pornjk.com npornk.com dpornk.com apornk.com zpornk.com xxxpornk.com xxxpornd.com sexpornd.com mpornk.com justpornk.com yespornk.com porn100.tv foxporn.me Quán bánh mì không tên hơn 40 tuổi ở Hà Nội | so mot blog

[post-views]

Đánh giá:
5/5

Chỉ với một kiểu bánh mì nhân truyền thống, quán giữ chân thực khách không chỉ bằng vị mà còn sự tận tình của chủ quán.

Theo chủ quán, cụ Phượng là người đầu tiên mở hàng bánh mì từ năm 1979. Hiện chị Linh – con dâu thay cụ tiếp quản.

“Quán được mẹ chồng tôi gây dựng, bà đã rất tâm huyết với nghề. Sau khi bà mất, tôi cố gắng nối nghiệp để gìn giữ thương hiệu gia đình”, chị Linh chia sẻ.

Bánh mì 10.000 đồng

Nằm ở ngã ba Hàng Gai giao với Tô Tịch, quán nép mình trong căn nhà cổ, giữa dãy phố nhộn nhịp. Địa chỉ này tận dụng vỉa hè trước nhà làm nơi phục vụ khách ăn tại chỗ, vỏn vẹn 4-5 chiếc ghế nhựa.

Suốt nhiều năm qua, quán chỉ bán bánh mì với nhân pate, ruốc, xúc xích đỏ, thịt xá xíu, và bơ. Mỗi chiếc thập cẩm chỉ 10.000 đồng.

Bí quyết níu chân thực khách là pate và xúc xích đỏ. Ở đây, pate chỉ sử dụng mỡ phần, thịt ba chỉ, gan lợn, hành phi thái nhỏ đã được rang với mỡ gà, khiến vị lạ và béo ngậy hơn. Xúc xích đỏ được làm từ bì lợn và tạo màu bằng hoa hiên.

Tương ớt của quán cũng là loại đặc biệt được làm theo công thức gia truyền. Bánh mì được lựa chọn từ mối quen phải làm riêng theo yêu cầu của quán.

Trải qua 40 năm, bánh mì Hàng Gai vẫn làm theo công thức gia truyền, không thay đổi, thêm bớt gia vị.

Mở cửa từ sáng sớm nên từ 3h, chị Linh đã dậy để chuẩn bị nguyên liệu. Pate và xúc xích đỏ được làm từ tối hôm trước.

Khoảng 6h30, khách ghé quán đã vây kín xung quanh. Nhiều phương tiện nối đuôi nhau, kiên nhẫn chờ đợi tới lượt mình.

Đa số trong đó là khách ruột, đã ăn lâu năm. Chị Linh thường gọi những vị khách lớn tuổi là “u”, “bố”. Nhiều khách đến quán không cần gọi món, chị đã thuộc luôn sở thích của họ.

Chị Huyền (33 tuổi, Hàng Hòm) là khách thân thiết của quán bánh mì Hàng Gai từ thời đi học, tính đến nay đã hơn 20 năm. Thứ “giữ chân” chị ở quán là pate và xúc xích đỏ.

“Đến đây, mình thường ăn bánh mì pate, xúc xích. Bánh mì của quán vẫn giữ được hương vị truyền thống. Mình không thích các loại bánh mì hiện đại có nhiều sốt hay các loại nhân khác”, chị Huyền chia sẻ với Zing.

Vỏ bánh mì giòn, thơm. Pate thơm ngậy mùi hành phi đặc biệt. Xúc xích đỏ khá dai. Dù bánh mì luôn được nướng bằng lò nhưng chỉ đủ làm nóng vỏ ngoài, phần nhân bên trong tương đối nguội.

Đặc biệt, ở đây, bánh mì không có rau thơm ăn kèm nên khá khô và nhanh ngán. Nếu là người quen ăn đậm, bạn sẽ thấy phần nhân bánh tương đối nhạt. Tuy nhiên, chủ quán có chuẩn bị thêm muối tiêu để khách vừa miệng hơn.

“Tôi ăn bánh mì ở đây từ thời bà Phượng còn bán. Khi đó, bánh mì vẫn có giá 2.000-3.000 đồng”, Cụ Khanh (90 tuổi, Nguyễn Siêu) nói. Cụ thường đi bộ lên bờ hồ sau đó ghé quán ăn sáng.

Chưa từng nghĩ sẽ tăng giá bánh mì

Với mức giá 10.000 đồng/chiếc, bánh mì của quán là quà sáng quen thuộc của nhiều tầng lớp, độ tuổi và nghề nghiệp.

“Từ lúc tiếp quản đến nay, cuối năm 2020 đến đầu năm nay là thời điểm quán gặp khó khăn nhất. Giá thịt lợn leo thang làm tôi phải cân bằng chất lượng và giá bán”.

“Thời điểm đó, tôi phải cân nhắc làm sao dù mọi thứ có tăng thì vẫn giữ nguyên 10.000 đồng/chiếc, để khách ăn ngon mà hợp túi tiền”, chị chủ tâm sự.

“Nhiều người cũng thắc mắc tại sao không tăng giá, nhưng bản thân tôi hiểu mình chỉ bán giá bình dân. Nhiều khách quen của quán là người dân lao động, làm việc cực khổ, tôi không nỡ tăng giá”, chị Linh nói.

Một buổi sáng, quán thường bán được 400 chiếc bánh mì. “Nhiều người thường trêu tôi sẽ nhanh giàu. Nhưng đâu có ai biết, giá cả ngày càng tăng. Tôi chỉ lấy công làm lãi”, chị Linh nói.

Khi được hỏi chị vì sao không thêm các loại nhân hay nước sốt khác cho lạ, chị chỉ nhẹ nhàng trả lời: “Hương vị bao nhiêu năm nay vẫn vậy, giờ thêm các loại nhân mới sợ không ngon, khách cũng sẽ không thích. Mọi người đến với quán vì hương vị truyền thống, được khách thường xuyên ủng hộ là vui rồi”.

Từ lúc nối nghiệp, điều khiến chị Linh tự hào nhất là sự uy tín và được khách hàng ủng hộ thường xuyên. Hơn 40 năm với nhiều thăng trầm, quán bánh mì Hàng Gai luôn giữ nguyên sự trọn vẹn, tinh tế trong hương vị.

Đánh giá của thực khách:

Tu Vu Anh: “Bánh mì ngon nhưng khá khô. Quán không bán sữa đậu nên mình chỉ ăn được một chiếc khi ghé quán”.

Đặng Tuấn Anh: “Quán vỉa hè, không có nhiều chỗ nên mình thường mua mang về. Bánh mì vừa miệng, giá rẻ. Quán chủ yếu phục vụ dân phố cổ”.

Huyen Trang Le: “Thời cấp 1, mình thường ăn bánh mì ở đây. Khi ăn mình thường cho thêm muối tiêu để vừa miệng hơn”.

Leo Nguyen: “Đến đây, mình thường gọi 2 chiếc. Nếu quán có thêm rau thơm thì sẽ đỡ ngán”.

Trâm Anh: “Tôi thường đưa con đi học và ghé quán ăn sáng. Bánh mì đáp ứng đúng tiêu chí ngon, bổ, rẻ”.

Quỳnh Anh (Zingnews)

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe