[post-views]

Đánh giá:
5/5

Dòng Thiền Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông (1258-1308), pháp-danh Điều-ngự Giác-hoàng khởi lập. Nhà vua được thờ là “Tổ Thứ Nhất”. “Tổ Thứ Hai” là thiền-sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330), soạn-giả bộ sách Thạch thất mị ngữ (石室寐語). “Tổ Thứ Ba” là thiền-sư Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334).

Trúc Lâm Tam Tổ

Trúc Lâm Tam Tổ là ba vị tổ thiền-phái Trúc Lâm.

Dòng Thiền Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông (1258-1308), pháp-danh Điều-ngự Giác-hoàng khởi lập. Nhà vua được thờ là “Tổ Thứ Nhất”.

Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 14 hoặc 16 tháng 12 năm 1308) là vị hoàng đếthứ ba của vương triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1278 đến năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng từ năm 1293 cho đến khi qua đời. Trần Nhân Tông được nhiều sử gia đánh giá là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ 13, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng cương thổ đất nước.[1][2] Ngoài ra, ông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.[3]

Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đã được truyền ngôi vào tháng 11 năm 1278 – lúc ông chưa đầy 20 tuổi. Vị hoàng đế trẻ sớm phải đương đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Mông-Nguyênhùng mạnh ở phương Bắc. Do vậy, ngay sau khi lên ngôi Trần Nhân Tông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế và ổn định chính trị – xã hội của Đại Việt, đồng thời xây dựng quan hệ tích cực với nước láng giềng phía nam là Chiêm Thành. Năm 1285, hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt huy động một lực lượng lớn (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư là 50 vạn người) tấn công Đại Việt.[4][5] Quân dân Đại Việt ban đầu gặp nhiều tổn thất; nhưng dưới sự chỉ huy của vua Nhân Tông, thượng hoàng Thánh Tông và Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, người Việt đã dần dần xoay chuyền tình thế và đánh bật quân Nguyên về nước. Sau đó, 2 vua Trần và Hưng Đạo vương tiếp tục lãnh đạo dân Việt đánh bại một cuộc xâm lược khác của Mông–Nguyên vào năm 1287.

Sau khi đẩy lùi các cuộc xâm lược của người Mông, Trần Nhân Tông đã khôi phục được sự ổn định và hưng thịnh của Đại Việt, đồng thời thực thi phương sách ngoại giao vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn với nhà Nguyên. Năm 1293, ông truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái thượng hoàng.[2][6] Sau đó Nhân Tông xuất gia tu hành theo đạo Phật và lấy hiệu Trúc Lâm đại sĩ (竹林大士); nhưng ông vẫn tham gia điều hành chính sự, đánh dẹp quân Ai Lao xâm phạm biên giới và mở rộng bờ cõi về phương Nam bằng phương pháp ngoại giao.[7] Trần Nhân Tông cũng chính là vị tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế.[8]

Thân thế

Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm (陳昑), sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (tức 7 tháng 12 năm 1258). Ông là con trai trưởng của Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu Trần Thị Thiều. Theo mô tả của Đại Việt Sử ký Toàn thư, Trần Khâm ngay từ khi sinh ra đã được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, nên vua cha và ông nội – thái thượng hoàng Trần Thái Tông đã gọi ông là Kim Tiên đồng tử (金仙童子).[1] Các chú giải của Trần Quang Chỉ trong tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ cho biết Trần Khâm đã được dạy kỹ về hệ thống tư tưởng Phật-Lão-Nho và am hiểu tường tận giáo pháp nhà Phật. Ông cũng đạt được trình độ cao về các lĩnh vực như quân sự, âm nhạc, lịch số học và thiên văn học.[5]

Năm 1274, khi Trần Khâm 16 tuổi, ông được vua Trần Thánh Tông chỉ định làm Thái tử nối ngôi.[9] Theo sách Thánh đăng ngữ lục (một tác phẩm khuyết danh về sự nghiệp tu Phật của 5 vua đầu thời Trần, được viết vào khoảng thế kỷ 14), Trần Khâm đã nhiều lần từ chối ngôi Thái tử và thuyết phục Trần Thánh Tông lập em ông lên thay, nhưng không được vua cha chấp thuận. Thậm chí có lần Trần Khâm định trốn lên núi Yên Tử ẩn tu, khiến vua Trần Thánh Tông phải sai quan quân đi tìm và thỉnh cầu ông về kinh đô.[10] Trần Khâm đành chấp nhận ngôi Thái tử, nhưng ông vẫn duy trì nếp sống thanh tịnh trên tinh thần Phật giáo; ông cũng dành nhiều thời gian đàm đạo với thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ (tức Hưng Ninh vương Trần Quốc Tung – anh họ của Trần Thánh Tông) và tôn xưng vị này làm thầy mình.[5][10]

Hoàng đế Đại Việt

Ngày 22 tháng 10 âm lịch năm Mậu Dần (tức ngày 8 tháng 11 năm 1278), Trần Khâm được cha truyền ngôi, trở thành vua Trần Nhân Tông. Ông tự xưng làm Hiếu Hoàng (孝皇) và lấy niên hiệu Thiệu Bảo (紹寶) vào mùa xuân năm 1279. Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng và cùng trị vì với Nhân Tông cho đến khi mất năm 1290.[11][12] Trong suốt thời trị vị của mình, Nhân Tông đã sử dụng 2 niên hiệu là Thiệu Bảo (1279 – 1285) và Trùng Hưng (重興) (1285 – 1293).

Sơ tổ Trúc Lâm

Thiền sư Việt Nam
Tam.jpg
Sơ khai

  • Khương Tăng Hội, Mâu Tử

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi

  • Pháp Hiền, Huệ Nghiêm, Thanh Biện
  • Định Không, Đinh La Quý, Vô Ngại
  • Pháp Thuận, Thiền Ông, Sùng Phạm
  • Ma Ha, Pháp Bảo, Vạn Hạnh
  • Định Huệ, Đạo Hạnh, Trì Bát
  • Thuần Chân, Đạo Pháp, Huệ Sinh
  • Minh Không, Bản Tịch, Thiền Nham
  • Quảng Phúc, Khánh Hỉ, Giới Không
  • Pháp Dung, Thảo Nhất, Trí Thiền
  • Đạo Lâm, Chân Không, Tịnh Thiền
  • Diệu Nhân, Viên Học, Viên Thông,
  • Y Sơn

Thiền phái Vô Ngôn Thông

  • Cảm Thành, Thiện Hội, Vân Phong
  • Khuông Việt, Đa Bảo, Định Hương
  • Thiền Lão, Viên Chiếu, Cứu Chỉ
  • Bảo Tính, Minh Tâm, Quảng Trí
  • Lý Thái Tông, Thông Biện, Đa Vân
  • Mãn Giác, Ngộ Ấn, Biện Tài
  • Đạo Huệ, Bảo Giám, Không Lộ
  • Bản Tịnh, Bảo Giác, Viên Trí
  • Giác Hải, Trí Thiền, Tịnh Giới
  • Tịnh Không, Đại Xả, Tín Học
  • Trường Nguyên, Tĩnh Lực, Trí Bảo
  • Minh Trí, Quảng Nghiêm, Thường Chiếu
  • Trí Thông, Thần Nghi, Thông Thiền
  • Hiện Quang, Tức Lự, Ứng Thuận

Thiền phái Thảo Đường

  • Lý Thánh Tông, Bát Nhã, Ngộ Xá
  • Ngô Ích, Hoằng Minh, Không Lộ, Định Giác
  • Đỗ Anh Vũ, Phạm Âm, Lý Anh Tông, Đạt Mạn
  • Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Đỗ Thường
  • Hải Tịnh, Lý Cao Tông, Nguyễn Thức, Phạm Phụng Ngự

Thiền phái Trúc Lâm

  • Đạo Viên, Thông Thiền, Nhật Thiển, Tức Lự
  • Chí Nhàn, Ứng Thuận, Tiêu Dao
  • Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thái Tông
  • Trần Nhân Tông, Thạch Kim
  • Pháp Loa, Hương Sơn, Pháp Cổ
  • Huyền Quang, Cảnh Huy, Quế Đường
  • Chuyết Chuyết, Chân Nguyên, Liễu Quán, Hương Hải

Tượng Giác Hoàng Trần Nhân Tông đặt trong tháp Huệ Quang

Tháng 10 (âm lịch) năm 1299, Nhân Tông rời đến Yên Tử (Quảng Ninh), lấy pháp danh Hương Vân Đại Đầu đà (香雲大頭陀) và tu hành theo thập nhị đầu-đà (mười hai điều khổ hạnh).[10] Ông còn có đạo hiệu là Trúc lâm đại đầu đà(竹林大頭陀), hay Trúc Lâm đại sĩ (竹林大士) và Giác hoàng Điều ngự (覺皇調御).[84][85] Vào thế kỷ 11-13, Phật giáo Đại Việt tồn tại chủ yếu dựa trên 3 dòng thiền Tì-ni-đa-lưu-chi, Thảo Đường và Vô Ngôn Thông. Điều ngự đã hợp nhất các tông phái này vào dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Thiền phái Trúc Lâm.[86] Đây được xem là giáo hội thống nhất đầu tiên của đạo Phật tại Việt Nam.[87] Thiền phái Trúc Lâm vừa tiếp thu nền tảng Phật giáo Nam Á và thiền Đông Độ, vừa sử dụng các giá trị văn hóa Việt Nam và khuyến khích Phật tử cống hiến cho xã hội trên nền tảng Từ bi – Trí tuệ của Phật pháp.[8][86] Bản thân Điều ngự không chỉ an cư tại Yên Tử, mà còn tổ chức nhiều buổi thuyết pháp cho tăng chúng ở các chùa như Phổ Minh (Thiên Trường), Sùng Nghiêm (Chí Linh), Vĩnh Nghiêm (Lạng Giang) và Báo Ân – Siêu Loại (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội).[88] Ông cũng xây dựng nhiều tự viện và đi giáo hóa trong cả nước, kể cả ở thôn quê lẫn thành thị. Trên cương vị là thượng hoàng-thiền sư, ông đã dạy dân bài trừ các tập tục mê tín, dị đoan và tu dưỡng đức hạnh theo giáo pháp Thập thiện (mười điều thiện).[7][89][15] Ông cũng khuyên bảo Anh Tông từ bỏ rượu chè, đồng thời đóng góp ý kiến cho các quyết sách của nhà vua.[90][91][7]

Tháng 3 âm lịch năm 1301, Giác hoàng Điều ngự du hóa đến châu Bố Chính – một vùng đất địa đầu phía nam của Đại Việt – và dựng lên am Trì Kiến. Từ Bố Chính, ông sang Chiêm Thành và ở lại đây gần một năm. Bài dẫn của Trần Quang Chỉ trong tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ đã mô tả về chuyến đi này rằng: Có lúc ngài viễn du hóa độ cho các nước lân bang, phía nam đến tận Chiêm Thành, đã từng khất thực ở trong thành. Vua nước Chiêm Thành biết được điều đó, hết sức kính trọng thỉnh mời, dâng cúng trai lễ, sắp sẵn thuyền bè nghi trượng, thân hành tiễn ngài về nước…”.[7] Cũng chính trong lần này, Điều ngự đã hứa gả con là công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân; để đáp lễ, Chế Mân xin nhượng hai châu Ô, Lý cho Đại Việt.[90][7] Hôn lễ giữa Huyền Trân với vua Chiêm được cử hành vào năm 1306. Vua Anh Tông sáp nhập hai châu Ô, Lý vào Đại Việt và đổi tên châu Ô thành châu Thuận, châu Lý thành châu Hóa.[92]

Sau cuộc vân du ở Chiêm Thành, Điều ngự về phủ Thiên Trường vào tháng 1 âm lịch năm 1303 để “mở hội Vô lượng pháp ở chùa Phổ Minh, bố thí vàng bạc tiền lụa để chẩn cấp dân nghèo trong nước và giảng kinh Giới thí” (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư).[90] Năm 1304, Điều ngự đến kinh đô Thăng Long và tiến hành lễ thọ giới Bồ tát cho vua Trần Anh Tông cùng vương hầu, quan lại trong triều.[10] Năm 1304, khi đang hoằng hóa tại huyện Nam Sách (Hải Dương), Điều ngự đã gặp và thu nhận Pháp Loa (Đồng Kiên Cương; 1284 – 1330) và làm đệ tử xuất gia. Sau đó ông đào tạo cho Pháp Loa trở thành người kế thừa thiền phái của mình.[93] Ngày 1 tháng 1 âm lịch năm 1308, Điều ngự chính thức công nhận Pháp Loa làm người nối pháp.[89] Lễ truyền đăng cho Pháp Loa được cử hành tại chùa Báo Ân-Siêu Loại và được tường thuật qua sách Tam Tổ thực lục (tờ 18b3-19a8) như sau:[3][93]

Tháp Huệ Quang, nơi chứa một phần xá lợi của Trần Nhân Tông.

Trong cuốn Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài (xuất bản năm 1995), tác giả Nguyễn Hiền Đức nhận định buổi lễ này đã cho thấy” Trúc Lâm muốn rằng vua Anh Tông và các đại thần trong triều đình phải chánh thức tôn kính Pháp Loa như “bậc thầy” giống như tôn kính Trúc Lâm. Ngoài ra, Trúc Lâm cũng muốn cho biết rằng: Từ vua, triều thần cho đến tất cả chư Tăng Ni, Phật tử cả nước phải công nhận Pháp Loa là vị Tổ thứ hai, thay thế Trúc Lâm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo thống nhất từ thời Trần, tức lãnh đạo phái thiền Trúc Lâm do Trúc Lâm Đầu Đà khai sáng.”.[89] Sách Trần Nhân Tông toàn tập (xuất bản năm 2006) của tiến sĩ Lê Mạnh Thát còn có nhận xét rằng việc ban tặng “ngoại thư kinh sử” cho Pháp Loa chứng tỏ Điều ngự yêu cầu đệ tử phải biết kết hợp lý tưởng Bồ-tát của Phật pháp với lý tưởng trượng phu của thế gian.[3]

Tháng 12 năm 1308, Điều ngự Trần Nhân Tông viên tịch trên đỉnh Ngọa Vân (Yên Tử). Về ngày mất của Điều ngự, sách Đại Việt Sử ký Toàn thư chép là ngày 3 tháng 11 âm lịch năm Mậu Thân (tức ngày 16 tháng 12 năm 1308) trong khi Thánh đăng ngữ lục viết là ngày 1 tháng 11 âm lịch (tức ngày 14 tháng 12). Thánh đăng ngữ lục đã tường thuật về cuộc đối thoại cuối cùng giữa Điều ngự với thị giả Bảo Sát:[10]

Xá lợi của Điều ngự được Anh Tông chia làm làm ba phần – một phần được chôn cất ở lăng Quy Đức (phủ Long Hưng), một phần được chứa trong bảo tháp Huệ Quang (Yên Tử) và phần còn lại được lưu giữ tại chùa Phổ Minh (Thiên Trường). Nhà vua còn sai đắp hai pho tượng vàng thờ Điều ngự ở chùa Vân Yên (Yên Tử) và chùa Báo Ân (Siêu Loại).[10][89] Triều đình dâng Điều ngự miếu hiệu là Nhân Tông và thụy hiệu Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế (法天崇道應世化民隆慈顯惠聖文神武元明睿孝皇帝).[94]

“Tổ Thứ Hai” là thiền-sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330), soạn-giả bộ sách Thạch thất mị ngữ (石室寐語).

Pháp Loa (法螺), 1284-1330 là một Thiền sư Việt Nam thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sư là môn đệ của Trần Nhân Tông, là Tổ thứ hai của dòng thiền này. Sư là người ấn hành Đại tạng kinh tại Việt Nam khoảng năm 1329 và đã để lại nhiều tác phẩm Thiền học và luận thuyết về các kinh Nhập Lăng-già, Diệu pháp liên hoa, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Gia thế

Sư tên tục là Đồng Kiên Cương (同堅剛), sinh ngày 7 tháng 5 năm Giáp Thân (tức 23 tháng 5 năm 1284), quê ở hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay thuộc xã Ái Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnhHải Dương). Cha tên là Đồng Thuần Mậu, mẹ là Vũ Từ Cứu.

Tương truyền, mẹ ông nằm mộng thấy dị nhân trao cho kiếm thần và sau đó mang thai. Trước đó bà đã sinh 8 người con gái, nên khi có ông, tưởng sẽ là gái nữa, nên thất vọng uống thuốc phá thai. Phá tới bốn lần mà thai không hư, vì thế khi sinh, ông được đặt tên là Kiên Cương, có nghĩa là “cứng rắn”.

Cơ duyên

Sư còn nhỏ đã có chí khác thường, không nói lời ác, không thích ăn thịt cá.

Thiền sư Việt Nam
Tam.jpg
Sơ khai

  • Khương Tăng Hội, Mâu Tử

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi

  • Pháp Hiền, Huệ Nghiêm, Thanh Biện
  • Định Không, Đinh La Quý, Vô Ngại
  • Pháp Thuận, Thiền Ông, Sùng Phạm
  • Ma Ha, Pháp Bảo, Vạn Hạnh
  • Định Huệ, Đạo Hạnh, Trì Bát
  • Thuần Chân, Đạo Pháp, Huệ Sinh
  • Minh Không, Bản Tịch, Thiền Nham
  • Quảng Phúc, Khánh Hỉ, Giới Không
  • Pháp Dung, Thảo Nhất, Trí Thiền
  • Đạo Lâm, Chân Không, Tịnh Thiền
  • Diệu Nhân, Viên Học, Viên Thông,
  • Y Sơn

Thiền phái Vô Ngôn Thông

  • Cảm Thành, Thiện Hội, Vân Phong
  • Khuông Việt, Đa Bảo, Định Hương
  • Thiền Lão, Viên Chiếu, Cứu Chỉ
  • Bảo Tính, Minh Tâm, Quảng Trí
  • Lý Thái Tông, Thông Biện, Đa Vân
  • Mãn Giác, Ngộ Ấn, Biện Tài
  • Đạo Huệ, Bảo Giám, Không Lộ
  • Bản Tịnh, Bảo Giác, Viên Trí
  • Giác Hải, Trí Thiền, Tịnh Giới
  • Tịnh Không, Đại Xả, Tín Học
  • Trường Nguyên, Tĩnh Lực, Trí Bảo
  • Minh Trí, Quảng Nghiêm, Thường Chiếu
  • Trí Thông, Thần Nghi, Thông Thiền
  • Hiện Quang, Tức Lự, Ứng Thuận

Thiền phái Thảo Đường

  • Lý Thánh Tông, Bát Nhã, Ngộ Xá
  • Ngô Ích, Hoằng Minh, Không Lộ, Định Giác
  • Đỗ Anh Vũ, Phạm Âm, Lý Anh Tông, Đạt Mạn
  • Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Đỗ Thường
  • Hải Tịnh, Lý Cao Tông, Nguyễn Thức, Phạm Phụng Ngự

Thiền phái Trúc Lâm

  • Đạo Viên, Thông Thiền, Nhật Thiển, Tức Lự
  • Chí Nhàn, Ứng Thuận, Tiêu Dao
  • Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thái Tông
  • Trần Nhân Tông, Thạch Kim
  • Pháp Loa, Hương Sơn, Pháp Cổ
  • Huyền Quang, Cảnh Huy, Quế Đường
  • Chuyết Chuyết, Chân Nguyên, Liễu Quán, Hương Hải

Năm 1304, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đi khắp nơi trong nước, có ý tìm người kế thừa. Khi xa giá vừa đến thôn, Sư đỉnh lễ xin xuất gia, Trần Nhân Tông bảo ngay: “Đứa bé này có đạo nhãn, sau này hẳn là pháp khí” và cho theo về thụ giới Sa-di. Điều Ngự lại bảo Sư đến Quỳnh Quán học nơi Hoà thượng Tính Giác. Khi đã có sở đắc, Sư từ tạ trở về với Điều Ngự.

Một hôm, Sư dâng ba bài tụng nhưng cả ba đều bị chê. Điều Ngự khuyên Sư phải tự tham. Sư vào phòng đầu óc nặng trĩu, thức đến quá nửa đêm, nhìn thấy bông đèn tàn rụng xuống bỗng nhiên đại ngộ. Điều Ngự thầm ấn khả cho Sư. Từ đây, Sư tu theo 12 hạnh Đầu-đà.

Năm sau, Điều Ngự đích thân truyền Giới Thanh văn và Bồ Tát cho Sư. Năm 1306, Điều Ngự cử Sư làm chủ giảng tại chùa Báo Ân. Tại đây Sư gặp Huyền Quang lần đầu tiên, lúc đó Sư mới 23 tuổi. Hai năm sau, Điều Ngự mất, Sư phụng mệnh đưa Xá-lợi về kinh đô và sau khi trở về núi, Sư soạn lại những bài tụng của Điều Ngự lúc ở Thạch thất và biên tập lại dưới tên Thạch thất mị ngữ.

Tháng 12 năm 1319, Sư kêu gọi Tăng chúng và cư sĩ chích máu in Đại tạng kinh hơn 5000 quyển. Vua Trần Anh Tông cũng tự chích máu mình viết Đại tạng kinh cỡ nhỏ. Sư chuyên giảng kinh Hoa nghiêm, mỗi lần giảng cả ngàn người nghe. Tiếc rằng về sau kinh này đã bị Trương Phụ thời nhà Minh phá hủy, ngày nay không còn.

Sư có nhiều đệ tử đắc pháp mà người để lại tên tuổi đến ngày nay trong thiền học và thi ca là Huyền Quang. Năm1330, Sư lâm bệnh nặng, đệ tử xin bài kệ, Sư viết:

萬緣裁斷一身閒。
四十餘年夢幻間
珍重諸人休借問。
那邊風月更邇寬
Vạn duyên tài đoạn nhất thân nhàn
Tứ thập dư niên mộng huyễn gian
Trân trọng chư nhân hưu tá vấn
Na biên phong nguyệt cánh nhĩ khoan.
Muôn duyên cắt đứt, tấm thân nhàn,
Hơn bốn mươi năm cõi mộng tàn.
Giã biệt! Xin đừng theo hỏi nữa,
Bên kia trăng gió mặc thênh thang.

Viết xong, Sư ném bút an nhiên viên tịch, thọ 47 tuổi. Nhục thân Sư được đệ tử nhập tháp tại Chùa Thanh Mai (Thanh Mai Sơn). Hoàng đế Trần Minh Tông đã làm bài thơ viếng Sư, tựa là Đề chùa Thanh Mai viếng Pháp Loa tôn giả (Vãn Pháp Loa tôn giả đề Thanh Mai tự). Sách Thơ văn Lý Trần (tập 2, quyển thượng) do Nguyễn Huệ Chi, Trần Thị Băng Thanh, Đỗ Văn Hỷ và Trần Tú Châu biên soạn đã chép lại rằng:[1]

挽法螺尊者題青梅寺
唾手塵寰以了緣,
覺皇金縷得人傳.
青山蔓草棺藏履,
碧樹深霜殼脫蟬.
夜掩講堂今古月,
晚迷丈室有無煙.
相投針芥嗟非昔,
琢就哀章淚泫然.
Vãn Pháp Loa tôn giả đề Thanh Mai tự
Thoá thủ trần hoàn dĩ liễu duyên,
Giác Hoàng kim lũ đắc nhân truyền.
Thanh sơn mạn thảo quan tàng lý,
Bích thụ thâm sương xác thoát thiền.
Dạ yểm giảng đường kim cổ nguyệt,
Hiểu mê trượng thất hữu vô yên.
Tương đầu châm giới ta phi tích,
Trác tựu ai chương lệ huyễn nhiên.
Đề chùa Thanh Mai viếng Pháp Loa tôn giả
Trắng tay chẳng chút nợ trần mang,
Đã có người truyền phép Giác vương.
Giầy xếp trong quan, nghìn núi cỏ,
Ve ra ngoài xác, một cây sương.
Trăng đêm nương náu trong tăng viện,
Mù sớm ngăn che trước pháp đường.
Kim cổ cùng nhau nay vắng vẻ,
Viếng ai một khúc lệ đôi hàng.
Bản dịch của Đinh Văn Chấp,
đăng trên Tạp chí Nam Phong

Tác phẩm

Các tác phẩm của Sư còn được lưu truyền:

  1. Đoạn sách lục;
  2. Tham thiền chỉ yếu;
  3. Kim cương đạo trường đà-la-ni kinh;
  4. Tán Pháp hoa kinh khoa sớ;
  5. Bát-nhã tâm kinh khoa;

và một vài bài kệ trước lúc tịch.

“Tổ Thứ Ba” là thiền-sư Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334).

Huyền Quang (玄光), 1254-1334, tên thật là Lý Đạo Tái (李道載), người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang. Nay là làng Vạn Tải, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm 1272?[1]hay 1274?[2] và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này từ chức đi tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Ông là một nhà thơ lớn với nhiều bài thơ còn được lưu lại. Cùng với Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông và Pháp Loa, ông được xem là một Đại thiền sư của Việt Nam và người ta xem ông và hai vị nêu trên ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc hoặc 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ.

Truyền thuyết

Theo Tam tổ thực lục (三祖實錄), mẹ của Huyền Quang là Lê Thị hay đến chùa Ngọc Hoàng cầu nguyện vì tuổi đã 30 mà chưa có con. Đầu năm Giáp Dần 1254, vị trụ trì chùa Ngọc Hoàng là Huệ Nghĩa mơ thấy “các toà trong chùa đèn chong sáng rực, chư Phật tôn nghiêm, Kim Cương Long Thần la liệt đông đúc. Đức Phật chỉ Tôn giả A-nan-đà bảo: ‘Ngươi hãy tái sinh làm pháp khí Đông Độ và phải nhớ lại duyên xưa.'” Năm ấy Lê Thị sinh Huyền Quang. Lớn lên Sư dung mạo dị thường, làm quan đến chức Hàn Lâm.

Một hôm, Sư cùng vua Trần Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm huyện Phượng Nhãn, nghe Thiền sư Pháp Loa giảng kinh, liền nhớ lại “duyên xưa”, xin xuất gia thụ giáo (có tài liệu nói Sư thụ giáo với Bảo Phác ở chùa Vũ Ninh). Sư được cử làm thị giả của Trúc Lâm Đầu Đà và được ban pháp hiệu là Huyền Quang.

Sau, Sư theo lời phó chúc của Trúc Lâm trụ trì chùa Vân Yên (nay là chùa Hoa Yên) trên núi Yên Tử. Vì đa văn bác học, tinh thông đạo lý nên tăng chúng đua nhau đến học.

Niên hiệu Đại Khánh thứ 4 (1317), Sư được Pháp Loa truyền y của Trúc Lâm và tâm kệ. Sau khi Pháp Loa tịch (1330), Sư kế thừa làm Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm nhưng vì tuổi đã cao nên Sư giao phó trách nhiệm lại cho Quốc sư An Tâm.

Sư đến trụ trì Thanh Mai Sơn sáu năm, sau dời sang Côn Sơn giáo hoá. Ngày 23 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334), Sư viên tịch, thọ 80 tuổi. Vua Trần Minh Tông sắc thuỵ là Trúc Lâm Thiền Sư Đệ Tam Đại, đặc phong Từ Pháp Huyền Quang Tôn Giả.

Tác phẩm

Sau đây là một vài bài thơ tiêu biểu của Sư:

菊花
忘身忘世已都忘。
坐久簫然一榻涼
歲晚山中無歷日。
菊花開處即重陽
Cúc hoa
Vong thân vong thế dĩ đô vong
Toạ cửu tiêu nhiên nhất tháp lương
Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật
Cúc hoa khai xứ tức trùng dương
Hoa cúc
Quên mình quên hết cuộc tang thương
Ngồi lặng đìu hiu mát cả giường
Năm cuối trong rừng không có lịch
Thấy hoa cúc nở biết trùng dương
(theo Thơ văn Lý-Trần)
花在中庭人在樓。
焚香獨坐自忘憂
主人與物渾無競。
花向群芳出一頭
Hoa tại trung đình, nhân tại lâu
Phần hương độc toạ tự vong ưu
Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh
Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu.
Người ở trên lầu hoa dưới sân
Vô ưu ngồi ngắm khói trầm xông
Hồn nhiên người với hoa vô biệt
Một đoá hoa vừa mới nở tung.
(Bản dịch của Nguyễn Lang)
地爐即事
煨餘榾柮獨焚香。
口答山童問短章
手把吹商和木鐸。
從來人笑老僧忙
Địa lô tức sự
Ổi dư cốt đốt độc phần hương
Khẩu đáp sơn đồng vấn đoản chương
Thủ bả xuy thương hoà mộc đạc
Tòng lai nhân tiếu lão tăng mang
Lò sưởi tức cảnh
Củi hết lò còn vương khói nhẹ
Sơn đồng hỏi nghĩa một chương kinh
Tay cầm dùi mõ, tay nâng sáo
Thiên hạ cười ta cứ mặc tình
(Bản dịch của Nguyễn Lang)
Sơn Vũ
Thu phong ngọ dạ phất thiền nha
Sơn vũ tiêu nhiên chẩm lục la
Dĩ lữ thành thiền tâm nhất phiến
Cùng thanh tức tức vị thùy đa
Mưa núi
Gió thu ban tối thổi hiên tây
Nhà núi đìu hiu tựa đám cây
Tấc dạ tu hành từ những thuở
Dế kêu rầu rĩ bởi ai đây?
(Bản dịch của Phan Võ)

Tác phẩm của Sư:

  1. Ngọc tiên tập
  2. Chư phẩm kinh
  3. Công văn tập
  4. Phổ huệ ngữ lục
Thiền sư Việt Nam
Tam.jpg
Sơ khai

  • Khương Tăng Hội, Mâu Tử

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi

  • Pháp Hiền, Huệ Nghiêm, Thanh Biện
  • Định Không, Đinh La Quý, Vô Ngại
  • Pháp Thuận, Thiền Ông, Sùng Phạm
  • Ma Ha, Pháp Bảo, Vạn Hạnh
  • Định Huệ, Đạo Hạnh, Trì Bát
  • Thuần Chân, Đạo Pháp, Huệ Sinh
  • Minh Không, Bản Tịch, Thiền Nham
  • Quảng Phúc, Khánh Hỉ, Giới Không
  • Pháp Dung, Thảo Nhất, Trí Thiền
  • Đạo Lâm, Chân Không, Tịnh Thiền
  • Diệu Nhân, Viên Học, Viên Thông,
  • Y Sơn

Thiền phái Vô Ngôn Thông

  • Cảm Thành, Thiện Hội, Vân Phong
  • Khuông Việt, Đa Bảo, Định Hương
  • Thiền Lão, Viên Chiếu, Cứu Chỉ
  • Bảo Tính, Minh Tâm, Quảng Trí
  • Lý Thái Tông, Thông Biện, Đa Vân
  • Mãn Giác, Ngộ Ấn, Biện Tài
  • Đạo Huệ, Bảo Giám, Không Lộ
  • Bản Tịnh, Bảo Giác, Viên Trí
  • Giác Hải, Trí Thiền, Tịnh Giới
  • Tịnh Không, Đại Xả, Tín Học
  • Trường Nguyên, Tĩnh Lực, Trí Bảo
  • Minh Trí, Quảng Nghiêm, Thường Chiếu
  • Trí Thông, Thần Nghi, Thông Thiền
  • Hiện Quang, Tức Lự, Ứng Thuận

Thiền phái Thảo Đường

  • Lý Thánh Tông, Bát Nhã, Ngộ Xá
  • Ngô Ích, Hoằng Minh, Không Lộ, Định Giác
  • Đỗ Anh Vũ, Phạm Âm, Lý Anh Tông, Đạt Mạn
  • Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Đỗ Thường
  • Hải Tịnh, Lý Cao Tông, Nguyễn Thức, Phạm Phụng Ngự

Thiền phái Trúc Lâm

  • Đạo Viên, Thông Thiền, Nhật Thiển, Tức Lự
  • Chí Nhàn, Ứng Thuận, Tiêu Dao
  • Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thái Tông
  • Trần Nhân Tông, Thạch Kim
  • Pháp Loa, Hương Sơn, Pháp Cổ
  • Huyền Quang, Cảnh Huy, Quế Đường
  • Chuyết Chuyết, Chân Nguyên, Liễu Quán, Hương Hải

Ba vị tổ của thiền Phái Trúc lâm đều đi tu và Thành đạo ở Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang – Vị Tổ thứ nhất: Vua Trần Nhân Tông, Pháp danh: Điệu Ngự Giác Hoàng là Thầy của Vị Tổ thứ 2 là Pháp Loa và Pháp Loa là Thây của vị tổ thứ 3 : Thiền sư Huyền Quang. Sau Khi đi tu, thành đạo thì vị tổ của thiền phái Trúc lâm về Chùa Yên tử để trụ trì. Còn vị Tổ thứ 2 về Chùa Quỳnh Lâm Quảng Ninh, Vị tổ thứ 3 về Chùa Côn Sơn Hải Dương. Thế nên Người ta mới có câu: Ai qua Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh lâm. Vĩnh Nghiêm chưa đến thiền tâm chưa đành. Về Nguồn gốc của Thiền Phái Trúc Lâm thì ta cần phải đi từ nguồn gốc của nó đó là: Như các bạn đã biết thì Thiền Phái Trúc lâm được hình thành trên cơ sở của dòng thiền Yên Tử. mà dòng thiền yên tử lại được tạo dựng trên cơ sở kết hợp của 3 dòng thiền trước đó là: Dòng thiền Ti ni đa lưu chi, Dòng thiền Vô Ngôn, Dòng thiền Thảo đường.

Theo Wikipedia

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe