[post-views]

Đánh giá:
5/5

Có thể bạn đã gặp đâu đó một không gian văn phòng mới lạ, một quán cà phê trẻ trung, một ngôi nhà hiện đại mà ấn tượng để lại chính là những mảng trang trí đầy cảm xúc được ứng dụng từ những bức tranh. Tranh gạo tuy chưa thực sự phổ biến nhưng đây là một xu hướng mới và ngày càng được ưa chuộng.việc chơi tranh gạo trong nội thất cũng được rất nhiều thiết kế trẻ quan tâm, xuất phát từ nhu cầu tìm tòi cái mới trong thiết kế của chính họ cũng như từ phía khách hàng.

Ngày Tết với mỗi dân tộc mang một ý nghĩa rất đặc biệt, không chỉ bởi đó là lúc mỗi người ý thức về thời gian đi qua, bỏ lại sau lưng những điều chưa may mắn để khởi đầu cho một mùa mới, mà còn là thời điểm lý tưởng để duy trì vẻ đẹp của phong tục tập quán riêng của quốc gia mình. Một trong những phong tục đẹp đã được duy trì bao thế kỉ qua và không hề bị mai một đi, là phong tục tặng quà Tết.

Tặng quà cho nhau trong mỗi dịp Xuân về, Tết đến là một nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có từ lâu đời của các dân tộc trên thế giới. Tùy theo phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa riêng của từng nước, mỗi dân tộc, mỗi vùng dân cư có một tập tục tặng quà Tết của mình.

Thông thường với nước Mỹ và các nước Châu Âu thì thời điểm để tặng quà rôm rả nhất là vào dịp Giáng Sinh và Lễ tạ ơn, kéo dài đến Tết (Tây). Quà tặng thường rất đa dạng từ các vật hữu dụng hiện đại như quần áo, trang sức cho đến các món quà tinh thần như hoa tươi, chocolate, thực phẩm chế biến…

Ở xa tận Châu Phi, nhân dân quần đảo Cơ-Rít đến thăm nhau trong ngày Tết thường mang đến một tảng đá to, đặt lên bàn tiệc mùa Xuân của gia chủ rồi nói những lời chúc tốt đẹp nhân dịp Xuân về. Cuối lời chúc bao giờ cũng có câu:”Mong sao năm mới sẽ có khối vàng nặng như tảng đá này đến nhà bạn “.

Ở miền nam nước Pháp còn đang lưu truyền một tục lệ đẹp. Sáng mồng một Tết, người phụ nữ đầu tiên trong làng ra bến lấy nước sẽ để lại ở đấy một chiếc bánh ngọt do mình tự tay làm. Người thứ hai đến sẽ lấy chiếc bánh đó đi và để lại chiếc bánh của mình.Cứ thế mà những ngày đầu xuân, các bà nội trợ trong làng đã trao đổi với nhau những chiếc bánh ngon lành, vừa để chúc mừng nhau năm mới, vừa để khoe tài nội trợ của mình.

Riêng với người Á Đông nói chung và người Việt ta nói riêng, ngày Tết cổ truyền mới chính là lúc để mọi người dành cho nhau sự quan tâm và thắt chặt tình cảm thông qua việc biếu tặng quà. Hơn thế nữa, tặng quà Tết không chỉ đơn thuần là quan hệ tình cảm mà còn biểu hiện như một phép ứng xử của đạo lý làm người. Các loại quà biếu tặng thường được cân nhắc rất kỹ càng, vì đó không chỉ là quà, mà còn chuyên chở nhiều thông điệp về sự an khang thịnh vượng trong năm mới.

Ngoài những món quà quen thuộc thường dành để biếu Tết như giỏ quà với bánh kẹo, rượu bia, giò chả, gà trống thiến, chậu lan hay cành mai, cành đào…, những năm gần đây người ta còn dành tặng nhau những cuốn sách hay những bức tranh gạo thay cho những lời chúc mừng ý nghĩa. Và chắc hẳn, sớm mồng một Tết, không thể thiếu những phong bao lì xì đỏ thắm để con cháu kính chúc ông bà mạnh khoẻ, trường thọ; để trẻ con được phát vốn lấy may…

Có thể thấy, khắp nơi từ Đông sang Tây, mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có tục lệ và cách tặng quà Tết độc đáo riêng của mình, nhưng tất cả đều gặp nhau ở một điểm: cầu chúc an lành và may mắn cho năm mới.

Rất mộc, rất thuần Việt, tranh nghệ thuật lấy gạo làm chất liệu chủ đạo như gợi nhắc ta về một nét giá trị mới rất đáng quan tâm của hạt gạo. Tranh từ chất liệu gạo thể hiện mọi chủ đề của cuộc sống. Treo tranh gạo như mang cả tâm hồn Việt vào nhà hoặc sẽ là một món quà có ý nghĩa đặc sắc và mới lạ cho người bạn yêu thương vào dịp Tết Nguyên đán, Trung Thu, ngày 20-11, Valentine,Giáng Sinh, quà sinh nhật, Quà tặng tranh gạo, Tân gia , Đám cưới… 

Hạt gạo, là sản phẩm kết tinh từ cây lúa, thứ cây gắn liền với lịch sử nền văn minh lúa nước. Từng hạt gạo bé nhỏ, trắng trong, tinh khiết tự ngàn xưa đã gắn bó với mỗi nếp nhà Việt, mỗi hồn Việt. Mỗi bát cơm được nấu từ gạo là một hình ảnh rất đỗi bình thường nhưng lại cực kì quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

Người ta trân trọng giá trị của hạt gạo, ví như hạt ngọc vì đó là thành quả lao động mà người nông dân quanh năm phải dãi nắng, dầm mưa, đổ bao mồ hôi và sức lao động cực nhọc nơi đồng ruộng. Hình ảnh người nông dân, cây lúa, hạt gạo là mảng màu không thể thiếu cho những bức tranh làng quê từng được ngợi ca qua những câu ca dao, những bài thơ, bài hát. Ngày nay, hạt gạo còn có một giá trị mới trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật vả người xem tranh cảm nhận được sự phá cách đặc sắc trong sáng tạo nghệ thuật. Tranh gạo là sản phẩm chứng minh giá trị quý báu và toàn diện của hạt gạo Việt Nam.
Mỗi bức tranh gạo được hoàn chỉnh, phải trải qua nhiều thời gian thực hiện, với những công đoạn như:
– Chọn mua những hạt gạo thon đều và săn chắc mới hạn chế gãy, nát trong quá trình rang. Việc lựa chọn loại gạo và chất lượng gạo là yếu tố quyết định để thực hiện công đoạn tiếp sau đó là rang.
– Trong quá trình rang gạo, tùy theo mỗi sắc độ màu mà điều chỉnh thời gian và nhiệt độ rang gạo để cho ra sắc độ phù hợp. Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi kinh nghiệm và linh cảm nghề nghiệp của mỗi người, mà muốn có những yếu tố này phải trải qua một thời gian dài kiên nhẫn thực hiện và cả những lần thất bại mới đúc kết được.
– Nghiên cứu chủ đề, phác thảo hình ảnh trên khung gỗ ép.
– Sắp xếp tỉ mỉ từng hạt gạo lên khung gỗ ép để tạo hình, công đoạn này phức tạp và đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự khéo léo để tạo sự hòa hợp giữa các màu của bức tranh.
– Khi sắp xếp xong hình ảnh đã phác thảo thì phun keo để cố định vị trí cho từng hạt gạo.
– Đem phơi dưới nắng khoảng hai đến ba ngày để gạo khô và dính chặt vào gỗ.
– Sau đó xử lý bề mặt bằng lớp hóa chất để chống ẩm mốc, mối mọt và giữ màu sắc tự nhiên được lâu hơn.
– Cuối cùng, lắp vào khung (Khung gỗ) là hoàn chỉnh sản phẩm tranh gạo.

Công ty TNHH Mỹ Nghệ Thái Hoàng

VP1: 128A Trần Phú, P.4, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

VP2: 1354 Phạm Văn Thuận, Biên Hòa – Đồng Nai

Xưởng:  22/116B Tổ 20, KP 3, P. Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai.
Điện thoại: 0902 452 092
Email: tranhgaothaihoang@gmail.com

Web:

www.tranhgaothaihoang.com

www.atago.com.vn

www.tranhgao.top

Showroom: 128 A Trần Phú- P.4- Q.5- TP.HCM

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe