Tuân Tử

241

Tuân tử, còn có tên là Khanh là một trong những nhân vật trong Tần Thời Minh Nguyệt ( dựa theo nguyên mẫu lịch sử). Là trưởng giả cao nhân, vai vế cao nhất Nho gia. Là người  kế tục Khổng Từ cùng Mạnh Tử về sau, lại là nhân vật đại biểu cho 2 vị Pháp gia trứ danh Lý Tư và Hàn Phi, cũng là thầy của họ.


Là một vị tiên phong đạo cốt, thần thanh khí tuấn lão giả, tinh thông cơ vầy, yêu thích hoa cỏ, nhưng mà tính tình cổ quái, thái độ làm người nghiêm khắc. cho dù thân là chưởng môn nhân Nho gia Phục Niệm cũng phải cẩn thận, ôn hòa. Nhan Lộ có khi cũng sẽ bị y mắng. Ngược lại đối với cách làm việc luôn luôn không theo quy củ của Trương Lương lại có chút tán thưởng.

Cống hiến lớn nhất của Tuân Tử đó chính là tiến hành cải tạo tư tưởng “ Lễ” của Nho gia . Tuân Tử cũng coi trọng lễ nhưng lễ của Tuân Tự lại không giống với lễ của Khổng Tử. Lễ của Khổng Tử là Châu Lễ còn Lễ của Tuân Tử là Lễ của  thời đại chiến quốc. Ông kết hợp cả lễ và pháp vào với nhau, ngoài đạo đức ra trong lễ còn có pháp. Đối với học thuyết “ Nhân Chính” của Mạnh Tử, Tuân Tử cho rằng, trong tình hình các nước chư hầu không ngừng tranh đấu, giành giật nếu chỉ có nhân chính thì không đủ mà còn phải tiến hành chính sách tác chiến, tăng cường thế lực của quốc gia. Tư tưởng quan điểm này của Tuân Tử thực tế là quá độ từ “ Lễ Trị” của Nho gia lên “ Pháp Trị” của Pháp gia.

Đối lập với thuyết “ nhân chi sơ tính bản thiện” của Mạnh Tử, Tuân Tử lại cho rằng “ nhân chi sơ tính bản ác”. Điều đó có nghĩa rằng, con người sinh ra vốn dĩ là ác, có được thiện là do quá trình bồi dưỡng, giáo dục mà có. Ông cho rằng, con người khi sinh ra có đầy đủ dục vọng như ham lợi , ham sắc… Nếu như con người cứ phát triển theo dục vọng thì mối quan hệ giữa người và người sẽ phát sinh ra tranh đấu và tạo nên 1 xã hội hỗn loạn, do đó mới cần phải có “ lễ nghi” để điều chỉnh, sửa đổi bản tính ác của cong người, tránh tạo ra 1 xã hội hỗn loạn phức tạp.

Còn đối với mối quan hệ giữa người và trời, quan điểm của Tuân tử khác hẳn với những quan điểm của các nhà tư tưởng trước đó , đó là “ con người nhất định sẽ thắng đợi trời”. Ông cho rằng “ trời” tồn tại 1 cách khách quan, có quy luật khách quan của trời, sẽ không vì ý chí của con người mà chuyển dời nhưng con người thì khác có thể phát huy tính năng động chủ quan của mình, lợi dụng quy luật tự nhiên để chiến thắng tự nhiên , tiến hành cải tạo theo ý muốn của mình. Tư tưởng này của Tuân Tử cho thấy 1 bước phát triển tiến bộ so với tư tưởng “ nghe theo mệnh trời” của Khổng Tử và Mạnh Tử.

Từ những quan điểm đó của Tuân Tử chúng ta có thể thấy ông đã có những tư tưởng hoàn toàn tiến bộ so với tư tưởng của Nho gia. Ông không những tiếp thu tư tưởng của Pháp gia mà còn tiếp thu cả tư tưởng của cả những học phái khác , do đó mới có được những tư tưởng tiến bộ như vậy.

Có thể bạn quan tâm


Tin bạn có thể thích


Tin được xem nhiều


6 kiểu tư duy của người 'làm mãi vẫn nghèo'

6 kiểu tư duy của người ‘làm mãi vẫn nghèo’

Không phải điều kiện thua kém mà tư duy là điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người
Người sở hữu 7 NĂNG LỰC này mới mạnh mẽ thật sự, sống trọn từng phút giây, hạnh phúc đến mức ai cũng ngưỡng mộ

Người sở hữu 7 NĂNG LỰC này mới mạnh mẽ thật sự, sống trọn từng phút giây, hạnh phúc đến mức ai cũng ngưỡng mộ

Người sở hữu nội tâm bình ổn như nước lặng luôn cho chúng ta cảm giác an toàn, đáng để
3 đường chỉ tay cực phẩm tượng trưng cho Phúc - Lộc - Thọ, ai có đều tài ba, may mắn hơn người người

3 đường chỉ tay cực phẩm tượng trưng cho Phúc – Lộc – Thọ, ai có đều tài ba, may mắn hơn người người

Nếu bạn sở hữu 1 trong 3 kiểu bàn tay dưới đây cả cuộc đời bạn sẽ may mắn, sống
Cổ nhân dạy: 'Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?'

Cổ nhân dạy: ‘Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?’

Các cụ xưa có lời dạy: "Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?". Bạn có hiểu