[post-views]

Đánh giá:
5/5

Trên bàn thờ gia tiên, ngoài bộ lư đỉnh đồng ngũ sự,tam sự còn có những vật dụng trang trí bằng đồng như: ống cắm hương,mâm bồng,bình bông, ngai 3 chén,ấm rượu,đôi đèn thờ,chéo nước.

Các thứ trên bàn thờ

+ Bát hương: Quan trọng nhất của bàn thờ là bát hương. Nó được ví như ngôi nhà để các cụ trong gia đình đi về vậy. Bát hương trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau, nhưng theo Thông thư gia bảo của chi phái họ Nguyễn Chính Tộc hương thôn Trà Khê thì bát hương trên ban thờ thường ứng với các số lẻ: 3 – 7 – 12 vì Người sống trải qua:Sinh – Lão – Bệnh – Tử sau khi mất đi thì ứng với: Quỷ – Khốc – Linh – Thính tức là: mất đi hồn lìa khỏi xác thành Quỷ, chết giờ tốt không bì hung thần, chết giờ xấu bị hung thần giữ xác, sau khi chết đi nhờ tiếng Khóc ( Khốc ) sự thờ cúng của con cháu mà thành Linh thiêng ( Linh ) và hết tuần 49 rồi hết 100 ngày vong sạch sẽ được đưa vào chùa tụng kinh, nghe kinh mà cứu rỗi siêu thoát nên Thính. Bát hương cũng ứng với chữ như thế.
Bát hương nên mua đồ bát hương Bát tràng, đẹp, bền mà có thổ không nên dùng bát hương Tàu. Tối kỵ dùng bát hương màu Vàng thờ gia tiên vì màu vàng là màu hoàng đế chỉ dành thờ quan, thần hoặc các vị thời trước có tước vị trong hoàng tộc.
Trong bát hương nên dùng tro sạch đốt từ rơm rạ thơm phủ đầy lòng bát hương. Quan trọng nhất trong bát hương là Cốt bát hương – nó gồm 01 túi giấy nhỏ có ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất và những câu thần chú + chỉ ngũ sắc do thày phù thủy thụ lý vào – như sổ đỏ của người trần giới vậy.
+ Cây vàng khối: là vàng mã có đủ 5 màu dành cho bàn thờ gia tiên nên dùng màu xanh, đỏ, mua về bọc băng dính lại cẩn thận ( băng dính trắng để thờ được lâu) và câu đặt bên trái bát hương( tính theo hướng bàn thờ) phải cao hơn cây bên phải vì: Tả Thanh Long ( cây màu xanh ) – Hữu bạch Hổ- có câu ca rằng: Thà cho Long cao ngàn trượng chứ không để hổ ngẩng cao đầu.
+ Lọ lộc bình: Thường thờ 01 lọ để cắm hoa vào ngày mùng 1 và 15 Âm ngày thường để không, nên xưa gọi là Độc bình. Nay người hiện đại mua 02 lọ thờ đối xứng là không đúng, 02 lọ mua chỉ để chơi trong nhà ko được đặt lên ban thờ. Lọ độc binh thường đặt bên tay trái -hướng đông – theo quan niệm: đông bình tây quả.
+ Giá nến: thường bằng đồng hoặc gỗ, tốt nhất là đồng
+ Khay cốc đựng nước thờ: nước thanh tịnh được thay vào mỗi lần thắp hương: nén nhang chén nước.
+ Lọ đựng hương: đặt bên phải bàn thờ, làm bằng gốm…
Tùy theo kinh tế của gia chủ có những vật thờ khác nhau nhưng nhất thiết trên ban thờ phải đảm bảo 05 yếu tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
:: Kim: Là giá nến
:: Mộc: Là bàn thờ, ngai hoặc giá nến, bài vị
:: Thủy: Là bình, chai nước, chén nước thờ.
:: Hỏa: Là ngọn đèn dầu hoặc nến thờ trên ban thờ và là hương khi thắp lên.
:: Thổ: là bát hương làm từ đất sét nung lên ( bát hương Bát Tràng ).
Bàn thờ gia tiên hay bất kì bàn thờ nào cũng vậy tùy những điều kiện và thời kì khác nhau thì giá trị vật chất của những vật thờ khác nhau nhưng một bàn thờ đúng luôn phải tuôn thủ những quy định trên.

Ý nghĩa việc thờ cúng tổ tiên

Cổ nhân có câu: “ẩm thủy đương tư tuyền nguyên đầu, thực mễ đang tư nông canh khổ, hữu tiền đang tư vô tiền thời, kiện khang đang tư phụ mẫu ân”.

Tạm dịch: “khi uống nước thì phải nhớ đầu nguồn suối, ăn cơm phải nhớ lúc cày cấy vất vả, giàu có phải nhớ lúc nghèo khổ, khỏe mạnh phải nhớ đến ân của cha mẹ”.

Người cho ta sinh mệnh, được sống, được cống hiến là bậc tổ tiên. Nếu ví con người là cây lá xum xuê thì tổ tiên giống như một gốc cây đại thụ không ngừng hấp thụ dinh dưỡng để nuôi dưỡng để cành lá khỏe mạnh xanh tươi.

Tất cả điều ấy đều tượng trưng sự phát triển của con cháu cho mai sau. Chính vì thế nếu không có tổ tiên ông bà thì sẽ chẳng thể có chúng ta của ngày hôm nay.

Nếu nói tục thờ cúng gia tiên là sự ghi nhớ và biết ơn của con cháu với cha ông đã khuất. Và là cách để chăm chút cho cái gốc của mình, gốc tốt thì cây mới phát triển đơm hoa kết trái.

Thì bàn thờ gia tiên lại được ví như “thế giới thu nhỏ” của những người đã khuất.

Đây là nơi người còn sống dùng để liên hệ với người đã khuất, cầu mong tổ tiên đã yên nghỉ phù hộ để gia chủ luôn gặp may mắn, tài lộc và bình an.

Chính vì vậy việc lựa chọn đúng vị trí đặt bàn thờ gia tiên, cách cách sắp xếp bàn thờ gia tiên đúng phong thủy đóng vai trò quan trọng trong việc thờ cúng cũng như sự thành tâm, kính trọng của gia chủ đối với những đã khuất.

Lập bàn thờ gia tiên cần những gì Cách bài trí bàn thờ gia tiên

Có thể nói đây là câu hỏi tưởng dễ nhưng lại gây nhiều hoang mang và ngập ngừng đối với nhiều người.

Hiểu rõ về phong tục thờ cúng tổ tiên như thế nào. Tuy nhiên lại không thể giải ra câu hỏi: bàn thờ gia tiên gồm những gì? thì quả thật là điều thiếu sót.

Sơ đồ bài trí bàn thờ gia tiên theo phong thủy

Bởi mỗi đồ thờ cúng trên bàn thờ gia tiên đều có một nhiệm vụ và ý nghĩa khác nhau. Cách bố trí bàn thờ gia tiên còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự linh thiêng của không gian thờ tự.

Tùy vào mỗi vùng miền, địa phong sẽ có cách bày trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung một bộ bàn thờ gia tiên đầy đủ sẽ bao gồm những yếu tố và cách sắp xếp như sau:

Bát hương cao cấp gốm Bát Tràng

Cách đặt bát hương bàn thờ gia tiên đúng theo phong thủy gồm bộ 3 bát hương,  được đặt ở chính giữa của bàn thờ.

Bộ bát hương ở giữa thường lớn nhất để thờ Phật với mong muốn cầu cho gia đình được bình an, thư thái. Đồng thời giúp gia chủ tránh được các tai ương, nghiệp chướng trên cõi đời.

Một bát hương dùng để thờ các vị Thần như: thổ công, thần tài, thần lộc…Cầu mong cho gia chủ được nhiều tài lộc, công việc làm ăn thịnh vượng và yên ấm trong mọi cuộc đàm phán kinh doanh.

Bộ đồ bát hương cuối cùng là thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ – những người đã khuất. Với mong muốn gia tiên sẽ phù hộ độ trì, dõi theo từng bước đi trong cuộc sống để soi đường, chỉ lối cho gia chủ đi đúng đường, làm những điều hay và tránh làm những chuyện xấu xa bại hoại gia phong.

Theo quan niệm của ông bà tổ tiên, thờ phật và gia tiên có thể thờ chung một loại bát hương. Bát hương thứ ba được sử dụng để thờ bà Cô Tổ – bà cô ở giữa thần và gia tiên.

Đó cũng chính là lý do vì sao bàn thờ gia tiên đầy đủ phải là bộ bàn thờ có 3 bát hương. Những ai đang còn phân vân: bàn thờ gia tiên có mấy bát hương? Vậy thì đây chính là lời giải rõ ràng nhất dành cho bạn.

Lọ lộc bình sứ Bát Tràng

Theo quan niệm: Đông bình Tây quả, lục bình thường được đặt ở bên trái, dùng để cắm các loại hoa tươi hoặc hoa giả, hoa sen đúc bằng đồng.

Tuy nhiên gia chủ cũng có thể sử dụng trưng bày cả hai lọ lộc bình đối xứng ở hai bên để cắm cành lộc và cắm hoa trên bàn thờ gia tiên.

Di ảnh thờ

Cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên cũng khá đơn giản. Theo quan niệm dân gian thường có câu nói: “Nam tả, nữ hữu”

Trong đó, tả nghĩa là bên trái, hữu – bên phải. Do đó khi đặt di ảnh trên trên bàn thờ gia tiên thì đặt ảnh nam bên trái, di ảnh nữ bên phải theo góc hướng từ bàn thờ ra ngoài chứ không phải từ người lễ nhìn vào.

Ngai chén thờ

Được sử dụng để đựng nước sạch và đựng rượu. Với họa tiết hoa văn độc đáo, linh thiêng thể hiện cho sự tri thức, cao sang phú quý, sang trọng và vĩnh cửu. Mang lại điềm lành, hạnh phúc và chứa đựng nguồn sống bất tử.

Thông thường cách bày bàn thờ gia tiên theo phong tục việt nam ngai chén thờ với số chén là lẻ chứ không dùng chẵn. Vậy nên bạn thường thấy 2 loại kỷ là 3 chén hoặc 5 chén.

Mâm bồng gốm sứ

Là một trong những vật thờ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên mỗi gia đình. Mầm bồng được sử dụng để đựng 5 loại hoa quả khác nhau, hàm chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Trên ban thờ gia tiên bộ mâm bồng bao gồm 3 cái: một cái chính giữa để hoa quả, một cái để tiền vàng và một cái dùng để đặt bánh kẹo.

Nếu bát hương là nơi ngự của các vị thần linh, tổ tiên thì bạn có thể hiểu mâm bồng là nơi dâng các lễ vật thờ cúng lên các thần thánh, tổ tiên.

Dù được sản xuất với nhiều chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, mâm bồng gốm sứ mới chính là sản phẩm tâm linh truyền thống trong văn hóa người Việt từ bao đời nay.

Đèn dầu hoặc chân nến

Việc thắp sáng đèn dầu là cách gia chủ giúp ông bà tổ tiên nhìn thấy đường về nhân gian để hưởng lễ lộc từ con cháu. Là cách mà gia chủ có thể sum họp với ông bà đã khuất, nói lên những nguyện vọng ước mong sự phù hộ của tổ tiên.

Sau khi hương được đốt đã cháy hết chúng ta có thể tắt đèn hoặc nến đi.

Việc thắp đèn dầu trên bàn thờ gia tiên có rất nhiều ý nghĩa. Trong đó bạn có thể hiểu: “trong cõi u minh hiện bầu trời quang đãng, trước đài hoa thơm hiện ra chân tướng niết bàn. Phật quang vừa chiếu địa ngục tối lui, thắp lên ngọn đèn trí tuệ cháy mãi không cùng, tiêu trừ nghiệp chướng, ba đường dứt hẳn, mau chứng quả vị bốn hiền”

Đây chính là công đức và là ý nghĩa đặc biệt của việc thắp đèn dầu trên bàn thờ thay vì các sản phẩm đèn điện công nghiệp. Đó cũng chính là lý do bàn thờ gia tiên hiện đại vẫn giữ nguyên việc thắp đèn dầu cho ban thờ thay vì đèn điện.

Chóe thờ

Chóe thờ trong phong thủy tượng trưng cho hũ gạo, hũ vàng , hũ bạc…của các gia đình giàu có thời xa xưa.

Chóe thờ trong mỗi gia đình không những trang trí bàn thờ gia tiên thêm đẹp mắt, cao sang mà còn mang ý nghĩa mong muốn cuộc sống giàu sang, phú quý.

Ngoài những vật phẩm trên, bàn thờ gia tiên của nhiều gia đình sẽ có thêm một số khí cụ đồ thờ khác dùng để bày biện thêm cho ban thờ: Bộ Đỉnh Hạc, cây nến, đôi đèn, Bát sâm, Hũ phật thủ, đài thờ, Đũa thờ, ống hương, đĩa trầu cau, ấm chén, nậm rượu, bát thờ…Tùy thuộc vào kích thước, chiều cao của bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình gia chủ.

Cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên chuẩn chỉnh và chi tiết nhất

Phong tục thờ cúng của người Việt Nam có nét đặc trưng riêng và không giống với bất kì một quốc gia nào khác. Di ảnh chính là yếu tố quan trọng và không thể thiếu nếu muốn có một bàn thờ đúng nghĩa.

Vì sao lại có di ảnh trên bàn thờ?

Di ảnh là hình ảnh chân dung của người đã mất được vẽ hoặc chụp lại khi họ còn sống với kích thước phù hợp và được đóng thành khung ảnh.

Di ảnh được xuất hiện trong suốt lễ tang. Sau đám tang, nó sẽ được đặt lên bàn thờ của người mất. Thời điểm di ảnh được đưa lên bàn thờ sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền.

Có nơi sẽ là 49 ngày sau khi họ mất. Có nơi lâu hơn là 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng… kể từ ngày mất. Dù là khi nào đi nữa thì di ảnh cũng sẽ được đặt trên bàn thờ và gia đình người mất có nghĩa vụ chăm lo nhang đèn, cúng kiếng khi tới ngày giỗ.

Những người lớn tuổi hay những người biết trước mình không còn sống được bao lâu nữa thường chuẩn bị trước di ảnh. Đề phòng khi có chuyện gì xấu xảy ra thì còn có mà đặt lên bàn thờ. Nếu biết trước được điều đó thì hãy chụp một bức ảnh thật đẹp, thật hạnh phúc và vui vẻ khi còn sống để sau này con cái, cháu chắt có thể nhìn thấy khoảnh khắc đó mỗi khi thắp hương.

Ý nghĩa của việc đặt di ảnh trên bàn thờ?

Theo quan niệm của người Việt, bàn thờ là một nơi thiêng liêng, hội tụ linh khí mạnh mẽ. Đây không chỉ là nơi đặt di ảnh của người đã mất mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tâm linh.

Đặt di ảnh trên bàn thờ làm tăng không khí nồng ấm trong gia đình. Bên cạnh đó, thể hiện lòng tôn kính và tưởng nhớ của người còn sống đối với người đã khuất bằng cách thắp hương hàng ngày hay vào ngày giỗ mỗi năm có một lần. Đồng thời, bàn thờ cùng di ảnh đó được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Để con cháu có thể ghi nhớ hình ảnh của ông bà, tổ tiên…

Giống như những quy tắc khác về lễ nghi của người Việt thì đặt di ảnh trên bàn thờ cũng có những quy tắc nhất định có liên quan đến phong thủy và tâm linh. Nếu chúng ta đặt di ảnh không đúng cách thì sẽ xảy ra những điều không may cho gia chủ. Nhưng nếu đặt đúng cách thì sẽ đem lại may mắn và bình an.

Sắp xếp ảnh thờ theo quy luật Nam tả – Nữ hữu

Nguồn gốc của vị trí Nam tả – Nữ hữu

Bắt nguồn từ truyền thuyết Trung Hoa

Theo truyền thuyết Trung Hoa, trong quyển “Ngũ vận lịch niên ký” đã từng có một vị thần tên là “Bàn Cổ Thạch” muốn hóa thân thành mặt trời. Nhưng điều đáng kinh ngạc là tay bên trái của vị thần này lại hóa thân thành mặt trời. Còn tay bên phải lại hóa thân thành mặt trăng.

Ngoài ra, truyền thuyết cũng cho rằng mặt trời tượng trưng cho nam giới, mặt trăng lại đại diện cho nữ giới. Và cũng từ đó câu “Nam tả – Nữ hữu” xuất hiện trên thế giới và lưu truyền cho đến bây giờ.

Xuất phát từ thuyết âm dương, được vận hành từ tự nhiên và bên trong con người

Ngoài cách nhìn dựa trên góc độ tâm linh hay truyền thuyết, “Nam tả – Nữ hữu” còn được căn cứ dựa trên nghiên cứu khoa học về thuyết âm dương. Học thuyết này thừa nhận rằng âm – dương là 2 thế cực đối nghịch nhau. Nhưng chúng lại thống nhất về mọi mặt và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cũng có thể nói là nếu thiếu một trong hai thì vũ trụ sẽ mất cân bằng.

Âm – Dương gắn liền với nhau. Trong âm có dương và ngược lại trong dương có âm. Chính vì vậy đã tạo nên sự cân bằng cho vạn vật trên thế giới phát triển và tiến hóa hơn về mọi mặt

Từ xưa đến nay, con người đã quan sát một cách tỉ mỉ về sự vận chuyển của tự nhiên và các hoạt động bên trong của con người. Qua đó rút ra được những quy tắc sau:

  • Nếu đứng quay mặt về phương Nam thì mặt trời lên ở bên tay trái (Nam tả) và lặn ở bên tay phải (Nữ hữu).
  • Buổi sáng từ khoảng 3h – 5h sáng: Can khí vượng, huyết xung (nam giới)
  • Buổi chiều từ khoảng 4h – 6h chiều: Thận khí khỏe… ( nữ giới)

Ứng dụng của quy luật Nam tả – Nữ hữu trong đời sống:

Quy luật “Nam tả – Nữ hữu” không những được áp dụng trong các lĩnh vực tâm linh như đặt bài vị, đặt mộ phần, hay đặt di ảnh… Mà còn được áp dụng trong các nghi lễ khác như:

  • Nghi lễ trong các lễ hội, lễ cầu cúng, lễ tang, lễ giỗ… cũng được sắp đặt theo quy luật “Nam tả – Nữ hữu”
  • Những nghi lễ ký kết hợp đồng, hợp tác giữa các quốc gia… Các vị quan chức cao cấp cũng thường áp dụng quy tắc này.
  • Các nghi lễ quốc gia: Nước chủ nhà, quốc kỳ, nguyên thủ quốc gia, thủ tướng… đều đứng ở vị trí bên trái. Còn những người nước ngoài đều đứng vị trí bên phải.
  • Trong cuộc sống thường ngày: Khi chụp ảnh gia đình, hay vị trị nằm trên giường của các cặp vợ chồng… thông thường người nam ở bên trái của nữ, nữ ở bên phải của nam theo quy luật âm – dương

Cách đặt di ảnh trên bàn thờ bằng việc áp dụng quy luật Nam tả – Nữ hữu

Bàn thờ là nơi cực kỳ trang nghiêm trong nhà. Chính vì vậy, di ảnh trên bàn thờ hay các vật thờ khác cũng rất được chú trọng về cách bày trí, sắp xếp theo một cách cân đối nhất. Đảm bảo được sự trang nghiêm vốn có của một bàn thờ thiêng liêng.

Di ảnh thường được đặt ở vị trí chính giữa và sát mép bên trong của bàn. Bát hương thường đặt ở giữa bàn và trước ảnh thờ. Những đồ vật thờ khác như lọ hoa, nến, mâm bồng, đèn… thì sẽ được sắp xếp một cách hợp lí và theo thứ tự.

Đối với bàn thờ tổ tiên, theo hướng từ ngoài nhìn vào bàn thờ, di ảnh của người nam được đặt ở bên tay phải, còn di ảnh của người nữ thì sẽ đặt ở bên tay trái. Nhưng nếu nhìn theo hướng từ trong bàn thờ nhìn ra thì hãy đặt ngược lại. Ảnh thờ nữ đặt bên tay phải và ảnh thờ nam đặt phía bên tay trái.

Cách đặt ảnh thờ ông bà, bố mẹ, tổ tiên theo thứ bậc

Ngoài những quy luật được nhắc ở trên thì còn một quy luật quan trọng nữa đó là sắp xếp ảnh thờ ông bà tổ tiên và những người đã mất theo đúng thứ bậc của họ.

Kết hợp nguyên tắc thứ bậc cùng quy luật Nam tả – Nữ hữu ở trên sẽ tạo nên một bàn thờ đúng nghĩa theo nhiều chiều hướng về tâm linh, phong thủy, khoa học… Quan trọng hơn, điều này sẽ đem lại cho gia đình nhiều may mắn và bình an.

Nếu gia đình bạn là gia đình có nhiều thế hệ và thờ cúng tổ tiên thì quy tắc này vẫn được áp dụng. Nhưng bạn nên sắp xếp các thứ bậc từ cao đến thấp. Phía trên là tổ tiên, sau đó đến bậc ông bà, bề dưới và các bậc thấp hơn:

  • Người có vai vế cao nhất thì di ảnh phải được đặt nằm ở chính giữa và đặt ở vị trí cao nhất.
  • Người có vai vế cao tiếp theo thì di ảnh của họ được đặt nằm hai bên, sát di ảnh ở chính giữa nhất và độ cao phải thấp hơn một chút.

Đặt di ảnh ở đúng vị trí thì các bậc gia tiên, ông bà sẽ về ngự trị đúng chỗ. Giúp cho việc phù hộ độ trì cho con cháu hiệu quả hơn. Gia đình bình an vượt qua đại nạn và có nhiều phúc lộc

Những điều cần kiêng kỵ trong cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên

Bên cạnh những quy tắc sắp xếp di ảnh trên bàn thờ, có những điều mà chúng ta cần kiêng kỵ để tránh những sai lầm không đáng có xảy ra. Cũng như câu câu nói: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì vậy sau đây là những điều mà bạn cần kiêng kỵ trong cách đặt ảnh thờ.

Không nên để chân dung của 2 người trong một bức ảnh

Có một số người tự nghĩ là ông bà mất cùng nhau. Nếu để ảnh chụp chung, con cháu nhìn vào sẽ cảm thấy tình cảm của ông bà rất gắn kết và tràn đầy yêu thương.

Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến các cụ cảm thấy như bị khinh nhờn và không được kính trọng. Ngoài ra cũng có thể đem lại những điều không may mắn cho gia chủ.

Đặt lệch ảnh thờ hoặc đặt ngang hang với lư hương

Điều này thể hiện sự bất kính của gia chủ với người đã mất. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng việc này sẽ khiến cho các cô hồn bên ngoài xâm nhập. Lấy hết thức ăn mà gia chủ dâng lên cúng. Gây ảnh hưởng rất nhiều đến gia chủ. Có thể mất phước lộc, nhà cửa tiêu tan.

Đặt ảnh chính giữa bàn thờ

Mọi người thường cho rằng đặt di ảnh ở giữa bàn thờ thì sẽ thể hiện lòng tôn kính. Nhưng vị trí đó là của các bậc tổ tiên và các thần linh nên không ai có thể chen vào.

Cho dù đó là ảnh của người thân đi chăng nữa cũng không được. Nếu không sẽ bị xem là hành động bất kính với bề trên. Họ cảm thấy bị xúc phạm. Đem đến những điều không may cho gia đình bạn.

Không nên để ảnh thờ bụi bẩn

Bạn nên lau chùi ảnh thờ thường xuyên để thể hiện sự kính trọng đối với ông bà tổ tiên. Ngoài ra, khi lau chùi, không nên di chuyển hay xê dịch để tránh đặt lệch di ảnh, gây ảnh hưởng đến hậu vận trong gia đình.

Lưu ý tuyệt đối không đặt những vật không liên quan trên bàn thờ. Những đồ vật đó có thể che khuất ảnh thờ, làm giảm đi tính trang nghiêm của bàn thờ và không gian thờ.

Treo ảnh Phật trên bàn thờ gia tiên được không ?

Ngoài cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên sao cho đúng, có rất nhiều người thắc mắc không biết treo ảnh Phật trên bàn thờ gia tiên có được hay không. Vì thờ cúng tổ tiên là văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Thể hiện lòng tôn kính và biết ơn đối với tổ tiên của mỗi người.

Việc thờ cúng Phật cũng vậy. Nét tín ngưỡng này đã có từ lâu đời. Con người thường tìm tới Phật để cầu mong vượt qua khó khăn, đại nạn trong cuộc sống, mang đến may mắn và bình an.

Vì vậy, việc treo ảnh Phật trên bàn thờ gia tiên là hoàn toàn được. Nhiều gia đình treo ảnh Phật trên bàn thờ gia tiên. Nhưng cũng có những gia đình không muốn. Họ thay thế bằng tượng Phật tùy theo không gian, hoàn cảnh và suy nghĩ của mỗi gia đình. Dù sao thì ý nghĩa cũng giống nhau.

Cách đặt ảnh thờ Phật cũng khá đơn giản. Chúng ta chỉ cần đặt ở chính giữa bàn thờ và đặt ở trên cùng hoặc cũng có thể treo phía trên cùng ở trên tường. Tiếp theo là ảnh gia tiên đặt phía dưới 2 bên theo nguyên tắc “Nam tả – Nữ hữu” đã nhắc đến ở những phần trên.

3 hũ muối gạo nước là 3 hũ gì ? 

Không cần phải nói thêm về vấn đề “ lập bàn thờ và tiến hành thờ cúng” trong mỗi gia đình, bao gồm cả bàn thờ Thần linh ( bàn thờ Phật, bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, bàn thờ ông Táo), bàn thờ gia tiên ( Ông bà, cha mẹ tổ tiên của chúng ta) bởi trong mỗi gia đình, không phân biệt Nam hay Bắc, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt dân tộc nào đều sẽ có đặt bàn thờ để tiến hành cúng thờ theo truyền thống của dân tộc.

Những năm gần đây, trên cả thế giới người ta đều quay về đức Phật – Ngài đã chứng ngộ , khai ngộ ra cái màn bí mật của cuộcđời , tất cả chúng sinh luân hồi trong sống nẻo, Ngài cho chúng ta biết, đâu là con đường chúng ta nên đi, Ngài soi rọi những điều tốt đẹp nhất cho chúng sinh.

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai mà chẳng có nguồn gốc tổ tiên, ai mà chẳng được sinh ra bởi ông bà cha mẹ?

Vậy nên, việc thờ cúng ấy trở thành cái nghĩa đạo lý của mỗi cá nhân chúng ta, không chỉ là Phật tử mới biết, không phải là việc bắt buộc nhưng trong chính bản thân mỗi người “ cái truyền thống thờ cúng” ăn sâu vào tâm thức của chúng ta, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống và cả nét đẹp tâm hồn của mỗi người Việt Nam nói riêng và các dân tộc anh em trên thế giới nói chung.

Tất cả chúng ta đều có chung một truyền thống “ thờ cúng” tuy nhiên do tập tục văn hóa, do sự đa dạng về tín ngưỡng, do sự chênh lệch về địa lý và do nhiều lí do khác nữa, việc bày trí bàn thờ trong mỗi gia đình ngoài cái chung cơ bản ra thì còn nhiều cái khác nhau. Hôm nay, để giải đáp thắc mắc cho mọi người về việc  nhiều người thắc mắc cho câu hỏi “Vì sao cần phải có 3 hũ muối gạo nước trên bàn thờ trong mỗi nhà? chúng tôi đã làm bài viết này để giúp mọi người hiểu hơn về những lưu ý cũng như những quy tắc bắt buộc trong thờ cúng đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình.

Vì sao cần có 3 hũ muối gạo nước trên bàn thờ

Bàn thờ nói chung trong mỗi gia đình chính là chốn tâm linh thiêng nhất đối với mỗi người, nơi đó thể hiện sự hiếu kính, lòng thành tâm cầu nguyện cũng như đạo hiếu của mỗi gia đình. Không Gian Thờ lúc nào cũng phải sạch sẽ và trang nghiêm. Đối với việc thờ cúng không chỉ là trách nhiệm, tấm lòng của người còn hiện hữu đối với bậc thánh nhân, những người xấu số mà nó còn là nguyên nhân quyết định đến tiền tài, danh vọng và phong thủy vận mệnh.

Đó là lí do vì sao “ trong thờ cúng, người ta vô cùng chú trọng đến việc chuẩn bị và bài trí đầy đủ các vật phẩm thờ cúng . Trong đó 3 hũ muối gạo nước hay còn gọi là 3 hũ chóe  trên bàn thờ thực sự rất quan trọng, nó mang ý nghĩa chứ không phải việc bài trí cho có, có cũng được không có cũng được

Ý nghĩa thực của 3 hũ muối gạo nước trên bàn thờ 

3 hũ muối gạo nước thường được gọi chung là 3 hũ chóe thờ cúng ( loại chóe nhỏ phân biệt với loại chóe thờ cúng, trưng bày phong thủy lớn), thường được làm từ chất liệu gốm sứ thủ công truyền thống)

3 hũ muối gạo nước tượng trưng cho sự ấm no đầy đủ cùng tấm lòng thành mà người thờ muốn gửi đến chủ nhân được nhận ( đó có thể là Thần Phật đối với bàn thờ Phật trong nhà, đó có thể là ông bà , anh chị, cô dù chú bác những người đã khuất đối với bàn thờ gia tiên trong nhà)

3 hũ muối gạo nước tượng trưng cho 3 loại thực phẩm không thể thiếu đi trong cuộc sống của con người và dĩ nhiên nó cũng rất cần thiết cho một thế giới bên kia ( trần sao âm vậy, khiến cho vong linh được no đủ ).  Nếu như gạo là nguồn lương thực chính nuôi sống chúng ta mỗi ngày , thật không thể hình dung nếu như không có gạo, con người sẽ tồn tại bằng cách nào? Thì nước là nguồn cung cấp không thể nào không có. Con người có thể nhịn ăn được trong khoảng thời gian 7 ngày nhưng không thể thiếu nước và sống xót qua 3 ngày. Muối là một loại gia vị ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của con người, trong nấu ăn có thể thiếu đi các loại gia vị khác như : đường, nước mắm, bột ngọt.. món ăn có thể không ngon nhưng ăn được còn nếu thiếu muối thì món ăn xem như không thể nào ăn được.

Ý nghĩa biểu tượng của 3 hũ muối gạo nước trên bàn thờ

Muối: Trong quan niệm của ông cha ta có câu “ Đầu năm mua muối, cuối năm mua vàng” để thấy được ý nghĩa biểu tượng của muối. Từ ngàn xưa, muối đã là khoáng chất cổ đại và là tài sản quý giá, muối tượng trưng cho ý chí trong sạch và mạnh mẽ .Đặt hũ muối trên bàn thờ nói lên ước nguyện mong muốn cuộc sống sạch sẽ, luôn đủ mạnh mẽ và ngày càng hưng thịnh.

Nước : Nước là một nguồn sống mãnh liệt, “ nước chảy đá mòn” , nước mang đặc tính trong sạch, thanh cao, phẳng lặng và thuần khiết. Đặt nước trên bàn thờ với mong muốn và ước nguyên : lòng thanh tịnh, tâm bình đẳng.

Hũ gạo : cúng gạo là một cách thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, biết ơn những vị Thần Phật đã ban cho chúng ta một nền văn minh lúa nước .

Vị trí đặt 3 hũ muối gạo nước trên bàn thờ

Trên bàn thờ trong mỗi nhà, vị trí đặt 3 hũ muối gạo nước có thể đặt như sau hoặc có thể đặt theo một hàng ngang phía bên tay trái hoặc tay phải của bàn thờ.

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe