | Xúc giác, thân | Thị giác, Mắt | Tai, Thính giác | Khứu giác, Mũi | Vị giác, lưỡi |
Ngũ tân | Nước dáy tai | Nước mắt | Bùn phân | Nước mũi | Nước dãi |
Ngũ Phúc, Đức | Thọ: Sống lâu | Khang: Khỏe mạnh | Ninh: An lành | Phú: Giàu có | Quý: Danh hiển |
Ngũ giới | Sát sinh, giết hại | Tà dâm, si mê, | Nói dối, thêu dệt | Trộm cắp, tranh đua | Uống rượu, ăn thịt.. |
Ngũ Thường – Nho giáo | Nhân | Lễ | Tín | Nghĩa | Trí |
Ngũ lực | Niệm lực | Huệ lực | Tín lực | Định lực | Tấn lực |
Xúc cảm (tình chí) | Giận (nộ) | Mừng (hỷ) | Ưu tư, lo lắng (tư) | Đau buồn (bi) | Sợ (khủng) |
Tháp nhu cầuMaslow | T1: Thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. | T5: Nhu cầu thể hiện bản thân, được tôn trọng, tự khẳng định mình, làm việc mình thích. | T4: Nhu cầu được quý trọng, kính mến, được tin tưởng | T3: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc. | T2: Nhu cầu an toàn, yên tâm về thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe. |
Giọng | Ca | Nói (la, hét, hô) | Bình thường | Cười | Khóc |
Thú nuôi | Hổ, Mèo | Ngựa | Chó, Trâu, Dê | Khỉ, Gà | Heo |
Hoa quả | Táo tàu | Mận | Hạt dẻ | Đào | Mơ |
Ngũ cốc | Lúa mì | Đậu | Gạo | Ngô | Hạt kê |
Thập can | Giáp, Ất | Bính, Đinh | Mậu, Kỷ | Canh, Tân | Nhâm, Quý |
Thập nhị chi | Dần, Mão | Tỵ, Ngọ | Thìn, Mùi, Tuất, Sửu | Thân, Dậu | Hợi, Tý |
Âm nhạc | Mi | Son | Đô | Rê | La |
Thiên văn | Mộc Tinh (Tuế tinh) | Hỏa Tinh (Huỳnh tinh) | Thổ Tinh (Trấn tinh) | Kim Tinh (Thái Bạch) | Thủy Tinh (Thần tinh) |
Bát quái ¹ | Tốn, Chấn | Ly | Khôn, Cấn | Càn, Đoài | Khảm |
Ngũ uẩn(ngũ ấm) | Sắc Uẩn | Thức uẩn | Hành Uẩn | Tưởng Uẩn | Thọ Uẩn |
Tây Du Ký | Bạch Long Mã | Tôn Ngộ Không | Đường Tam Tạng | Sa Ngộ Tĩnh | Trư Bát Giới |
Ngũ Nhãn | Thiên nhãn | Phật nhãn | Pháp nhãn | Tuệ nhãn | Nhục, thường nhãn |
Trong phong thủy, sự tương tác của ngũ hành được sử dụng rộng rãi để tăng dương khí và điều chinh âm khí. Chúng ta cùng tìm hiểu về các chu trình của ngũ hành.
Nguyên lý ngũ hành là xương sống cùa phong thủy.
Với mối quan tâm sâu sắc, người xưa đã quan sát, theo dõi, so sánh, đối chiếu những điều xảy ra trong tự nhiên với cái hiển hiện trong cơ thể và cuộc sống của chúng ta. Những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được qua thời gian đã được khái quát thành nguyên lý ngũ hành. Dựa trên sự chấp nhận cách vận hành cùa thế giới, nguyên lý ngũ hành đưa ra một giải pháp hệ thống, mang tính dự báo về cách thức khí vận động thông qua những thay đổi mang tính chu trình của âm và dương.
Ngũ hành là gì?
Ngũ hành là năm đặc tính của khí hay năm loại khí thay đổi theo thời gian. Ví dụ, đá, tuyết, hơi nước, sương thể hiện các thay đổi của nước theo thời gian. Tương tự, ngũ hành là năm nguyên tố vật lý trong tự nhiên: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ “ đại diện cho các dạng thức khác nhau của khí. Từ quan trọng ờ đây là hành. Sự chuyển động, chuyển dịch, tương tác của mỗi hành, chứ không phải của từng nguyên tố riêng rẽ, là đối tượng được quan tâm nghiên cứu. Bạn hãy nhớ, cái cây, hòn đá, con người thật sự là một khối năng lượng hòa trộn – là các hành tương tác với nhau. Từ khi hình thành và sinh ra cho tới khi trường thành và thoái hóa, mọi thứ đều xoay vần xung quanh những thay đối của âm dương.
Sự tương tác của ngũ hành tạo ra vạn vật tồn trại trên trời, dưới đất và trong mỗi con người. Mỗi hành có một đặc tính riêng về khí, và do đó, tương tác với các hành khác theo những cách khác nhau. Hỏa khí sinh nhiệt, thố khí cố kết lại với nhau, kim khí co cụm lại, thủy khí rơi xuống, mộc khí vươn lên. Phương thức tương tác cùa ngũ hành quyết định sự cân bằng của khí trong tự nhiên, trong không gian sống và làm việc, và trong chính cơ thế chúng ta.
Yếu tố | Mùa | Hướng | Điều kiện | Màu sắc | Con số | Bộ phận cơ thề |
Hỏa | Hè | Nam | Nóng | Đỏ, tía, cam sảm, hồng | 9 | Tim, mát |
Thổ | Cuối hè | Đông bắc, tây nam, giữa | Ẩm ướt | Nâu,vàng | 2, 5,8 | Bụng, dạ dày, bàn tay, ngón tay |
Kim | Thu | Tây, tây bắc | Khô ráo | Trắng, bạc, vàng | 6,7 | Đầu,phổi,miệng,
ngực |
Thủy | Đông | Bắc | Lanh | Đen, xanh da trời | 1 | Tai, máu, thận |
Mộc | Xuân | Đông,đông nam | Gió | Xanh lá cây | 3,4 | Bàn chân, chân, gan, lưng |
Ngũ hành Tương sinh:
Ngũ hành tương sinh, như trong hình dưới đây, là cơ chế của cân bằng và sáng tạo. Mỗi hành sản sinh, hoặc tăng cường cho hành kế tiếp sau nó. Quan hệ tương sinh trong ngũ hành được so sánh với quan hệ “mẹ – con”. Mỗi hành là “con” của hành sinh ra nó và là “mẹ” của hành mà nó sinh ra
Như các bạn đã thấy, mồi hành tuân theo một sự tiến triển tự nhiên – một chuỗi thay đổi tạo ra sự cân bằng và hài hòa. Trên lý thuyết, điều này có vẻ logic và dễ hiểu. Nhưng chúng ta thường phán ứng rất khác khi gặp phải. Ví dụ, một đám cháy bụi cây ngoài vòng kiểm soát suýt thiêu rụi ngôi nhà của chúng ta. Chúng ta phải hiểu rằng, thực chất, mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát. Mưa rào sản sinh ra nhiêu cây xanh xum xuê, rồi cây chết khô, gây ra cháy lớn. Hãy nghĩ tới điều này khi bạn muốn mua một nhà nghỉ trên núi hay ven bờ biến.
Ngũ hành tương khắc:
Ngũ hành tương khắc, được thể hiện trong hình dưới đây, vận hành theo cách thức hành này áp chế hành kia. Đó là sự mất cân bằng. Vòng tương khắc đưa các khí đã suy yếu và kiệt sức vào vận động, khiến môi trường trì trệ, dân đến bệnh tật và các ảnh hưởng ngoài ý muốn khác
Vòng tương khắc mô tả một trận chiến giữa các khí đối nghịch. Mặt tích cực là hành khẳc của một khí giữ khí đó trong vòng kiểm soát. Mặt tiêu cực là các hành khắc tạo ra một sự xung đột không ngừng. Trong vòng tương khắc, các hành kiếm soát hay áp chế lẫn nhau. Sự bất hòa và xáo trộn thay thế cho sự hài hòa và trật tự.
Ngũ hành chế hóa:
Như minh họa trong hình bên trên, quy luật ngũ hành chế hóa nói về việc làm giảm sức mạnh của hành khắc chế và phục hồi lại sự cân bằng (tương sinh) của các hành có liên quan. Trong phong thủy, thường quy luật chế hóa được dùng để hóa giải khí tiêu cực hay khí khắc chế. Quy luật chế hóa bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc và được thế hiện bằng đường đứt nét chạy ngược chiều kim đồng hồ.
Nhưng một hành chế hóa (khử bớt) sẽ hóa giải khí áp chế như thế nào? Hãy xem xét một ví dụ. Nếu thủy khắc hỏa, thì theo bạn nên giảm sức mạnh của thủy như thế nào? Bạn sẽ thêm thổ, kim hay mộc? Nếu câu trả lời là thổ, xin hãy nghĩ lại. Đúng là đất sẽ áp chế sức mạnh của nước (tương khắc), nhưng nó cũng dập bớt lửa (quy luật chế hóa). Khi ấy thố trở nên quá mạnh so với thủy và hỏa. Còn nếu bạn cho là dùng kim đễ giảm bớt sức mạnh của thủy thì cũng không đúng. Kim sinh thủy (tương sinh), nếu làm thế thì bạn sẽ gia tăng thêm sức mạnh của thủy. Câu trả lời đúng ở đây là phải dùng mộc. Cây vừa hấp thụ bớt nước (quy luật chế hóa) vừa cấp thêm nhiên liệu (tương sinh) cho lửa (đang có nguy cơ bị nước làm cho tàn lụi). Như vậy, nếu thêm mộc, trật tự tự nhiên của khí được phục hồi.
Nhìn chung, trong quan hệ tương sinh thì không cần biện pháp hóa giải. Nếu một hành khắc chế hành khác, thì hành chế hóa sẽ được sử dụng để làm cho mối quan hệ giữa ba hành trở thành tương sinh . Xin nhớ, quy luật chế hóa tạo ra sự cân bằng, khôi phục lại vòng tương sinh của khí mà không tạo ra bất kỳ hiệu ứng phụ nào