[post-views]

Đánh giá:
5/5

Động cơ Tu-22M3 Nga đốt nhiên liệu hiệu quả hơn oanh tạc cơ phương Tây, tạo ra luồng lửa xanh đặc trưng và lực đẩy lớn, theo chuyên gia.

Tài khoản Konstantin Khmelik hồi đầu tuần đăng lên Youtube video oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3 của không quân Nga cất cánh từ Trung tâm thử nghiệm hàng không Gromov, ngoại ô thủ đô Moskva. Video này đã gây ấn tượng với nhiều chuyên gia quân sự phương Tây, đặc biệt là với năng lực của cặp động cơ Kuznetsov NK-25 trang bị trên Tu-22M3.

Trong video, chiếc Tu-22M3 mang mã hiệu RF-34050 đỗ tại đầu đường băng và lần lượt tăng ga hai động cơ. Luồng khí xả màu xanh phun ra khi phi công tăng lực đẩy, nhưng hệ thống phanh được kích hoạt để ngăn phi cơ di chuyển trong lúc tổ lái kiểm tra thông số động cơ.

Phi công sau đó bật chế độ tăng lực tối đa, tạo luồng lửa lớn phía sau đuôi máy bay. Oanh tạc cơ Tu-22M3 lao nhanh trên đường băng và rời mặt đất không lâu sau đó.

 

“Khác với luồng lửa màu vàng cam thường thấy của động cơ phản lực gắn trên máy bay quân sự phương Tây, các động cơ Nga thường tạo ra ánh sáng xanh. Điều này cho thấy toàn bộ nhiên liệu đã cháy hết trước khi rời cửa xả”, chuyên gia hàng không Italy David Cenciotti nhận xét.

Quá trình đốt hoàn toàn nhiên liệu tạo ra nhiều năng lượng tới mức kích thích các phân tử trong không khí, khiến chúng phát ra ánh sáng xanh. “Động cơ phản lực phương Tây thường không đốt hết nhiên liệu và tạo ra nhiều muội carbon, chúng phát ra ánh cam do nhiệt lượng từ luồng lửa”, Cenciotti nói thêm.

A U.S. Air Force B-1B Lancer assigned to Dyess Air Force Base, Texas, takes off from Midland International Air & Space Port, Texas en route to Tinker AFB, Okla., Oct. 26, 2018. The B-1B has spent six months at Midland since the crew made an emergency landing there May 1, 2018. The aircraft will undergo complete depot maintenance, which includes a complete review, repair, restore and replacement of aircraft components, by experts at the Oklahoma City Air Logistics Complex before returning to Dyess. In addition, the aircraft will undergo Block 16 upgrade modifications. (U.S. Air Force photo by Senior Airman Emily Copeland)

Oanh tạc cơ B-1B Mỹ bật tăng lực khi cất cánh. Ảnh: USAF.

Chuyên gia Italy cũng tỏ ý nghi vấn khi chiếc Tu-22M3 không tắt chế độ đốt tăng lực dù đã lấy độ cao. “Đây là điều rất lạ lùng. Máy bay, đặc biệt là oanh tạc cơ chiến lược, thường không duy trì chế độ tăng lực quá lâu sau khi cất cánh nhằm giảm lượng tiêu hao nhiên liệu”, Cenciotti nói, cho rằng oanh tạc cơ Nga có thể đang thực hiện thử nghiệm nào đó.

Đốt tăng lực là chế độ vận hành đặc biệt trên một số động cơ turbine phản lực của máy bay quân sự. Khi phi công kích hoạt chế độ này, nhiên liệu sẽ được bơm trực tiếp vào luồng xả động cơ, tăng đáng kể lực đẩy và tạo ra những luồng lửa lớn sau đuôi máy bay.

Nhược điểm của đốt tăng lực là tiêu tốn nhiên liệu, khi tiêm kích chiến thuật có thể đốt hết một tấn dầu chỉ trong vài phút, thay vì hàng chục phút ở chế độ bình thường. Nó cũng tạo ra tín hiệu nhiệt rất lớn, dễ bị cảm biến hồng ngoại của đối phương phát hiện.

Tu-22M3 là biến thể nâng cấp từ dòng oanh tạc cơ Tu-22, được biên chế năm 1983 với nhiệm vụ chủ yếu là tiêu diệt các biên đội tàu sân bay Mỹ. Vũ khí chính của Tu-22M3 là ba tên lửa diệt hạm hạng nặng Kh-22 với tầm bắn 600 km hoặc 10 tên lửa đạn đạo chống hạm Kh-15 có khả năng đánh trúng mục tiêu từ cách 300 km.

Động cơ NK-25 của Tu-22M3 tạo ra luồng ánh sáng xanh khi kích hoạt chế độ đốt tăng lực. Ảnh: Russian Planes.

Mỗi oanh tạc cơ Tu-22M3 được trang bị hai động cơ turbine phản lực Kuznetsov NK-25 với tổng sức đẩy gần 50 tấn. Tu-22M3 mang được 54 tấn nhiên liệu, có thể đạt tốc độ tối đa 2.000 km/h và tầm bay 6.800 km. Nga đang nâng cấp phi đội này lên chuẩn Tu-22M3M, cho phép chúng mang siêu tên lửa Kinzhal với tầm bắn 2.000 km và tốc độ gấp 12 lần âm thanh.

Trong khi động cơ NK-25 trên oanh tạc cơ Tu-22M3 được đánh giá cao, Nga lại khiến nhiều người hoài nghi với chương trình phát triển động cơ thế hệ mới cho tiêm kích tàng hình Su-57.

Tập đoàn Saturn của Nga từ năm 2004 đã nỗ lực phát triển động cơ Izdeliye 30 để trang bị đại trà trên Su-57, nhưng nó chưa chứng minh được độ tin cậy qua các lần thử nghiệm. Mới đây nhất, một tiêm kích Su-57 trang bị động cơ mới đã gặp nạn khi bay thử, chỉ vài ngày trước khi được bàn giao cho không quân Nga.

Vũ Anh (Theo Aviationist)

 

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe