[post-views]

Đánh giá:
5/5

Làng nghề đúc đồng Đại Bái thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là một trong số ít làng nghề đúc đồng nổi tiếng ở Việt Nam. Cùng tìm hiểu một số thông tin giới thiệu về làng nghề đúc đồng nổi tiếng này, để bạn có một cái nhìn chân thực về nơi mà những sản phẩm được tạo ra từ tay các nghệ nhân nổi tiếng ra sao…

 

Phường Hàng Đồng là một trong 36 phố phường của Thăng Long Hà Nội xưa. Trải qua hang ngàn năm biến đổi, ngày nay phường nghề đã đổi thành phố nghề, nếu chúng ta có dịp qua phố nghề hàng đồng sẽ thấy các sản phẩm được làm và bán ra từ chất liệu Đồng rất phong phú và đẹp mắt. Theo lịch sử ghi lại thì quê hương của phố Đồng chính là Làng Gò đúc Đồng Đại Bái ( Hay còn gọi là Làng Bưởi Nồi)– Gia Bình – Bắc Ninh, một làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, nơi cho ra đời những sản phẩm được gò và đúc từ chất liệu Đồng qua những bàn tay nghệ nhân, và những người thợ lành nghề, sản phẩm có tính mỹ thuật cao

mang đậm tính dân gian và đượm tính sáng tạo.

Đại Bái từ xa xưa đã nổi tiếng là làng thủ công truyền thống chuyên sản xuất đồ đồng phục vụ về mặt dụng cụ gia đình, ban đầu mới chỉ làm xoong nồi thô sơ, sau mới có ấm, mâm, chậu thau và cho đến đầu thế kỷ XI nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền, dân làng tôn ông là “Tiền tiên sư”, bởi ông là người biết lo tổ chức sản xuất cho làng nghề và sáng tạo mẫu. Tạo ra nhiều loại sản phẩm có tính thẩm mỹ cao như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh đồng, chữ đồng mỹ nghệ, hoành phi, cuốn thư câu đối bằng đồng…

Theo như nguồn tài liệu địa chí Phong Thổ Ký trước đây thì Đại Bái cổ xưa còn có tên là làng Văn Lãng nằm trên một dải đất cao bên bờ Bái Giang, một nhánh của song Thiên Đức cũ, phong cảnh vùng đất này rất hài hòa êm ả, đất bằng phẳng, dân cư trù phú. Ngày nay sông Bái chỉ còn là một hồ chứa nước lớn bên đình mà thôi.

Theo lịch sử được ghi lại thì ông Nguyễn Công Truyền sinh năm 989 ở làng nghề Đại Bái, mất ngày 29/9 (âm lịch) năm 1060. Xuất thân của ông từ một gia đình nhà nho. Năm 995 lúc lên 6 tuổi ông theo cha mẹ vào Thanh Nghệ để sinh sống ( Hiện nay làng đó cũng gọi là làng Đại Bái, làng Bưởi và cũng làm nghề đúc đồng). Ông vào quân ngũ sớm và đến năm 25 tuổi ông làm quan Đô úy của triều Lý, được phong là “Điện tiền tướng quân”. Tháng 3 năm 1018 ông trở về quê hương Đại Bái thăm họ hàng. Sau này khi cha mất ông từ quan và đưa mẹ về quê hương phụng dưỡng, do có hiểu biết về nghề đúc đồng và chế tác các sản phẩm từ đồng trước đó nên ông đã tổ chức sản xuất nghề đúc đồng tại quê hương. Ông cho đón thợ, mở lò dèn về sửa chữa nông cụ sản xuất giúp bà con cải tiến sản xuất. Đế

n thế kỷ XV, XVI làng có 5 ông tiến sỹ: Nguyễn Viết Lai, Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Viết Thái, Phạm Ngọc Thanh và Nguyễn Công Tám. Sau khi đỗ đạt phong quan về làng các ông chú trọng tổ chức mở rộng sản xuất và phân công chuyên môn hóa ngành nghề và thành lập các phường sản xuất riêng từng loại mặt hàng như: Phường chuyên gò nồi đồng, phường làm mâm, phường làm ấm, phường làm thau, phường làm đồng lá…và một phường hàng chợ chuyên để mua bán cung cấp nguyên vật liệu , tiêu thụ hàng hóa. Nhờ có sự phân công tập chung, tổ chức hoàn thiện đã giúp cho Đại Bái nhanh chóng phát triển với nghề đúc đồng, gò đồng nâng cao kỹ thuật luyện đồng. Lấy đất sét ở bờ sông xây lò đúc, lấy bùn ao nhào với tro trấu làm nơi luyện đồng, lấy đồng pha kẽm làm đồng thau và

sáng chế ra thuốc hàn đồng… Để đến bây giờ, Đại Bái đã lừng danh trên Việt Nam và được vinh danh là làng nghề đúc đồng truyền thống của đất nước.

Làng nghề Đại Bái nhanh chóng phát triển với nghề đúc đồng, gò đồng và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Làng nghề đúc đồng Đại Bái được biết đến với kỹ thuật đúc đồng đỉnh cao, hoa văn trạm trổ đẹp như tượng đồng,tranh đồng, đồ thờ bằng đồng bằng phương pháp luyện pha chế kim loại, người nghệ nhân làng nghề Đại Bái còn biết chế tạo ra các dàn cồng chiêng có âm thanh ấm ngân nga.

Sản phẩm đúc đồng của làng nghề Đại Bái không chỉ có mặt rộng rãi trong nước mà còn phổ biến ở các nước châu Á, châu Mỹ và châu Âu.

Làng nghề Đại Bái ngày một phát triển rộng rãi, là điểm đến lý thú của du khách trong nước và quốc tế, xứng danh làng nghệ tiêu biểu của Việt Nam.

Quy trình đúc đồng

1) Tạo mẫu trước khi đúc đồng
– Dùng đất sét chuyên ngành điêu khắc đắp mẫu theo quy định, chỉnh sửa đường nét, ngôn ngữ điêu khắc của thành phẩm trên từng thành phẩm

– Khi đạt được yêu cầu làm khuôn thạch cao âm bản chỉnh sửa đổ ra khuôn thạch cao

– Bản chỉnh sửa đường nét như phát thảo đã được duyệt

2) Tạo khuôn cho mẫu vật phẩm đồ đồng
– Dùng đất + Chấu + Giấy gió Để làm khuôn âm bản (Khuôn mở hay còn gọi là khuôn 2 nửa)

– Sau đó dùng đất bùn củ + Chấu + Bột chịu nhiệt làm cốt bên trong (gọi là làm thao)

– Nung chín khuôn ở nhiệt độ 700 độ C, sau đó để nguội căn chỉnh độ dày mỏng của phần đồng, đạt theo yêu cầu kỹ thuật

– Chỉnh sủa khuôn, lau nhãn, quét sơn chịu nhiệt nung lại 1 lượt nữa ở nhiệt độ 500 độ C, ghép khuôn thành 1 khối

3) Nấu chảy đồng nguyên liệu
Nấu đồng ở nhiệt độ 1200 độ C, khi đồng chảy hết pha tỷ lệ Thiếc + Chì + Kẽm theo yêu cầu, chỉnh nhiệt độ la 1250 độ C, nước đồng lỏng đạt theo yêu cầu lúc đó đưa ra và rót vào khuôn

4) Rót đồng vào khuôn
Trước khi đúc đồng và các hợp kim nóng chảy vào khuôn phải nung khuôn nóng đều, đủ độ nhiệt cho đồng chảy đều trong khuôn. Đây là khâu khó nhất phải nhờ kinh nghiệm của đôi mắt và khả năng phán đoán của nghệ nhân.

5) Hoàn thiện sản phẩm và kiểm tra vật phẩm trước khi đưa ra thị trường
Sau khi khuôn nguội, dỡ khuôn lấy sản phẩm ra mài, giũa, đục, tách, mà rũa theo mẫu và con mắt của nghệ nhân phải đồng sắc – đồng khí mới đạt yêu cầu kỹ thuật , nghệ thuật. Khó đúc nhất là các loại: sản phẩm có các thành phần chi tiết nhỏ, tượng chân dung Phật, người phải có thần thái; chuông, khánh đánh lên phải trong trẻo, ngân vang.

Khi xong mỗi vật phẩm đều được người thợ kiểm tra tỉ mỉ từng chi tiết đến khi xuất cho bên trừng bày để bày bán. Một số sản phẩm còn có các khâu phụ thêm nữa để giúp sản phẩm đẹp hơn, bền hơn, càng dùng càng thích.

Quy trình đúc đồng tưởng trông đơn giản là vậy nhưng thực sự ra nó là rất nhiều công đoạn phức tạp được chúng tôi nói ngắn gọn lại cho quý khách dễ hiểu. Hi vọng rằng quý khách sẽ có một cái nhìn khái quát về các vật phẩm đẹp đẽ này. Mọi yêu cầu tư vấn hay đặt hàng sản phẩm xin vui lòng quý khách gọi điện ngay cho chúng tôi theo số điện thoại bên cạnh. Chúc quý khách luôn được như ý làm ăn phát đạt và may mắn.

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe