[post-views]

Đánh giá:
5/5

Phật pháp là những điều đức Phật chứng kiến được sau khi giác ngộ, đem chỗ chứng kiến ấy nói lại để cho mọi người hiểu biết để dứt sạch mê lầm và giác ngộ như Ngài.

Chính từ chỗ chứng kiến của Ngài nói ra, không phải do suy tư phỏng đoán như nhiều triết thuyết khác. Vì thế, Phật pháp là những chân lý, tùy trình độ của người, Phật nói có sai biệt: Chân lý phổ biến, Chân lý tương đối, Chân lý tuyệt đối.

Có nhiều người không hiểu đạo Phật, họ phê bình đạo Phật là bi quan yếm thế, là mê tín dị đoan… Đó là tại vì họ không hiểu, chớ sự thật đạo Phật không phải như vậy. Tại sao? Vì đức Phật là người giác ngộ. Đạo là phương pháp hay là một con đường, Phật là giác ngộ. Nói tới đạo Phật tức là nói tới phương pháp giác ngộ. Giác ngộ thì không có mê tín, mê tín thì không phải giác ngộ. Mê thì không phải giác mà giác thì không phải mê, nó rõ ràng như vậy. Nói đạo Phật là mê tín, đó là lầm. Mê tín là tại một số cá nhân họ làm sai, họ đi theo sự mê tín, chứ đạo Phật chân chánh không phải là mê tín.

Phật pháp là những điều đức Phật chứng kiến được sau khi giác ngộ, đem chỗ chứng kiến ấy nói lại để cho mọi người hiểu biết để dứt sạch mê lầm và giác ngộ như Ngài.

Đạo Phật giác ngộ thì mê tín chỗ nào? Tại sao nói đạo Phật không mê tín? Bởi vì đức Phật do sau khi giác ngộ chứng kiến sự thật rồi mới nói. Chứng kiến tức là thấy được, nhận được mà nói chứ không phải nghe hoặc suy nghĩ mà nói. Có những triết gia người ta suy luận, nói ra những lý thuyết chúng ta nghe thấy hay, nhưng mà sau đó có khi sai. Còn đức Phật không suy luận mà nói, cái gì Ngài thấy được, nhận được Ngài mới nói. Cho nên trong kinh Trung A Hàm có bài kinh đức Phật nói rằng: “Ta thấy chúng sanh sanh tử luân hồi như người ngồi trên tầng lầu cao nhìn xuống ngã tư đường thấy kẻ đi bên đông, người đi bên tây, thấy rõ ràng”.

Những lời Phật nói đó do thấy mà nói chớ không phải do suy luận mà nói. Cho nên ở đây, chúng tôi dùng chữ chứng kiến chớ không dùng chữ suy luận. Mà đã chứng kiến thì đó là sự thật, là chân lý chớ không phải là chuyện mê mờ. Nếu mà lý luận với nhau bằng suy tưởng thì ngày nay mình lý luận có lý nhưng mai mốt nó lại sai đi. Còn cái thấy được nói ra thì không bao giờ sai, vì đó là lẽ thật. Phật pháp là chân lý chớ không phải là chuyện mơ màng.

Học Phật pháp để vượt qua khổ đau

Đức Phật nói rằng: “Ta thấy chúng sanh sanh tử luân hồi như người ngồi trên tầng lầu cao nhìn xuống ngã tư đường thấy kẻ đi bên đông, người đi bên tây, thấy rõ ràng”.

Trong những chân lý đó, tôi nêu lên ba chân lý:

1. Chân lý phổ biến là chân lý trùm khắp hết.

2. Chân lý tương đối có hai mặt: phải quấy, tối sáng v.v… luôn luôn đối đãi nhau.

3. Chân lý tuyệt đối là cứu cánh.

Học Phật phải hiểu ba chân lý này.

Phật pháp xây dựng thế gian

Phật tử qui y Phật đã lâu hay mới qui y thọ giới đều phải nắm vững đường lối tu hành mà Phật đã dạy. Gần đây có nhiều Phật tử tuy đã đi chùa lạy Phật, nhưng đường lối tu hành chưa nắm vững, nên càng đi chùa càng mê tín, đó là cái lỗi mà tất cả chúng ta phải biết.

Phật tử qui y Phật đã lâu hay mới qui y thọ giới đều phải nắm vững đường lối tu hành mà Phật đã dạy. Gần đây có nhiều Phật tử tuy đã đi chùa lạy Phật, nhưng đường lối tu hành chưa nắm vững, nên càng đi chùa càng mê tín, đó là cái lỗi mà tất cả chúng ta phải biết. Đi chùa mà mê tín thì người bàng quan chê cười đạo Phật là đạo huyễn hoặc không có ý nghĩa. Chúng ta tu theo đạo Phật phải nắm vững pháp tu căn bản, để thực hành không sai lệch, khiến người đời nhìn thấy đạo Phật cao quí để hướng đến tu theo. Đó là nguyện vọng mà tôi muốn nói với quí vị hôm nay.

Nếu hành động, lời nói, ý nghĩ của chúng ta hèn hạ độc ác thì tự thân mình khổ đau, lại còn ảnh hưởng xấu xa đến người trong gia đình và xã hội.

Phương pháp tu hành căn bản của người Phật tử là gì? Điều này quí vị thường nghe mà ít nhớ. Có phải nền tảng tu theo đạo Phật là tu ba nghiệp, hay nói cách khác là chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện không? Tại sao chúng ta phải chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện? Trên thế gian này có biết bao nhiêu người làm những điều tàn bạo độc ác, người đạo đức lương thiện nhìn thấy buồn than. Vì những điều tàn bạo độc ác ấy đem lại khổ đau dồn dập cho con người. Cái tàn bạo độc ác nó phát xuất từ thân miệng ý của con người. Bởi người đời không biết chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, nên thân mới làm điều ác, miệng mới nói lời ác, ý mới nghĩ việc ác, gây đau khổ cho nhau. Bây giờ chúng ta biết tu chuyển những nghiệp ác thành nghiệp thiện. Đây là pháp căn bản của người học Phật phải biết để thực hiện.

Chúng ta phải tu làm sao để đem lại cho xã hội này cái an bình hạnh phúc, đó mới là mục tiêu mà người Phật tử hướng đến. Chúng ta chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, chẳng những tự bản thân đã hiền thiện thanh cao, mà người trong gia đình ngoài xã hội cũng được an vui thanh thản. Tu không phải chuyện xa vời mà chính là việc thực tế trong cuộc sống hằng giờ hằng phút hằng giây mà chúng ta phải thực hiện. Sở dĩ chúng tôi dùng chữ chuyển là vì đa số Phật tử lâu nay quen hiểu chữ tu là sửa. Nhưng chữ sửa nghĩa quá rộng như đại tu tiểu tu; chiếc xe cũ hư nhiều, sửa toàn bộ gọi là đại tu, xe hư ít sửa ít gọi là tiểu tu. Chữ tu có tính chất sửa đổi hình thức nhiều hơn là chuyển đổi nội tâm. Nội tâm trước đây hướng theo lối đen tối độc ác, bây giờ xoay lại theo hướng sáng suốt lương thiện gọi là tu. Tu là đổi ý niệm, lời nói, hành động mê tối ác độc trở thành sáng suốt lương thiện, còn gọi là chuyển nghiệp.

Ngày mai khi thân chúng ta chết thì nghiệp không hoại, nó sẽ theo chúng ta như bóng với hình.

Nói chuyển nghiệp có nhiều người hoang mang thắc mắc: Nghiệp là cái gì mà chuyển? – Nghiệp chỉ cho hành động lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen gọi là nghiệp. Thầy giáo cô giáo dạy học gọi là bạn đồng nghiệp, thợ mộc làm chung với thợ mộc gọi là bạn đồng nghiệp, công việc làm tới làm lui thành thói quen gọi là nghiệp. Ngày xưa chưa biết tu, thân hành động, miệng nói năng, ý suy nghĩ xấu thành thói quen xấu gọi là nghiệp xấu. Bây giờ chuyển hành động lời nói và ý nghĩ xấu thành tốt gọi là nghiệp tốt đó là tu. Tu là thực hiện ngay bản thân của mỗi người một cách thực tế rõ ràng.

Nghiệp ác và nghiệp thiện của con người có ảnh hưởng gì ở đời này và đời sau? Điều này tôi muốn giải thích cho quí vị thấy. Hành động lời nói ý nghĩ của chúng ta tốt thì, ngay bản thân mình trong đời này được an vui, người trong gia đình và xã hội cũng được ảnh hưởng tốt. Ngược lại nếu hành động, lời nói, ý nghĩ của chúng ta hèn hạ độc ác thì tự thân mình khổ đau, lại còn ảnh hưởng xấu xa đến người trong gia đình và xã hội. Thế nên tu là xây dựng lại cá nhân, gia đình và đóng góp xây dựng xã hội tốt đẹp. Và nếu Phật tử biết tu thân miệng ý trong sạch thì:

Tam nghiệp hằng thanh tịnh,

Đồng Phật vãng Tây phương.

Phật nói ba nghiệp hằng trong sạch mới đồng với Phật về cõi Phật.

Như vậy, muốn thành Phật, về cõi Phật phải chuyển ba nghiệp bất tịnh thành thanh tịnh là gốc của sự tu hành.

Nhiều Phật tử thắc mắc khi thân này chết nghiệp còn hay mất? Nếu còn thì mới hứng thú tu, nếu mất thì tu làm chi vô ích. Ví dụ trên đường phố có nhà của bác sĩ, nhà của thương gia, nhà của thầy giáo… một hôm bị hỏa hoạn, nhà cửa, tiền bạc tài sản của họ cháy sạch, không ai lấy được món gì. Nhưng nghề chữa bệnh của bác sĩ, nghề dạy học của thầy giáo, nghề buôn bán của thương gia thì không cháy. Bác sĩ vẫn còn chữa bệnh được, thầy giáo vẫn còn dạy học được, thương gia vẫn còn buôn bán được. Như vậy qua những biến cố của cuộc đời, nhà cửa, tiền của, ruộng đất… có hình tướng bên ngoài thì bị hư hoại mất đi, nhưng nghề tức là nghiệp thì không mất. Ví dụ này cho chúng ta thấy ngày mai khi thân chúng ta chết thì nghiệp không hoại, nó sẽ theo chúng ta như bóng với hình. Thế nên Phật nói ba nghiệp hằng trong sạch mới đồng với Phật về cõi Phật. Sau khi chết nghiệp không mất do đó trong hiện đời chúng ta phải tạo nghiệp thiện. Đó là tu.

Nhiều Phật tử thắc mắc khi thân này chết nghiệp còn hay mất? Nếu còn thì mới hứng thú tu, nếu mất thì tu làm chi vô ích.

Lại có một số Phật tử hoang mang rằng hiện tại mình ăn chay, tụng kinh, làm việc thiện… Giả sử như gần chết được thầy bạn tới hộ niệm nhắc nhở mình hướng thiện, sau khi chết sanh về cõi lành được. Nhưng nếu chết bất đắc kỳ tử hoặc tai nạn chết thì sao? Có bị đọa không? Trong kinh A-hàm có ghi Ma-ha-nam là em con chú bác của thái tử Tất-đạt-đa, lúc Phật về hoàng cung giáo hóa, ông phát tâm rất mạnh tu hạnh cư sĩ, giữ năm giới tu thập thiện, ông thắc mắc hỏi Phật như thế này:

– Thưa Thế tôn, bình thường con giữ năm giới tu thập thiện, giả sử con bị tai nạn chết bất đắc kỳ tử thì con sẽ sanh về đâu? Đức Phật trả lời bằng một câu hỏi:- Này Ma-ha-nam, có một cây thân đứng nghiêng, có người đến cưa thì cây ngã về đâu? – Thưa Thế tôn, cây nghiêng chiều nào, khi cưa thân cây ngã theo chiều đó.Phật dạy: cũng vậy, hằng ngày ông thường tạo nghiệp thiện, khi chết theo nghiệp thiện mà tái sanh vào cõi lành. Người thường ngày tạo nghiệp ác khi chết tái sanh vào cõi ác. Không phải chết bất đắc kỳ tử là đọa địa ngục. Chúng ta chết nghiệp không mất, mà thần thức theo nghiệp thiện hay nghiệp ác sanh vào cõi lành hay cõi dữ, chỗ này chúng ta không còn nghi ngờ mà không tu……

 

 

 

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe