[post-views]

Đánh giá:
5/5

Bạn đã bao giờ mơ ước lạc vào thế giới của loài bướm? chỉ cần chạm nhẹ là thấy hàng nghìn con bướm lung linh vây quanh mình. Một chuyến du lịch ở Canada hoặc Mêxico sẽ biến giấc mơ của bạn thành hiện thực.

Hàng đàn bướm Monarch với những đôi cánh màu đỏ cam rực rỡ, đậu kín cả cánh đồng hay trên những cây thông tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp.

Mùa đông, bướm Monarch thường di chuyển từ Canada về cả phía Nam và phía Bắc rồi trở lại Canada vào mùa hè. Hàng triệu con bướm Monarch, hàng triệu đôi cánh màu đỏ cam với những viền đen và đốm trắng đặc trưng, phủ kín cả bầu trời, tràn ngập cánh đồng, đậu kín những cây thông tạo nên cảnh tượng thu hút trên đường di cư.
Các nhà khoa học đang “đau đầu” trong việc giải thích tại sao những chú bướm di trú này lại biết trở về đúng tại nơi mình đã đi mỗi năm. Một trong cách giải thích được nhiều người công nhận đó là chúng đã sử dụng từ trường của Trái Đất để định hướng cho bản thân bay về nơi chúng từng ở.

Loài bướm này thường di chuyển khoảng 1 200 – 2 800 dặm đến những khu rừng Mexico ấm áp. Để di chuyển quãng đường dài như thế, phải trải qua ba đến bốn thế hệ bướm Monarch.

Bạn đừng để những sắc vàng, trắng, đen kia đánh lừa, bởi đó là vũ khí bí mật chết người của loài bướm chúa. Trên đôi cánh đầy sắc màu ấy có chứa chất độc mà nếu những kẻ săn mồi không để ý khi nhai chúng sẽ bị ngộ độc ngay tức khắc. Loài bướm chúa có một đôi cánh không thấm nước, do đó, mưa đối với chúng không phải là một trở ngại, thậm chí chúng có thể đậu trên mặt nước dễ dàng. Ngoài ra, chúng chỉ sử dụng 4 trong tổng 6 chân để giữ cơ thể bám chắc vào cành lá. So với con cái, con đực có vẻ ngoài to lớn hơn, tổng chiều dài cơ thể khi sải cánh là 8cm. Điểm phân biệt “giới tính” giữa loài bướm chúa này là, trên đôi cánh của bướm đực có một chấm đen, là nơi chúng phát ra hoóc môn khêu gợi bạn tình.

Nơi trú đông của bướm Monarch là đỉnh núi Urquhart, Michoacan, Mexico. Khu vực này hiện nay là di sản thế giới được gọi là khu dự trữ sinh quyển bướm Monarch và được Chính phủ Mexico bảo vệ bằng cách đưa vào danh sách bảo tồn sinh thái.
Nếu du lịch đến Mexico bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt đẹp, đầy màu sắc của hàng triệu con bướm Monarch ở đây.

Có thể một số người không thích bướm cảm giác hơi sợ hoặc vì cho rằng chúng quá nữ tính, điệu đà và không có ý nghĩa gì đặc biệt. Nhưng thực chất, những cánh bướm xinh lại tượng trưng cho sự vẻ đẹp, hạnh phúc, tự do, trường thọ và thành công.
Cánh bướm với thân hình đẹp đẽ, mềm mại, màu sắc tươi tắn, hữu tình chiếm được thiện cảm của nhiều người. Trong thế giới côn trùng, bướm là loài đẹp nhất và thường được gọi là “những cánh hoa biết bay” hay “hoàng hậu của vương quốc côn trùng”. Hình ảnh hai cánh bướm cùng nhau bay lượn, quấn quýt không rời cũng chính là biểu tượng và khát vọng về một tình yêu đôi lứa vừa lãng mạn vừa tự do và bay bổng.

Hơn nữa, trong đời sống sinh học, bướm là loài rất chung thủy với người bạn tình của mình. Một con bướm sẽ chỉ chấp nhận một người bạn tình duy nhất trong suốt cả cuộc đời của nó. Chính vì thế, bướm cũng là hình ảnh đại diện cho những gì đẹp đẽ, cho khát vọng hạnh phúc và sự tự do trong tình yêu đôi lứa.

Ngoài ra, chữ “điệp” (âm Hán Việt của từ “bướm”) lại có âm đọc giống với từ “diệt”, nghĩa là “già lão” nên người Trung Hoa còn có quan niệm cho rằng, loài bướm cũng là hình ảnh tượng trưng cho sự trường thọ. Việc những chú bướm có hình hài xinh đẹp được lột xác từ những cái kén xấu xí còn mang hàm ý về sự thăng hoa, hóa thân từ cái xấu trở thành cái đẹp. Do đó, loài bướm còn tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất sau khi đã trải qua một quá trình nhiều khó khăn, vất vả để gặt hái được thành công.

Xuất phát từ niềm đam mê loài bướm, cô gái khuyết tật Vũ Thị Nguyệt Ánh quyết định nuôi bướm, làm tranh và hiện đang sở hữu hàng ngàn bức tranh nghệ thuật làm bằng bướm khô thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.
Chúng tôi tìm đến cơ sở tranh bướm Ánh Kim ( số 828/2 Trần Phú, Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc-Lâm Đồng). Mục sở thị mới biết, ở đây có hàng ngàn bức tranh bướm được trưng bày với nhiều màu sắc, rất độc đáo thu hút hàng chục lượt khách/ngày trong và ngoài nước đến thăm quan. Chủ nhân của những tác phẩm tranh bướm nghệ thuật này là chị Vũ Thị Nguyệt Ánh.
Nhọc nhằn nuôi bướm
Sinh ra và lớn lên tại Bảo Lộc (tên cũ: B’Lao), năm lên 5 tuổi, chị Vũ Thị Nguyệt Ánh phải chịu nỗi đau bất hạnh khi trong một lần bị cơn sốt ác tính hành đã khiến chị bị khuyết tật một chân.
Từ nhỏ, vốn sống ở vùng đất là thủ phủ của dâu tằm, chị Ánh sớm tiếp xúc với con tằm, một loài có họ hàng gần gũi với loài bướm nên rất yêu quý loài này. Lớn lên chi Ánh vun đắp ước mơ nuôi bướm làm tranh và bàn tay kỳ diệu của cô gái khuyết tật đã nối tiếp vòng đời cho chúng, đưa hàng ngàn con bướm vào tranh thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Những cánh bướm đã làm thay đổi cuộc đời của chị.

Để có được những bức tranh làm từ hàng ngàn con bướm, chị Ánh đã phải trải qua quá trình nuôi bướm, chăm sóc rất kỳ công. Chị tâm sự :“ sau khi đã tích lũy được chút vốn liếng và kiến thức về loài bướm, tôi bắt đầu thực hiện ước mơ nuôi bướm làm tranh.
Đầu tiên, tôi dành thời gian tìm hiểu và sưu tầm các giống bướm từ nhiều vùng miền, đặc biệt là giống bướm ở khu vực nam Tây Nguyên rồi mới làm trại nuôi bướm”.
Cũng theo chị, thế giới bướm rất đa dạng và muôn màu, có bướm ngày và bướm đêm mỗi loài một màu sắc rực rỡ khác nhau. Để những bức tranh sống động, chị Ánh phải sưu tầm đủ loài đem về nuôi.
Quá trình nuôi và chăm sóc bướm không hề dễ dàng. Ngoài việc nắm bắt kỹ thuật, người nuôi bướm đòi hỏi phải có niềm đam mê và sự kiên nhẫn. Chị Vũ Thị Nguyệt Ánh chia sẻ: “ để nắm rõ về từng loài bướm, nhiều lúc tôi phải ăn ngủ luôn tại trại nuôi bướm để theo dõi từng li từng tí những biến đổi của chúng. Sau đó tôi cho bướm phối giống, tùy theo giống bướm mà cho bướm mẹ đẻ trứng trên những loại lá cây khác nhau để sâu non nở ra có thức ăn phù hợp”.

Các bức tranh bướm của chị Ánh – Ảnh: Kim Đồng
Đặc biệt, đối với bướm, nguồn thức ăn rất quan trọng ,nó quyết định đến sự phát triển và màu sắc của bướm. Bởi vậy, đòi hỏi bản thân người nuôi bướm phải biết cách chọn thức ăn phù hợp cho bướm thì mới có bộ sưu tập bướm phong phú về màu sắc”. – Chị Ánh cho biết thêm.
Vào thời điểm bướm phá kén chui ra ngoài, người nuôi bướm phải rất kỳ công, túc trực đợi bướm đủ độ cứng và phát màu sắc rực rỡ nhất thì dùng thuốc chích cho bướm chết và dùng hóa chất xử lý để bảo quản được lâu.
Mỗi giống bướm có thời gian bướm phá kén chui ra khác nhau, có con vài chục phút đến vài giờ và thậm chí còn lâu hơn nữa. Nếu không canh chừng thì bướm trưởng thành sẽ bay mất.

Vào thăm cơ sở tranh bướm Ánh Kim của chị Ánh, nơi nuôi hàng ngàn con bướm và bức tranh nghệ thuật làm bằng bướm mới hiểu sự thành công của người thợ thủ công tranh bướm không đơn giản chút nào.
Từ việc nuôi bướm đến quá trình đưa hàng ngàn con bướm vào những bức tranh để có được tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi phải rất công phu, có ý tưởng sáng tạo.
Mỗi bức tranh bướm nghệ thuật đòi hỏi phải cần một khoảng thời gian lâu dài. Chị Ánh cho biết: “ tranh làm từ thân con bướm thì làm rất nhanh, nhưng những bức tranh làm từ cánh bướm đòi hỏi phải rất kỳ công và làm rất lâu. Những bức tranh thông thường chỉ tốn vài chục phút hoặc vài giờ đồng hồ với giá bình quân từ vài trăm đến một triệu đồng. Còn những bức tranh mất khoảng 1- 2tháng/bức, giá trị mỗi bức trên chục triệu.


Ngắm những bức tranh do chị Ánh và người thợ thủ công làm tại cơ sở Ánh Kim được lồng khung kính, có tên khoa học từng chủng loại khác nhau, với đủ đề tài, loại tranh muôn màu… chúng tôi như lạc vào mê cung của thế giới tranh bướm.
Cầm trên tay bức tranh có giá trị nhất, chị Ánh cho biết: “ Đây là bức tranh phố cổ Hà Nội được làm từ hàng ngàn cách bướm, rất nhiều người đặt mua có giá hơn chục triệu đồng”.
Cũng nhờ những con bướm, đôi bàn tay kỳ diệu của của cô gái khuyết tật Vũ Thị Nguyệt Ánh. Sau hơn 15 năm thành lập, giờ đây cơ sở tranh bướm của cô gái khuyết tật Vũ Thị Nguyệt Ánh đã trở thành một kho tàng của bướm, không chỉ là thú chơi mà còn phục vụ cho những ai yêu thích khoa học khám phá về thế giới tự nhiên sống động của loài bướm.
Không dừng lại ở đó, những tác phẩm tranh bướm của cơ sở đã trở thành điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tìm đến tham quan.

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe