[post-views]

Đánh giá:
5/5

Thêu chữ thập hay còn gọi là X-stitch là phương pháp thêu trên những loại vải thô có chia các ô đều để các mũi thêu có thể thành hình chữ thập một cách đều đặn. Có hai loại vải chính dùng để thêu Cross-Stitch là vải Aida và vải Evenweave (vải thô). Vải Aida là loại vải chính dùng để thêu Cross-Stitch.

Lịch sử
Họa tiết hoa văn trên cotton. Khăn trải bàn, Hungary, giữa thế kỷ 20

Thêu chữ thập là một trong những hình thức lâu đời nhất của nghề thêu và có ở khắp nơi trên thế giới.[1] Nhiều bảo tàng truyền thống trưng bày những mẫu quần áo được trang trí bằng thêu chữ thập, đặc biệt là ở châu Âu và châu Á.

Thêu chữ thập 2 chiều bằng chỉ cotton đỏ và đen với họa tiết hình học hoặc hoa văn trên vải lanh là nét đặc trưng của nghề thêu dân gian ở Trung và Đông Âu.[2]

Thêu chữ thập đã xuất hiện từ cả ngàn năm trước, trên địa bàn gần như là khắp thế giới. Người ta đã tìm thấy những hoạ tiết thêu chữ thập trên tấm trang trí bàn thờ Chúa trời ở Jelusalem, trên trang phục các thổ dân da đỏ châu Mỹ, trên đồ trang sức của thổ dân châu Úc, trên hoàng bào của vua Trung quốc và trên…. gấu váy của cô gái H’mông Việt nam. Tuy nhiên, thêu chữ thập mới phát triển thành loại hình tranh thêu nghệ thuật vài thập kỷ gần đây. Khởi nguồn từ châu Âu, loại hình này đã nhanh chóng được lan sang châu Mỹ và châu Á, bùng phát tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Hiện nay tranh thêu chữ thập rất phổ biến ở Việt Nam,nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn.Cách thêu đơn giản nên ai cũng có thể thêu được.Mẫu mã đậm chất dân tộc nhưng cũng không kém phần hiện đại.Có thể dùng làm quà tặng sinh nhật,quà thôi nôi hoặc quà tặng tân gia,hay đơn giản chỉ là một món đồ trang trí trong nhà.Hiện nay đã có công nghệ tiên tiến hiện đại nên tranh thêu đã được in sẵn không cần phải nhìn Chap để thêu nữa.Có mặt ở Việt Nam vào năm 2009,đến nay tranh thêu chữ thập đã có sự phát triển rõ rệt.Tranh thêu chữ thập là 1 bước tiến lớn của ngành công nghệ.

Tranh thêu chữ thập, một nét đẹp văn hóa

Vài ba năm nay, bên cạnh kiểu thêu truyền thống, những người yêu thích thêu tranh ở Hà Nội bắt đầu làm quen với kiểu thêu cross stitch hay còn gọi là thêu chữ thập trên nền vải đã được hồ cứng, có các ô vuông đều nhau để các mũi thêu thành hình chữ thập đều đặn. Đây là kiểu thêu đơn giản, nhưng mẫu thêu khá phong phú.

Tuy kiểu thêu tranh này mới phổ biến nhưng đây là một trong những kiểu thêu có từ lâu đời và đã từng rất thịnh hành ở các nước phương Tây. Bằng sự giản đơn, gọn nhẹ, kết hợp với sự hiện đại, tranh thêu chữ thập trở thành thú vui giải trí của nhiều chị em, không phân biệt tuổi tác và cả một số “đấng mày râu”. Cách thức thêu khá đơn giản, người ít khi cầm đến kim, chỉ, vải cũng làm được chỉ sau một thời gian ngắn. Một bộ mẫu thêu đầy đủ (còn gọi là bộ kit) bao gồm vải, kim chỉ, bút mầu và mẫu thêu. Các họa hình thêu cũng rất đa dạng, từ các mẫu về khung cảnh thiên nhiên, phong thủy, các bức tranh về con người, đồng hồ, gối, khăn trải bàn và chữ thư pháp: Trí, Tâm, Nhẫn, Phúc, Lộc, Thọ…

Với kinh nghiệm trong nghề lâu năm, chị Nguyệt, nhân viên shop tranh thêu chữ thập Candy trên phố Lý Nam Đế (Hà Nội) chia sẻ: Thêu tranh này tuy không cần nhiều sự khéo léo nhưng người thêu phải có sự tinh mắt và kiên trì. Vì là hình chữ thập nên khi thêu dấu sắc ở trên thì phải sắc hết, dấu huyền ở dưới thì phải huyền hết. Kỹ thuật này làm bức tranh có các mũi thêu đều nhau hơn. Vì chỉ thêu hình chữ thập theo những bảng mầu đã được đánh dấu sẵn sao cho có sự hài hòa giữa các mầu để tranh nổi bật. Mẫu dễ thì chỉ có một mầu dành cho người tập thêu nhưng nhiều mẫu lên tới 68 mầu, thậm chí lên đến cả trăm mầu. Một bức tranh thêu cần phải qua một số bước cơ bản như: căng khung thật phẳng, chấm trước khi thêu, thêu từng mảng to, thêu cả hai tay giúp tiết kiệm thời gian, bỏ qua một lần kéo chỉ và nhất là khi thêu không được xoắn lại sẽ làm bức tranh mất độ mịn, bóng…

Đến với thêu tranh chữ thập phần lớn là phụ nữ, mỗi người có một ý tưởng và mục đích riêng. Người thì vì sự tò mò, thích thú, người vì muốn xả stress, thư giãn hay đơn giản là muốn tự tay tạo nên một bức tranh thêu trang trí trong nhà…, song ai nấy đều hào hứng, thích thú khi tác phẩm hoàn thành.

Tuy có con nhỏ mới gần một tuổi, nhưng chị Trang ở ngõ Thổ Quan (Khâm Thiên, Hà Nội), vẫn cố gắng sắp xếp thời gian công việc ở cơ quan và ở nhà một cách khoa học để thể hiện tình cảm của mình qua các bức tranh thêu. “Nhìn sản phẩm tự tay làm đẹp được trang trí ở nhà mình, nhà bố mẹ, bạn bè… tôi thấy hết mệt nhọc, rất vui và hạnh phúc”- chị Trang chia sẻ. Quả thật, nhìn bức tranh Cây tình yêu chị thêu tặng bố mẹ, hay các linh vật thêu ứng với tuổi của mỗi đứa cháu… từng đường kim, mũi chỉ, mầu sắc thật bắt mắt mới cảm nhận hết được tình thương yêu chị dành cho người thân.

Nhiều người nhờ thêu tranh đã rèn luyện cho mình tính kiên trì, nhẫn nại và phần nào tránh được những áp lực căng thẳng trong cuộc sống. Hiện là sinh viên Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp, Hồng Anh tâm sự: Em là sinh viên năm cuối nên việc học chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Nhiều khi em cũng muốn tham gia các lớp học ngoại khóa để thư giãn nhưng không có thời gian. Một lần đi qua cửa hàng bán tranh thêu, em thấy những bức tranh lạ, hay hay, mê luôn. Lúc đầu, em thêu tranh như một cách ôn lại những kỷ niệm xưa khi còn học thêu thuở nhỏ, sau rồi trở thành say mê. Đây thật sự là một cách xả stress hữu ích, đồng thời giúp em hoàn thiện mình, khéo léo và dịu dàng hơn.

Xu hướng tìm một công việc có ích trong thời gian rảnh rỗi đang là nhu cầu của các bạn trẻ. Với sự năng động, Thanh Thúy (Đại học Kinh tế quốc dân) bộc bạch: “Ban đầu em chỉ thêu những sản phẩm đơn giản như móc chìa khóa, túi đựng điện thoại, hộp đựng đồ, ví… để trang trí hoặc tặng người thân. Sau được nhiều người khen đẹp hỏi mua, em cùng bạn bè mở cửa hàng nhỏ tại nhà, thêu tranh theo yêu cầu của khách để cải thiện thu nhập, tự chủ trong việc chi tiêu ở thời buổi giá cả tăng cao như bây giờ”.

Không chỉ người trẻ thích thú với công việc này, người lớn tuổi cũng thích. Với họ, thêu tranh là một hình thức nâng cao sức khỏe, tinh thần. Cô Phương nhà ở Khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội), năm nay ngoài 60 tuổi nhưng rất yêu thích thêu tranh. Cô cho biết, các khớp tay đã có triệu chứng lão hóa, cho nên việc thêu tranh đã giúp cô luyện các khớp tay dẻo hơn. Sáng sớm mỗi ngày sau thời gian tập thể dục dưỡng sinh, cô đi tìm các mẫu để thêu. Bức tranh đầu tiên cô hoàn thiện là bức thư pháp thêu chữ “Nhẫn”. Cô muốn tặng các con như là lời nhắc nhở về cách sống, ứng xử trong cuộc sống…

Dạo quanh các cửa hàng tranh thêu ở Hà Nội: phố Lý Nam Đế, Ngụy Như Kon Tum, Ngã tư Vọng… điều khiến tôi ngạc nhiên là có cả đấng mày râu thêu tranh. Cầm trên tay bức tranh thêu phong cảnh, anh Minh ở Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) nói, anh mua bức tranh này về để hai bố con cùng thêu làm quà sinh nhật tặng mẹ. Người phụ nữ của anh khi nhận sản phẩm của hai bố con, dù có thể mũi thêu chưa đẹp nhưng chắc sẽ cảm động và hạnh phúc vô cùng…

Cuộc sống dù còn nhiều lo toan bộn bề, nhưng qua những sản phẩm tranh thêu công phu, chất chứa bao tình cảm sâu lắng trong đó, mỗi người sẽ thấy tâm hồn mình lắng lại. Hãy sống chậm một chút để cảm nhận được tình thương yêu. Ngược dòng thời gian về với quá khứ, tôi chợt nghe thấy đâu đó tiếng vọng của tuổi thơ, ngày mẹ dạy những mũi thêu đầu tiên…

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe