[post-views]

Đánh giá:
5/5

Văn hóa Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, Cổ Cầm lưu truyền hơn 3000 năm cũng có những nhân tố văn hóa thần truyền trong đó, mà các nhạc khúc của Cổ Cầm lưu truyền thế gian cũng có những nội hàm của riêng nó. Người xưa kính trời kính đất, chú trọng thiên nhân hợp nhất, trong văn hóa truyền thống đâu đâu cũng thấm nhuần loại nội hàm của tư tưởng này.

Cổ Cầm dài 3 xích 6 thốn 5 phân (khoảng 1,2m), vừa khớp với con số 365 ngày của một năm, đúng với thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời trong một năm. Cổ Cầm có 13 chủy (chủy – một trong 5 âm thời cổ đại), đối ứng với một năm 12 tháng, thêm tháng nhuận, tổng cộng là 13 [theo Âm lịch – ND]. Cổ Cầm mới đầu có 5 dây đàn, đối ứng với ngũ hành, theo truyền thuyết, Văn Vương vì tưởng niệm Bá Ấp Khảo nên đã thêm một dây nữa, nên gọi là Văn Huyền. Khi Võ Vương lật đổ vua Trụ, vì cổ vũ sĩ khí nên đã thêm một dây nữa, gọi là Võ Huyền, vậy nên đã hình thành đàn bảy dây, gọi là Văn Võ Thất Huyền Cầm, âm dương ngũ hành đều có hết ở trong đó. Bề mặt đàn có hình vòm cung, phía dưới hình vuông, có ý nghĩa là trời tròn đất vuông. Thời cổ đại giảng ngũ âm, gồm cung, thương, giác, chủy, , đối ứng với ngũ hành, lý tương sinh tương khắc cũng xuyên suốt trong đó.

Cổ Cầm (ảnh minh họa)

Văn hóa thần truyền Trung Quốc tự nó có nội hàm vô cùng thâm sâu, về Cổ Cầm mà nói, cũng không chỉ đơn giản là vì giải trí mà xuất hiện. Người xưa trước khi đánh đàn, phải thắp hương đả tọa, tịnh tâm điều hòa hơi thở rồi mới gảy đàn, hơn nữa các bài nhạc tấu cũng không phải vì tiêu khiển mà xuất hiện, mà phải tuân theo “cầm giả, cấm dã, cấm chỉ vu ác, dĩ chính kỳ tâm” (người chơi đàn, cấm kị, cấm chỉ làm việc ác, để giữ cho cái tâm của bản thân được ngay chính), trong đó cũng đã bao hàm thành phần tu tâm, đáng tiếc là con người hiện đại ngày nay vì để thưởng thức âm nhạc, nên đã lệch khỏi văn hóa truyền thống quá xa rồi.

Có rất nhiều điển cố nổi tiếng về Cổ Cầm, nổi tiếng nhất phải kể đến câu chuyện Cao Sơn Lưu Thủy. Tài gảy đàn của Du Bá Nha cao siêu, có một lần đang gảy đàn, có một người tiều phu tên Chung Tử Kỳ nghe thấy, khi tâm tình Du Bá Nha đang trên cao sơn, Chung Tử Kỳ ngâm nga: “Hay cho tài gảy đàn, sừng sững như núi cao”. Khi tâm trí Du Bá Nha đang ngao du tại lưu thủy, Chung Tử Kỳ ngâm nga: “Hay cho tài gảy đàn, dạt dào như nước chảy”. Từ đó hai người kết bạn, trở thành tri âm. Sau đó Chung Tử Kỳ qua đời, Du Bá Nha cảm thấy không còn ai có thể nghe hiểu được tiếng đàn của ông nữa, thế là ông đã hủy cây đàn đi, từ đó về sau không gẩy đàn nữa. Thời Minh Thanh có người viết cuốn tiểu thuyết “Du Bá Nha đập đàn tạ tri âm”, chính là viết về câu chuyện này, do đó trong văn hóa truyền thống Cao Sơn Lưu Thủy cũng để chỉ về tri âm.

Thời cổ đại có câu chuyện về tứ đại danh cầm liên quan đến Cổ Cầm là Hiệu Chung Cầm, Nhiễu Lương Cầm, Lục Ỷ Cầm, Tiêu Vĩ Cầm.

Hiệu Chung Cầm, tương truyền Du Bá Nha đã từng gảy qua cây đàn này, nhưng có lẽ đây không phải là cây đàn mà ông đã đập. Về sau có người tặng cây đàn này cho Tề Hoàn Công, trong một lần diễn tấu, nhạc công tấu chuông, Hoàn Công gảy đàn, âm thanh bi thương, đã làm cho người hầu xung quanh đều nghe đến rơi lệ, cho nên đã để lại điển cố về Hiệu Chung Cầm.

Nhiễu Lương Cầm, tương truyền là do Sở Trang Vương sở hữu. Sở Trang Vương thích nghe tiếng đàn của Nhiễu Lương Cầm, đã từng bảy ngày không quan tâm đến triều chính. Vương hậu đã dẫn chứng điển cố mất nước của vua Kiệt, vua Trụ để khuyên ông, Trang Vương tỉnh ngộ, nén lòng sai người dùng gậy đập nát Nhiễu Lương Cầm, từ đó Nhiễu Lương Cầm không còn tồn tại nữa, chỉ lưu lại một đoạn điển cố ghi chép lại nội hàm của văn hóa truyền thống về cây đàn này.

Lục Ỷ Cầm, tương truyền Tư Mã Tương Như từng đàn qua cây đàn này và kết thân với Trác Văn Quân, do đó mà lưu một đoạn truyền thuyết về Lục Ỷ Cầm.

Tiêu Vĩ Cầm, tương truyền do Thái Ung thời Đông Hán chế tác. Thái Ung tính tình cương trực, không tham dự vào việc của triều đình, vì thế mà ông đi ẩn cư lánh nạn. Một hôm trên đường khi ở nhờ, nghe tiếng gỗ cây ngô đồng khi bị lửa đốt thì phát ra âm thanh trong trẻo véo von, nên ông đã chạy đến cứu khúc gỗ ngô đồng từ trong lửa ra, và chế thành đàn. Cây đàn đó âm sắc tuyệt mỹ, bởi vì phần đuôi của cây đàn vẫn còn lưu lại vết tích bị cháy, cho nên gọi là Tiêu Vĩ Cầm. Nghe nói Tiêu Vĩ Cầm đến thời đại nhà Minh vẫn còn tồn tại, về sau không biết thế nào nữa, nhưng câu chuyện về cây đàn này vẫn còn lưu truyền đến nay.

Những câu chuyện về Cổ Cầm vẫn còn rất nhiều, có thể lưu truyền đến hôm nay đương nhiên là có nguyên nhân. Văn hóa Thần truyền tuyệt nhiên không chỉ là đơn thuần vì đặt định cho xã hội nhân loại điều gì đó. Văn hóa mà lịch sử đặt định là vì Chính Pháp ngày hôm nay, dùng các phương thức khác nhau bao gồm hình thức âm nhạc để chứng thực Pháp cứu độ chúng sinh cũng là yêu cầu của Chính Pháp, tất cả đều phải xem chọn lựa của Sư phụ.

Đàn cổ cầm Trung Quốc không chỉ là một loại nhạc khí dùng để diễn tấu âm nhạc, mà còn có lịch sử truyền thừa và nội hàm văn hóa thâm sâu phong phú. Các văn nhân và quan lớn ngày xưa xem đàn cầm như người phát ngôn của lý tưởng tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, thậm chí họ xem nó như một loại biểu tượng của văn nhân. Trong sách“Lễ ký” có nói: “Kẻ sỹ không nên chia lìa đàn cầm đàn sắt một cách vô cớ”. Khổng Tử cũng nói:“Hưng vượng là nhờ thi thư, đứng vững được là nhờ lễ giáo, thành là nhờ nhạc”.

Nghệ thuật đàn cổ theo đuổi cái đẹp, không chỉ ở hình thức tráng lệ bên ngoài, mà còn ở chỗ hiểu rõ được những hàm ý bên trong. Giá trị của nó vượt hơn bản thân âm nhạc, ẩn chứa sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, vũ trụ quan thiên nhân hợp nhất, quan niệm về sinh mệnh và quan niệm về đạo đức. Nó là phương tiện để tu thân dưỡng tính, thức tỉnh trước lẽ phải, giáo hóa 4 phương, coi trọng “Cầm đức” cùng với “Cầm Đạo”.

Trong sách “Cầm thao” của Thái Ung có viết: “Tích phục hi tác cầm, dĩ ngự tà tích, phòng tâm dâm, dĩ tu thân lý tính, phản kỳ thiên chân.” Còn trong sách “Nhạc ký” có chép: “Đức giả, tính chi đoan dã, nhạc giả, đức chi hoa giả”. (Tạm dịch: “Xưa kia Phục Hy sáng tạo ra cây đàn cầm, dùng để chế ngự tà ma, đề phòng tâm phóng đãng, để tu dưỡng lý trí, để trở về với bản tính tiên thiên của mình”. “Người có Đức thì tính tình đoan chính, còn đối với người chơi nhạc thì có Đức mới đàn hay được”). Đức là thiên tính của con người, nhạc là ánh hào quang của Đức. Mà âm nhạc tầng thứ cao là thể hiện Đạo trời, giúp con người ta trong khi thưởng thức âm nhạc thì đồng thời cũng được đạo đức ấy cảm hóa, khiến cho cảnh giới tư tưởng được thăng hoa.

Thánh hiền và minh quân ngày xưa lấy Đức để giáo hóa nhân dân, thuận theo Đạo Trời và lòng dân. Ví dụ như chuyện Chu Công chế tác Lễ nhạc. Một lần, công tử Quý Trát của nước Ngô tới nước Lỗ, thỉnh cầu được thưởng thức âm nhạc của nhà Chu. Nước Lỗ bèn phái nhạc sỹ diễn tấu bản nhạc “Tề phong” cho ông nghe. Quý Trát nghe xong khen: “Thật đẹp! Thật vang vọng! Thật sự là phong thái của nước lớn, đây là gương sáng của biển Đông, có lẽ là Khương Thái Công chăng? Tương lai nước Tề của ông ấy quả là không thể lường được”. Lại diễn tấu cho ông ta nghe bài “Đại nhã”, ông ta nói: “Mênh mông lắm! Thanh âm thật hài hòa! Khúc chiết thư thái mà mạnh mẽ chính trực, chắc là tiết tháo của Văn Vương đúng không? Thời thịnh thế triều đại nhà Chu chính là như vậy!”. Biểu diễn bài “Thiều sao”, Quý Trát nói: “Hoàn mỹ, quảng đại vô biên giống như Trời cao bao trùm vạn vật, giống như Đất mẹ cõng tất cả trên mình. Đây là Đức lớn của Thiên thượng phải không?”. Âm nhạc được cổ nhân gọi là âm thanh của Đức, chỉ có âm nhạc như vậy mới có thể diễn tấu ở chốn triều đình, truyền rộng khắp 4 phương, giáo hóa muôn dân.

Đàn cổ là loại nhạc khí bắt buộc của người quân tử thời cổ đại, yêu cầu người gảy đàn cần phải dùng chính tâm, chính niệm mà đàn, mới có thể đạt tới cảnh giới “người và Thần tương hòa”khi chơi đàn. Trong lịch sử các danh sỹ chơi đàn đều có phẩm hạnh cao thượng, giữ mình trong sạch. Họ thường đặt mình vào trong phong cảnh tươi đẹp, với phong cách đoan trang cung kính. Nội tâm của họ trong sáng, tĩnh lặng và thuần phác hòa hợp với tự nhiên như một thể thống nhất. Họ hiểu được ý nghĩa chân thật của đời người và tìm kiếm Đạo trời. Ông Kê Khang trong thơ của mình đã nói:

Mục tống quy hồng,
Thủ huy ngũ huyền.
Phủ ngưỡng tự đắc,
Du tâm thái huyền!

Tạm dịch:

Đưa mắt nhìn theo những chú chim Hồng bay về tổ,
Tay lướt gảy 5 dây đàn ngũ huyền.
Đầu cúi ngẩng tự do tự tại,
Tâm hồn bay bổng hòa vào Tự nhiên!

Dù cho ở trong chốn ồn ào náo động nào, chúng ta cũng cần giữ cho được miền đất Tịnh độ trong tâm hồn mình, thanh tĩnh ôn hòa, chuyên tâm chơi đàn.

Đào Uyên Minh từng có thơ rằng:

Kết lư tại nhân cảnh,
Nhi vô xa mã huyên.
Vấn quân hà năng nhĩ?
Tâm viễn địa tự thiên.

Tạm dịch:

Nhà xây giữa chốn người ta,
Mà lại không thấy ồn ào ngựa xe.
Vì sao có thể làm được vậy?
Vì lòng cao xa thì đất cũng tự nhiên đổi dời.

     Tâm là căn bản khi chơi đàn. Tâm mà chính thì tiếng đàn cũng chính, tâm cao xa thì hồn đàn cũng cao xa. Tiếng đàn thâm nhập vào tư tưởng của người nghe khiến họ có được sự đồng cảm, thấy được nội hàm đạo đức của âm nhạc, và cũng cảm thụ được phong cách và lòng dạ của người chơi đàn. Kỳ thực môn nghệ thuật nào cũng đều giống như vậy cả.

Trong «Tân luận – Cầm đạo thiên» của Hoàn Đàm (23 – 56 TrCN) ghi:“Xưa Thần Nông kế tục Bào Hy làm vua thiên hạ, trên theo phép trời, dưới theo phép đất, gần lấy thân, xa lấy vật, vót cây ngô đồng làm cầm, lấy thừng làm dây, lấy đức thần linh hòa cùng trời đất”. Như vậy, kết cấu của “cầm” tượng trưng cho đức của thần linh, hòa điệu cùng trời đất.

Đã là chế tạo của thánh hiền, “cầm” đương nhiên là công cụ để phát dương đạo đức tinh thần của tiên hiền. Vì thế, mỗi khâu trong quá trình chế tạo “cầm” đều bao hàm ý nghĩa đặc biệt.

Ví dụ: Tiêu chuẩn hình dạng của “cầm” là trước rộng sau hẹp, đây là ý nghĩa tượng trưng cho sự tôn ti. Trong «Phong tục thông» của Ứng Thiệu thời Đông Hán có ghi lại: “Cầm đài 4 thước 5 tấc, theo Tứ thời Ngũ hành; 7 dây tượng trưng cho 7 tinh tú, dây lớn là quân, dây nhỏ là thần, thêm 2 dây Văn vương và Võ vương, mang ý nghĩa ân huệ vua tôi”. Có thể thấy “cầm” ban đầu có 5 dây tượng trưng cho Ngũ hành, sau thêm 2 dây Văn vương và Võ vương để có nội hàm ý nghĩa ân huệ của vua tôi.

Về âm vị của đàn Cổ Cầm, trong «Cầm tiên» của Thôi Tôn Độ (954 – 1020) triều nhà Tống có kể rõ: “13 Huy tượng trưng cho các tháng trong năm, ở giữa tượng trưng cho nhuận”. Vốn là đàn cổ có 12 Huy (âm vị) tượng trưng cho 12 tháng, còn Huy lớn nhất ở giữa đại biểu cho Quân vương, tượng trưng cho tháng nhuận.

Ngoài ra đàn Cổ Cầm còn có 3 loại âm sắc: “âm phiếm”, “âm án” và “âm tản”, tượng trưng cho Thiên, Địa, Nhân hòa hợp. Trong «Lạc thác – Ngụy Văn Hầu» ghi: “Quân tử nghe âm cầm sắt, tất nghĩ về bề tôi có chí nghĩa”. Có nghĩa là âm sắc dịu dàng của dây cầm sắt là để liên hệ đến bề tôi có chí nghĩa chính trực, trung hậu.

Lịch sử đàn Cổ Cầm có thể truy về 3000 năm trước, các văn nhân hiền sĩ ngày xưa thường nhờ đàn Cổ Cầm mà nổi danh thiên hạ, như bậc thánh hiền Khổng Tử chính là một nhà soạn nhạc cũng như diễn tấu Cổ Cầm nổi tiếng; hay như Bá Nha nổi danh thời Xuân Thu cũng qua quá trình học Cổ Cầm trên đảo Bồng Lai, cho chúng ta lãnh hội được trí tuệ“lặng nhìn đất trời, thuận theo tự nhiên”.


Vạn Hác Tùng Đào Cầm thời Đường Tống – Bảo tàng Cung điện Quốc gia Đài Loan

Trong mưu kế “bỏ trống thành” nổi tiếng thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã dùng cách gảy đàn Cổ Cầm âm điệu khoan thai để đẩy lùi mười vạn quân của Tư Mã Ý. Thời Ngụy-Tấn, Kê Khang tinh thông đàn Cổ Cầm, tuy bị Tư Mã Chiêu hãm hại, nhưng trước khi bị tử hình vẫn thản nhiên diễn tấu bài Quảng Lăng đã thất truyền, làm cảm động trời đất, quỷ sợ thần khóc.

Đây là những câu chuyện nổi tiếng lịch sử liên quan đến đàn Cổ Cầm, từ đây chúng ta phần nào hiểu được tinh thần của các sĩ phu và văn nhân Trung Quốc cổ đại đối với loại nghệ thuật này.

Âm điệu đàn Cổ Cầm có thể khiến tâm trạng chúng ta khi nghe cảm thấy có gì đó thanh cao cổ xưa, là vì người xưa nghiên cứu rất cẩn thận về thời cơ, tâm tình, dáng vẻ, bầu không khí, thậm chí lựa chọn đối tượng khi chơi đàn. Có thuyết gọi là “lục kỵ, thất bất đàn” (6 điều kiêng kỵ và 7 điều cấm khi đàn).

“Lục kỵ” là chỉ 6 hiện tượng thời tiết, gồm: đại hàn, đại thử, đại phong, đại vũ, tấn lôi và đại tuyết; “thất bất đàn” gồm: nghe tin có tang ma, khi tấu nhạc ồn ào, khi có sự cố lộn xộn, người không sạch sẽ, áo mũ không ngay ngắn, không đốt hương, và không gặp tri âm.

Người xưa xem nghệ thuật Cổ Cầm là thể hiện vẻ đẹp, cao quý, trí tuệ vượt ra ngoài thế gian, được xem là cảnh giới “thiên nhân hợp nhất” và“thiên địa tương thông”; vì thế âm nhạc Cổ Cầm là thể hiện sâu sắc văn hóa truyền thống Trung Quốc, so với các loại nhạc khí khác có ý nghĩa uyên thâm hơn, là thể hiện cảnh giới tinh thần của thánh nhân trao truyền mà người tu đạo cần phải có.

Những bậc mỹ nhân sắc nước hương trời, chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn không còn xa lạ trong những áng thơ văn bất hủ lưu truyền muôn đời. Hẳn không ai không biết đến Tứ đại mỹ nhân từng làm khuynh đảo bốn vương triều Trung Hoa: Tây Thi, Dương Quý Phi, Điêu Thuyền và Vương Chiêu Quân. Thế nhưng, hồng nhan thì đa truân, tài hoa thì bạc mệnh. Điều này thật chẳng sai với số phận của vương chiêu quân

Lạc Nhạn Mỹ nhân

Vương Chiêu Quân, tên thật là Vương Tường, là một cung nữ trong cung vua Hán Nguyên Đế. Nhà vua có rất nhiều phi tần, cung nữ trong cung nên muốn chọn ai thì chỉ nhìn qua hình vẽ. Do vậy những nàng phi tần, cung nữ nào muốn được vua sủng ái đều phải đút lót cho người vẽ hình để vẽ cho đẹp thêm. Nàng Chiêu Quân do không có tiền để đút lót nên hơn ba năm vào cung mà không được nhà vua biết đến.

Thời đó nhà Hán hay bị nước Hung Nô phía Bắc quấy nhiễu nên muốn yên biên giới các vua nhà Hán có lệ tìm người đẹp trong cung cho giả làm công chúa để gả cho các vua Hung Nô. Đến thời vua Hán Nguyên Đế cũng không ngoại lệ. Nhà vua lấy một tập tranh các cung nữ ra chỉ đại vào một tấm, và thế là nàng Chiêu Quân được chọn gả cho vua Hung Nô.

Khi trang điểm xong ra mắt vua Hán và vua Hung Nô thì Hán Nguyên Đế sững sờ vì nàng quá đẹp, đẹp hơn hết các hoàng hậu và phi tần mà nhà vua đã từng nhìn thấy. Muốn giữ lại thì đã không kịp vì lúc đó vua Hung Nô cũng ngồi cùng ở đó. Thế là nàng Chiêu Quân đành phải ngậm ngùi sang Hung Nô làm vợ.
Trên đường về nước Hung Nô, đến gần biên giới quay đầu nhìn lại quê hương lần cuối, lòng Chiêu Quân chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa cố thổ. Nhân lúc ngồi trên xe ngựa buồn u uất, nàng liền đàn Xuất tái khúc bi tráng. Khung cảnh ấy đã được diễn tả trong đoạn thơ dưới đây:

Nam lai trình tận Bắc lai trình,
Nam Bắc na kham trướng biệt tình.
Vạn lý Hán thiên hoa hữu lệ,
Bách niên Hồ địa mã vô thanh.
– Chiêu Quân xuất tái –
(Bắc trình dõi bước dứt Nam trình
Nam Bắc đường chia mối thảm đoanh
Trời Hán tuôn dòng hoa khóc tủi
Đất Hồ im tiếng ngựa reo binh
– Quách Tấn dịch -)

Tiếng đàn của Chiêu Quân ai oán vút lên không trung, đúng lúc đó có một đàn chim nhạn bay qua, nhìn thấy thiếu nữ mỹ lệ, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn, quên cả vỗ cánh mà sa xuống đất.


Nàng Chiêu Quân sau đó mất bên Hung Nô, cả đời không được về thăm quê hương một lần nào nữa.
khổ đau nối sầu thương phận má hồng

Dưới Minh triều, khúc điệu này còn có tên gọi là Bình sa lạc nhạn. Bản nhạc này cũng được viết từ điển tích “lạc nhạn Vương Chiêu Quân”.

Bình sa lạc nhạn có giai điệu du dương, trầm bổng, ẩn hiện như cánh nhạn lưng trời.
Bản nhạc bắt đầu với những thanh âm ngắt quãng, không liền mạch nốt trầm nốt bổng, tựa như nỗi sầu cố nhân năm nào đang nuốt thầm những giọt nước mắt thương nhớ quê hương. Tiếng đàn nghe như ai oán, xót thương rồi đều dần đều dần lên, tựa hồ xuất hiện một hơi thở, một cánh nhạn bay giữa lưng chừng không gian, chao liệng đầy tâm trạng.

Trong điệu khúc dập dìu, ta nghe thấy cả tiếng nhạn đập cánh, khi thì ngập ngừng, khi lại tĩnh lặng đến tuyệt đối, như một nét chấm phá tĩnh trong bức tranh với vạn vật đang chuyển động không ngừng.
Bất chợt, sau cái chao nghiêng ngập ngừng, cánh nhạn quay đầu lại, ngắm cảnh, cắm vật, và ngắm cố nhân trong nỗi tiếc nhớ khôn nguôi. Như thể sau cái ngoái đầu này, mọi vật sẽ xa rời tầm mắt vĩnh viễn, như cố nhân ngày nào suốt bao năm chẳng được một lần thăm lại quê cũ.

Ấy là cái đẹp luôn đi song hành với cái bi, cái tài luôn sánh đôi cùng cái họa. Giây phút này còn ở đây, còn lưu luyến cảnh sắc này, biết ngày mai sẽ đi đâu về đâu giữa dòng đời phiêu bạt gian truân?

Khúc nhạc có cái phóng khoáng rộng lớn của đất trời, có cái bao trùm của một tâm tư buồn nhớ. Bức tranh Chiêu Quân tái xuất như hiện rõ lên trước mắt… Những cánh nhạn cứ bay liệng trên không trung, ngập ngừng, tần ngần, muốn dừng lại như chính tâm trạng của con người trong cái thời khắc ấy. Ưu tư, hoài cổ, xót xa và tiếc nuối – những mạch tâm trạng đan xen vào từng nốt nhạc, điệu phách. Và phải chăng, điều này đã làm nên một bản đàn bất hủ?

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe