Thiên lý mã” CH-53K, loại mới nhất thuộc dòng trực thăng bay đường trường đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào hôm 27/10. CH-53K được chế tạo cho Thủy quân lục chiến Mỹ và sẽ thay thế cho “đàn anh” CH-35E.
Trải qua quá trình phát triển gần 10 năm, Tập đoàn Sikorsky đã giảm bớt trọng lượng và thêm nhiều tính năng hiện đại cho CH-53. “Thiên lý mã” của Thủy quân lục chiến Mỹ được hỗ trợ bởi 3 động cơ phát điện đồng bộ T408 tạo ra 22.500 mã lực so với động cơ T64 của CH-53E chỉ tạo được 13.140 mã lực.
Động cơ khỏe cho phép CH-53 bay được quãng đường lên đến 460 hải lý. Loại siêu trực thăng này có thể chở 12,24 tấn hàng viện trợ nhân đạo hoặc quân sự bay trọn quãng đường 110 hải lý-gần gấp 3 lần so với loại trực thăng E model hiện nay.
Những cải tiến khác cho phép CH-53 hoạt động tầm xa và tác chiến hải quân vượt trội. Nó có thể chở 55 binh sĩ nhờ nội thất rộng hơn thiết xa Humvee.
Loại trực thăng này được trang bị một hệ thống bảo vệ động cơ ngăn cát và bụi bặm xâm nhập vào động cơ, CH-53 có ống tiếp nhiên liệu trên không nên phạm vi hoạt động rất rộng và linh hoạt.
“Thiên lý mã” CH-53 có những tính cải thiện tạo ra sự thoải mái, bao gồm buồng lái có cửa kính trong suốt, hệ thống điều khiển bay qua wifi, kính hồng ngoại tìm đường gắn trên mũ phi công kết nối hệ thống điều hướng điện tử và áo giáp để bảo vệ phi công.
Phiên bản CH-53 đầu tiên được đưa vào sử dụng từ 1966, loại trực thăng này từng được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Một số biến thể đã được sản xuất gồm HH-53 “khổng lồ xanh nhanh nhẹn” tìm kiếm và cứu nạn, MH-53 Pave Low-loại trực thăng hỗ trợ chiến đấu đặc biệt và “Rồng biển” MH-53 săn tìm bom mìn, ngư lôi và vật liệu nổ. Mỹ đã điều một trực thăng CH-53E (phiên nâng cấp của CH-53) đến Nepal tìm kiếm, cứu nạn và viện trợ nhân đạo sau trận động đất xảy ra vào đầu năm nay.