[post-views]

Đánh giá:
5/5

Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. Phản xạ có điều kiện là những hành vi (nếp sống, phương pháp làm việc) được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện (học tập, làm việc)[1], đó là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người (L’habitude est une seconde nature)[2] nhưng nó không sẵn có mà là kết quả của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân trong cuộc sống hằng ngày, tuy vậy thói quen cũng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân đôi khi rất tình cờ hay do bị lôi kéo từ một cá thể khác[3].

Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt [1] Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau[3] và việc thay đổi những thói quen của một con người rất khó khăn[4]. Qua thói quen, người ta có thể đoán biết được cá tính của con người cũng như có thể biết được tâm trạng của một người đang lo lắng như thói quen hút thuốc, cắn móng tay, giật, kéo tóc, rung đùi, vỗ bàn chân, ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít (biếng ăn), mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

Thay đổi 1 thói quen chính là thay đổi cả cuộc đời!

Bắt đầu từ một thứ nhỏ nhất, sau đó bạn sẽ nhận ra, không gì là không thể thay đổi được, kể cả vận mệnh con người.

  1. Thói quen quyết định vận mệnh cuộc đời

“Sức mạnh của thói quen”, tên gốc: The Power of Habit: Why We Do What We Do in Life and Business, do tác giả Charles Duhigg viết, nằm trong danh sách bán chạy nhất của Thời báo New York, Amazon.com và USA Today. Cuốn sách này từng được đề cử Giải Cuốn sách phi hư cấu xuất sắc nhất (Choice Awards Best Nonfiction) của Goodreads. Trong cuốn cách ấy, có một người phụ nữ tên Lisa Allen. Lisa bắt đầu tập tành thói quen hút thuốc và uống rượu khi cô chỉ mới 16 tuổi. Thêm vào đó, cô còn thường xuyên lên cơn nghiện ăn uống và mua sắm quá độ. Cả cuộc sống dần dần đi vào bế tắc.

Để chi trả cho các khoản tiêu dùng không hề nhỏ của mình, Lisa Allen thường xuyên vay nợ cá nhân cũng như vay nợ tín dụng. Đến năm 20 tuổi, tổng số tiền cô nợ trên một ứng dụng tín dụng đã lên tới 10.000 đô la Mỹ, tương đương khoảng 240 triệu đồng. Cô thường xuyên bị đòi nợ do không trả tiền đúng hạn. Thậm chí, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp cùng công ty cũng bị ảnh hưởng theo. Lisa phải thay đổi việc làm liên tục. Công việc lâu dài nhất mà cô có thể công tác chưa bao giờ vượt quá 12 tháng.

Bên cạnh đó, sức khỏe của cô bị suy giảm nghiêm trọng. Cân nặng ngày càng khó kiểm soát, có lúc, Lisa đã nặng tới 180 pounds, tương đương hơn 80 kg. Cô mắc nhiều bệnh liên quan tới tình trạng béo phì, thừa cân nghiêm trọng.

Đời sống cá nhân của Lisa cũng phải chịu tác động lớn. Người chồng không thể chịu nổi cảnh vợ mình ngày một sa ngã trong những thói quen xấu, nói mãi không sửa nên đã quyết định ly hôn, đi tìm người phụ nữ khác. Tuy mới đôi mươi nhưng nhiều khi Lisa Allen cảm thấy cuộc đời mình đã đi đến đường cùng.

Rồi một chuyến du lịch trên sa mạc đã thay đổi hoàn toàn vận mệnh của cô.

Trong một lần tình cờ, khi đang đi trên đường, cô bất chợt bắt gặp hình ảnh một bức tượng nhân sư uy nghiêm sừng sững giữa bờ cát mênh mông trên bìa một tạp chí bày bán ven đường. Quang cảnh đó hút chặt lấy ánh mắt Lisa và nó thôi thúc cô đặt chân tới đó, băng qua sa mạc vô tận, chiêm ngưỡng cảnh tượng tráng lệ đó bằng chính đôi mắt của mình.

Thế là, Lisa bắt đầu nuôi dưỡng một ước mơ được du lịch Ai Cập. Tự xét thấy điều kiện kinh tế và nhiều nguyên do khác hoàn toàn không tốt, Lisa lên một kế hoạch dài hạn trong 1 năm cho bản thân.

Cô nghĩ: “Nếu muốn kịp hoàn thành ước mơ này khi còn sống, nhất định phải hy sinh. Đầu tiên, hãy bắt đầu xử lý từ thói quen hút thuốc lá của mình. Phải thật khỏe mạnh thì mới có thể băng qua các cồn cát mênh mông ở nơi đó”.

Vì vậy, cô bắt đầu tập chạy bộ và nhai kẹo cao su thay vì lúc nào cũng cắn điếu thuốc lá như mọi khi. Ban đầu, Lisa chỉ có thể chạy được nửa vòng quanh sân tập. Một tuần sau, cô đã có thể chạy cả vòng sân với tốc độ chuẩn. Một tháng sau, cô thậm chí còn chạy thêm từ nhà đến chỗ làm và từ chỗ làm về nhà, kết hợp cả tập luyện thể thao với tiết kiệm chi phí sinh hoạt.

Bằng cách này, một thay đổi nhỏ trong thói quen đã ảnh hưởng cả cuộc sống về sau. Lisa tự nhủ: “Đến thuốc lá mình còn bỏ được, có gì mà không bỏ được đây”. Thế là cô bắt đầu thử thay đổi thêm nhiều thói quen khác từ trước đến giờ như là vấn đề ngủ nghỉ, ăn uống, tiêu xài… Cô cũng lên kế hoạch tiết kiệm, xác lập lịch làm việc, xây dựng kế hoạch tương lai…

Đến khi nhận ra, chỉ sau 2 tháng, Lisa đã lột xác như một con người khác. Cô thành công giảm gần 30 kg. Không chỉ xinh đẹp hơn, cô còn khỏe mạnh hơn, có tinh thần hơn, sức sống mạnh mẽ hơn trước. Vận mệnh dường như đã rẽ sang một hướng hoàn toàn khác.

Sau 11 tháng, cuối cùng cô cũng thực hiện được ước mơ đến Ai Cập của mình. Thời điểm cô đứng trước kim tự tháp, ngắm nhìn bức tượng nhân sư oai hùng, Lisa nhận ra, hóa ra thay đổi thói quen cũng không khó đến thế. Thói quen khác nhau thực sự dẫn tới một cuộc đời khác hẳn.

Sau chuyến du lịch, cô trở về thành phố của mình sinh sống, đăng ký một khóa học nâng cao về kỹ thuật thiết kế đồ họa rồi tập trung xin việc, rèn luyện, học hỏi, tập trung phát triển sự nghiệp.

Mười năm sau đó, cô không chỉ trả được hết nợ nần, mà còn có đủ khả năng mua một căn hộ nhỏ, tự chủ kinh tế cho bản thân rồi xây dựng gia đình mới hạnh phúc.

  1. Học cách xây dựng và thay đổi thói quen

Từ câu chuyện của Lisa, chúng ta nhận ra rằng:

Đại đa số các hành vi của chúng ta đều bắt nguồn từ thói quen.

Con người là một động vật sống theo tập tính, mỗi người đều có hàng trăm thói quen khác biệt. Ví dụ như đánh răng, mặc quần áo, ăn sáng, lái xe đi làm…

Do đó, thói quen tốt hay xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.

Thói quen không thể xóa bỏ, nhưng nó có thể được thay thế.

Một cuộc nghiên cứu bởi các nhà khoa học tổ chức đã mời Lisa tham gia. Khi kiểm tra hình ảnh não bộ, họ phát hiện, khu vực thần kinh hình thành bởi các thói quen cũ đã hoàn toàn bị thói quen mới thay thế. Tuy vẫn có thể thấy hoạt động thần kinh được kích hoạt bởi thói quen hành vi cũ nhưng thay đổi rất nhỏ, hoàn toàn không đáng kể.

Có thể thấy rằng, cùng với sự thay đổi của thói quen, đại não con người cũng phát sinh biến hóa. Do đó, tuy thói quen không thể xóa bỏ hoàn toàn, nó vẫn có thể được thay thế.

Muốn xây dựng thói quen tốt, cần xác định mục tiêu cụ thể trước.

Hãy tìm cho mình câu trả lời rõ ràng, xác định nguyên do bạn phải thay đổi thói quen đó, bạn cần thay đổi thành thói quen nào, thói quen mới sẽ đem tới tác dụng gì, mục tiêu cụ thể ở mức độ nào.

Mục tiêu đặt ra càng hợp lý thì bạn càng có nhiều động lực để vượt qua quá trình thay thế khó khăn này.

Hãy nhớ rằng, khoảng cách thành công và thất bại bắt nguồn từ khoảng cách của thói quen tốt và xấu. Thói quen tốt tạo nên thành công, và thói quen xấu hủy hoại tương lai một người. Do đó, bạn có được ý thức sinh hoạt như thế nào thì cuộc đời, vận mệnh và tương lai của bạn sẽ thay đổi theo hướng đó.

*Tổng hợp Phương Thúy

Theo Trí thức trẻ

 

 

 

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe