[post-views]

Đánh giá:
5/5

Chân dung Lưu Bá Ôn

Về nhân vật cùng tên huý trong lịch sử Việt Nam, xem bài Lưu Cơ (nhà Đinh).

Lưu Bá Ôn (chữ Hán: 劉伯溫, 1311-1375), tên thật là Lưu Cơ (劉基), tên tự là Bá Ôn (伯溫); là nhà văn, nhà thơ và là công thần khai quốc nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những nhân vật có nhiều huyền thoại, là người đã đề cao tư tưởng “Quan bức, dân phản”, đồng thời là tác giả tản văn “Mại cam giả ngôn” nổi tiếng nhằm đả kích giới “thống trị thối nát”.

Thân thế và sự nghiệp

Lưu Bá Ôn là người huyện Thanh Điền (nay là huyện Văn Thành), tỉnh Chiết Giang. Ông sinh ra trong một gia đình Nho học từng có truyền thống chiến đấu dũng cảm chống lại quân xâm lược Nguyên Mông trước đây. Nhờ siêng học, đam mê đọc sách, ông sớm làu thông kinh sử, văn chương, binh pháp và thiên văn. Đương thời có câu khen ông là: Thông binh pháp ai hơn Tôn Võ – Giỏi thiên văn phải kể Lưu Cơ[1].

Năm Nguyên Thống thứ nhất đời Nguyên Thuận Đế (1333), ông thi đỗ Tiến sĩ, được bổ làm quan; nhưng vì bị chèn ép, chỉ trích nên ông tức giận bỏ về ở ẩn năm1360.

Khi Chu Nguyên Chương khởi nghiệp, lấy lễ mời ông ra giúp. Ban đầu, Lưu Bá Ôn tỏ ra miễn cưỡng (ông vốn xem các cuộc khởi nghĩa nông dân thời đó là “giặc cướp”) và phải nhiều lần được khuyên giải, thúc giục ông mới chịu đi. Tuy nhiên, sau khi triệu kiến Chu Nguyên Chương, Bá Ôn cho rằng mình đã gặp được minh chúa và vì vậy, quyết định theo phò họ Chu. Ông đệ trình bản “Thời vụ thập bát sách” (tức 18 sách lược vận dụng trong tình thế đương thời), liền được Chu Nguyên Chương tán thưởng, ví ông như Trương Lương và cất ngay lên chức Quảng Văn quán Học sĩ. Ông trở thành một mưu sĩ tài ba của Chu Nguyên Chương, giúp Chu Nguyên Chương lần lượt đánh bại các tập đoàn quân phiệt khác như Trần Hữu Lượng và Trương Sĩ Thành, nhiều lần biến nguy thành an. Các chiến thắng quan trọng ở thành Thái Bình, An Khánh, Giang Châu, hồ Bà Dương chống Trần Hữu Lượng, ở Kiến Đức chống lại Trương Sĩ Thành, cùng như việc quy hàng Phương Quốc Trân và nhiều thế lực địa phương khác đều do Lưu Bá Ôn bày mưu tính kế. Đặc biệt tại hồ Bà Dương, ông cùng với Chu Nguyên Chương trực tiếp chỉ huy cuộc chiến và đã một lần cứu thoát Chu Nguyên Chương khỏi bị đạn pháo của quân địch bắn trúng. Chủ trương của Lưu Bá Ôn là “đánh Trần Hữu Lượng trước rồi mới tiêu diệt Trương Sĩ Thành sau” vì ông nhận xét rằng Trương Sĩ Thành là người thụ động, chỉ biết bo bo giữ lấy lãnh địa của mình, trong khi tập đoàn Trần Hữu Lượng là một thế lực hiếu chiến, nguy hiểm và vì vậy cần phải thanh toán ông ta trước để diệt trừ hậu họa. Chiến lược này đã tỏ ra đúng đắn và chứng tỏ Lưu Bá Ôn hiểu rất rõ bản chất của kẻ địch.

Bản thân Trần Hữu Lượng, sau khi bị đánh bại ở Giang Châu, biết mình thua là do mưu kế của Lưu Bá Ôn, đã than rằng:

“ Dưới tay ta thiếu một mưu sĩ như Lưu Bá Ôn. Sau này kẻ tiêu diệt ta, chắc chắn chính là Bá Ôn rồi. Chả lẽ ý trời nghiêng về Chu Nguyên Chương, nên mới sai Bá Ôn tới trợ giúp đó chăng ? ”
Năm 1367, ông lại bày mưu cho Chu Nguyên Chương chiếm Sơn Đông, Hà Nam, rồi tiến đánh kinh đô của nhà Nguyên là Đại Đô (nay là Bắc Kinh), khiến vuaNguyên Huệ Tông (1333-1370) tháo chạy, triều Nguyên sụp đổ.

Khi đại cuộc đã định xong, Lưu Bá Ôn được giữ chức Ngự sử trung thừa kiêm Thái sư lệnh, tước Thành Ý bá. Kể từ đó ông cùng với Tống Liêm[2](1310-1381) giúp vua chế định mọi công việc, từ khoa cử, hình pháp cho đến lễ nhạc…

Tuy nhiên, do tính tình cương trực, liêm chính, sẵn sàng trừng trị thẳng tay bất cứ gian thần nào – cho dù đó là “con ông cháu cha” – Lưu Bá Ôn đã gây hiềm thù với nhiều đại thần lúc đó như Lý Thiện Trường và Hồ Duy Dung. Sau thấy Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) rắp tâm hãm hại công thần, tháng 8 năm Hồng Vũ thứ nhất (khoảng tháng 10 năm 1368), ông dâng sớ xin từ quan, nhưng mãi đến năm 1371, ông mới được về nghỉ sau khi từ chối ngôi vị thừa tướng. Cũng trong dịp đó, Chu Nguyên Chương đã hỏi ý kiến Lưu Bá Ôn về các “ứng cử viên” thừa tướng như là Lý Thiện Trường, Hồ Duy Dung, Dương Hiến, Uông Quảng Dương và cả chính Lưu Bá Ôn. Bá Ôn đã trình bày những phân tích, kiến giải của mình về bản chất, tính cách, tài năng của mỗi người và cho rằng tất cả đều không thích hợp làm Thừa tướng (kể cả ông). Chu Nguyên Chương cho rằng Lưu Bá Ôn quá cầu toàn, nhưng thực tế cho thấy những nhận định của Lưu Bá Ôn là chính xác, cả Lý, Hồ, Dương và Uông sau này đều gây rắc rối thậm chí là tai họa cho triều đình nhà Minh.

Sau khi từ quan,ông về vùng thôn dã sống ẩn dật với thê tử là Vương A Tú (có tài liệu ghi là Vương A Nguyệt) và hai con là Lưu Liễn và Lưu Cảnh, tuyệt đối tránh dây dưa với quan trường và giới quan lại, thậm chí còn yêu cầu bạn bè chỉ gọi mình đơn giản là “Bá Ôn” hay “Bá Ôn huynh” chứ đừng đề cập đến chức tước của mình. Ông cũng không thích được mọi người khen tặng về những chiến công khi xưa. Tuy nhiên, với bản tính cương trực, liêm chính, Lưu Bá Ôn không hoàn toàn có thể bỏ ngoài những sự việc chướng tai gai mắt của cuộc đời. Một lần nọ, ông thấy bọn đào binh Minh Dương nổi loạn tại Đạm Dương, giết người cướp của, tàn hại bá tánh trong khi bọn quan lại địa phương sợ bị trách tội nên không dám báo cáo tình hình. Thế là Lưu Bá Ôn đã nhờ con trai mình là Lưu Liễn viết tấu chương gửi cho triều đình yêu cầu trừng trị bọn chúng. Phe cánh của Hồ Duy Dung đã lợi dụng việc này để viết một tấu chương vu cho Lưu Bá Ôn tội âm mưu xây mộ địa tại Đạm Dương để lợi dụng vương khí ở đây mưu chuyện bất chính và sai Tuần Kiểm ty chiếm đất, xua đuổi dân chúng để lấy đây xây mộ, khiến dân chúng nổi loạn. Chu Nguyên Chương nghe qua rất bực tức nên đã hạ chiếu chỉ cắt hết bổng lộc của họ Lưu. Biết là có người muốn hại mình, nhưng trước tình hình phe đảng của Hồ Duy Dung chiếm lĩnh triều đình Lưu Bá Ôn không thể tự thanh minh cho mình mà buộc phải đến “nhận lỗi” trước mặt Chu Nguyên Chương để tránh họa sát thân. Chu Nguyên Chương thấy vậy nên cũng bỏ qua không truy cứu nữa.

Sau lần đó, Lưu Bá Ôn dọn về ở hẳn tại kinh đô và đóng cửa ở lì trong nhà, không tiếp xúc với ai để tránh tạo cớ cho Hồ Duy Dung vu hại. Tuy nhiên, trước tình hình thời cuộc ngày càng tồi tệ, nhất là khi biết Hồ Duy Dung đã được vua thăng lên làm Thừa tướng, Lưu Bá Ôn buồn rầu mà chẳng bao lâu sinh bệnh. Ông nói:

“ Hồ Duy Dung lên làm Thừa tướng, chắc chắn sẽ sinh đại họa, quốc gia sẽ gặp đại loạn, sinh linh lại phải chịu tai ương. Nếu lời nói của tôi không ứng nghiệm, thì đó chính là đại hồng phúc của bá tánh nhân dân. Trái lại, nếu lời nói cửa tôi ứng nghiệm, thì cuộc sống của đông đảo chúng sinh biết làm sao đây ? ”
Câu nói đó lọt đến tai Hồ Duy Dung, khiến Hồ càng căm tức và quyết tâm trù dập Bá Ôn. Quá phẫn uất trước nạn quyền thần lộng hành, bệnh tình của ông càng lúc trở nên nguy kịch. Chu Nguyên Chương thấy thế không khỏi thương cảm nên đã đích thân viết biểu văn gởi đến Bá Ôn và phái sứ giả hộ tống ông trở về quê nhà. Có điều, bệnh của Lưu Bá Ôn không hề thuyên giảm và chỉ một tháng sau đó (năm 1375) ông qua đời, hưởng thọ 64 tuổi. Có thuyết cho rằng Hồ Duy Dung đã sai thầy thuốc của mình mang độc dược đến hại chết Lưu Bá Ôn, vì trước lúc Lưu chết, ông nói rằng khi uống thuốc của Hồ Duy Dung mang đến thì thấy trong bụng có một vật cứng như đá, to bằng nắm tay.

Dù bị hãm hại và bạc đãi, Lưu Bá Ôn vẫn một lòng trung thành với triều đình nhà Minh. Lúc lâm chung, Lưu Bá Ôn đã gọi các con trai Lưu Liễn và Lưu Cảnh đến đến, đưa tác phẩm “Thiên văn thư” cho Liễn và một bản tấu chương bàn luận về thế sự, phương pháp trị nước cho Cảnh. Ông dặn Liễn và Cảnh rằng Hồ Duy Dung chuyên quyền bạo ngược thể nào cũng gặp tai họa, vì vậy sau khi Hồ và phe đảng bị diệt trừ thì Liễn và Cảnh hãy đem bản tấu chương cùng “Thiên văn thư” đến dâng cho Chu Nguyên Chương. Đúng như Lưu Bá Ôn dự đoán, khi Hồ Duy Dung và bè đảng nắm hết quyền hành, lộng quyền phách lối, nên bị Chu Nguyên Chương nghi ngờ. Nghi án Lưu Bá Ôn bị hạ độc cũng được cho điều tra lại. Trước tình hình đó, Hồ Duy Dung đã âm mưu làm phản nhưng bị bại lộ, thế là ông ta cùng toàn bộ phe đảng bị Chu Nguyên Chương xử tử. Lúc này, Chu lại nhớ đến Lưu Bá Ôn. Lưu Liễn và Lưu Cảnh nhân cơ hội đó đã vào cung, dâng “Thiên văn thư” cùng bản tấu chương của cha mình cho nhà vua. Nhận thấy tâm huyết của vị lão thần trung thành, Chu Nguyên Chương cảm động nói:

“ Khi Lưu Bá Ôn còn sống, cả triều đình đều là bọn “Hồ đảng”, chỉ riêng có một mình ông ấy là không theo chúng, nên mới bị chúng thư (hạ độc). ”
Để tri ân lòng trung thành và đóng góp của Lưu Bá Ôn, năm 1380 Chu Nguyên Chương đã hạ lệnh cho con cháu của Lưu Cơ được hưởng tước lộc truyền từ đời này qua đời khác của tước Thành ý Bá. Sau này, vua Minh Vũ Tông cũng đã khen tặng Lưu Bá Ôn là “Độ giang sách sĩ vô song, khai quốc văn thần đệ nhất” (nhà mưu lược có một không hai đã giúp cho triều đình vượt sông bình định thiên hạ, cũng là bậc văn thần khai quốc đứng hàng đầu).

Tác phẩm

Tác phẩm của Lưu Bá Ôn có Thành Ý Bá văn tập, gồm 20 quyển [3], trong đó nổi bật là phần bàn về mưu lược quân sự, mà tiêu biểu là quyển Bách chiến kỳ lược, nêu lên một trăm loại hình tác chiến trong mọi điều kiện, được giới quân sự đánh giá cao.

Trong Lịch sử Văn học Trung Quốc (tập 3) có giới thiệu vài tác phẩm tiêu biểu của Lưu Bá Ôn, tóm lược như sau:

Tản văn

Bài “Mại cam giả ngôn” (Lời người bán cam): thông qua cuộc nói chuyện giữa người bán cam và tác giả, bằng giọng văn sắc sảo, sinh động, mạnh mẽ; truyện đã vạch trần và công kích sự thối nát của tầng lớp thống trị…[4]

Bài “Tùng phong các ký”: lời văn điêu luyện, miêu tả thành công hình tượng và âm thanh của cây thông núi, rất xác thực và sinh động…

Tập Úc Li tử[5], gồm 18 chương (195 thiên), bằng thể văn ngụ ngôn, được viết vào đời Nguyên, khi ông còn ở ẩn.

Trong “Lời tựa”, khi nói đến ý đồ sáng tác của tác giả, Từ Nhất Quỳ viết: “có lẽ vì ông muốn uốn nắn cái sai lầm của triều Nguyên, nên gợi ra mà nói”. Sách Lịch sử Văn học Trung Quốc cũng có lời bình:

“Trong tập Úc Li tử, chủ yếu tác giả đứng trên lập trường bảo vệ lợi ích của tầng lớp thống trị, để gieo rắc nhiều những thứ, như tư tưởng thống trị, quan niệm đạo đức, quan điểm định mệnh theo phong kiến…Tuy nhiên trong đó có không ít truyện ngụ ngôn đã bóc trần được hành vi tội ác bóc lột và lừa gạt nhân dân của tầng lớp thống trị, công kích sự thối nát, bất lực và lòng tham không đáy của họ, như chuyện Dưỡng thư giả (Người nuôi khỉ), Dưỡng Phong giả (Người nuôi ong)…Về mặt nghệ thuật, trong Úc Li tử, mỗi bài thường ngắn gọn, nội dung sinh động, ngôn từ giản đơn, tự nhiên và đều có khả năng đứng độc lập vì chỉ được liên kết nhau qua lời bàn của nhân vật Úc Li Tử.

Thơ ca

Nhìn chung, lời thơ mộc mạc, hào phóng, hùng hồn mang phong cách thơ cổ, làm khơi dậy dòng thơ phục cổ sau này. Sách Lịch sử Văn học Trung Quốc đánh giá:

“Nhờ gần gũi nhân dân, nên trong các tác phẩm thơ ca của ông ở thời kì đầu, có không ít bài phản ảnh được hiện thực xã hội, cảm thông được nỗi thống khổ của nhân dân. Như bài Mãi mã từ, Bắc thượng cảm hoài, Tặng Chu Tông Đạo; ông không những chỉ trích gay gắt những quan lại địa phương chiếm đoạt gạo cứu tế, vu cho dân lành là kẻ cướp; mà còn vạch hành vi trần tội ác, thói hay đàn áp của chúng, làm nguy hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Điểm nổi bật nữa là, qua thơ ca, ông đã chỉ ra một chân lý cuộc sống “quan bức, dân phản”… [6]

Bách chiến Kỳ lược và Thiên văn thư

“Bách chiến Kỳ Lược” là một bộ sách trước tác về lý luận quân sự của Lưu Bá Ôn. Cụ thể, đó là bản tổng hợp và nhận xét của ông sau khi đọc “Võ Kinh” [7], đồng thời còn tập hợp thêm nhiều tài liệu quân sự khác từ thời Tiền Tần cho tới Ngũ Đại Thập Lục Quốc cùng với một số kiến giải riêng dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của mình. Trong tác phẩm, Lưu Bá Ôn đã cực lực phê phán thái độ hiếu chiến và phản đối việc lạm dụng binh lực. Ông cũng đề cao các mặt chiến lược, chiến thuật và chủ trương khi sống trong yên ổn phải nhớ đến hồi nguy nan, khi sống trong bình yên phải nhớ đến hồi loạn lạc, “bên trong phải chấn chỉnh văn đức, bên ngoài phải củng cố võ bị”. Ông cũng chủ trương tránh gây thù chuốc oán đồng thời nhấn mạnh việc ly gián, phân hóa quân địch để tiến tới bẻ đũa từng chiếc. Đồng thời, trong xây dựng quân đội, phải thưởng phạt công minh, vừa khen thưởng kết hợp với trừng phạt, giáo dục và tạo dựng lòng tin nơi binh sĩ. Lưu Bá Ôn cũng nêu ra nhiều tình huống quân sự khác nhau cùng các phương hướng tác chiến một cách linh hoạt, cơ động; trong từng vấn đề quân sự, ông đã nhìn từ góc độ tương phản giữa các sự vật để giải thích rõ ràng về các nguyên tắc dụng binh.

“Thiên văn thư” là một tác phẩm bàn về thiên văn và nhân sự, đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn quân sự cũng như từ việc trị quốc nhiều năm của Lưu Bá Ôn. Cả “Thiên văn thư” cùng “Bách chiến Kỳ lược” đều được Chu Nguyên Chương xếp vào dạng “tài liệu tối mật”, cấm lưu hành bên ngoài. Đáng tiếc, đến nay cả hai bộ sách đã bị thất lạc, chỉ còn một số bản chép tay lưu truyền trong dân gian mà thôi.

Huyền thoại

“Lưu Cơ truyện” trong bộ Minh sử không ghi chép gì về thuật phong thủy của ông. Nhưng dân gian thì lại lưu truyền rất nhiều chuyện, như chuyện Lưu Cơ chọn đất xây cung điện (chép trong “Anh liệt truyện”), hay chuyện ông cùng các thầy phong thủy huyện Hải Diêm bàn luận về long mạch ở Trung Quốc (chép trong “Lạc dao tư ngữ”) v.v…

Đề cập đến vấn đề này, sách Bí ẩn của phong thủy có lời bình:

“Lưu Cơ về ẩn dật ở quê, nghe nói ông bị Hồ Duy Dung sai thầy thuốc đầu độc mà chết. Trong con mắt các thầy phong thủy, Lưu Cơ là bậc thầy về thần cơ diệu toán, là nhân vật để lại dấu ấn trong lịch sử phong thủy. Với một “thần nhân” như vậy mà không hiểu làm ăn thế nào, để đến nỗi cuối đời, bị bất hạnh, thậm chí bị đầu độc mà chết? Xem ra, thuật phong thủy không cứu nổi con người[8].

Sau khi có lời bàn tương tự, hai tác giả là Đại tá Trần Ngọc Thuận & Trần Thanh Loan đã kết luận rằng:

“Lưu Bá Ôn, lúc già bị thất sủng, bị bệnh tật và bị đầu độc chết, Nhân sinh khó tránh thiên mệnh, thế sự suy vi nhân vô thập toàn.Qua đó cho rằng ông chán cảnh đời chán cảnh vua tôi bạc tình đa nghi cho bậc trung thần cứu quốc. Quyết chí đi về cõi thiên thu lánh sự thời gian gian”[9].

THAM KHẢO

Thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn đoán biết chính xác thời cuộc 600 năm sau

Lưu Cơ, người đời gọi Lưu Bá Ôn, phò tá Chu Nguyên Chương giành thiên hạ, kiến lập triều Minh, giữ chức tể tướng. Ông tính tình khoáng đạt chính trực, liêm khiết, không chỉ là vị tướng tài mà còn là một cao nhân đắc Đạo, đã vì hậu thế mà lưu lại rất nhiều dự ngôn, trong đó có việc tiên đoán chính xác 8 năm kháng chiến chống Nhật, ngoài ra còn nhiều sự việc huyền diệu khác.

Sơn tự nghìn năm sừng sững giữa núi, chứng kiến bao biến cố thăng trầm sử sách còn ghi. (Tranh minh họa từ Internet)

Con người đối với vận mệnh tương lai đều hết sức hứng thú, tranh luận sôi nổi, vì vậy rất nhiều nơi trên thế giới đều từng xuất hiện các nhà dự ngôn (tiên tri). Trong lịch sử Trung Hoa dài đằng đẳng, rất nhiều bậc thầy dự ngôn có thể nói là “liệu sự như Thần”, ví dụ như: Khương Tử Nha, Quỷ Cốc Tử, Gia Cát Lượng, Viên Thiên Cương, Thiệu Khang Tiết, Lưu Bá Ôn, v.v….

Mỗi người một vẻ, thế cuộc sau mấy trăm năm thậm chí là mấy nghìn năm đều có thể tiên đoán chính xác, không khỏi khiến người ta kinh ngạc. Nếu Gia Cát tiên sinh có thể đoán biết vận hạn thế gian sau 2000 năm, thì hậu bối Lưu Bá Ôn cũng có thể đoán biết thế thời không những tại Trung Quốc mà còn vươn tầm quốc tế vào 600 năm sau.

Điều thú vị nhất chính là, hơn 600 năm sau thời Lưu Bá Ôn, người ta cũng không còn chứng kiến sự xuất hiện của những nhà tiên tri thuộc hàng “nặng ký” nữa. Có người cho rằng bởi Lưu Bá Ôn đã đem hết sự kiện trong suốt hơn 600 năm nói ra hết cả rồi nên chẳng còn gì để bàn.

Phim truyền hình “Thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn”

Đây chẳng qua cũng chỉ là đùa vui một chút, nhưng dù sao nó cũng đã nói rõ về năng lực siêu quần trong những lời dự ngôn của Lưu Bá Ôn. Dưới đây, hãy xem thử những dự ngôn chấn động nhân loại của ông đối với rất nhiều sự kiện lớn vào thời cận đại này.

Trước hết, chúng ta có thể xem lại lời tự thuật của Trương Phỏng Bằng – người giữ quân hàm thiếu tá suốt trong 8 năm kháng chiến chống Nhật. Năm 1944, trong thời gian chiến dịch Hứa Xương, Trương Phỏng Bằng đã nghe người ta nói về mấy câu dự ngôn của Lưu Bá Ôn: “Khởi thất thất, chung thất thất, Dự Ninh Việt Hán, ám vô thiên nhật. Thiên giáng nga đán, tây sơn lạc nhật”. (Tạm dịch là: Đầu bảy bảy, cuối bảy bảy, Dự Ninh Việt Hán, tối tăm không có ánh mặt trời. Trời giáng trứng ngỗng, Tây Sơn mặt trời lặn”)

8 năm kháng chiến

8 năm kháng chiến. (Ảnh: Internet)

Chiến tranh kháng Nhật là “Khởi thất thất, chung thất thất”. Theo Trương Phỏng Bằng, đó là biến cố vào ngày 7 tháng 7, còn “Dự Ninh Việt Hán, tối tăm không có ánh mặt trời”, là chỉ Hà Nam (tên gọi tắt là Dự), Nam Kinh (tên gọi tắt là Ninh), Quảng Đông (tên tắt là Việt), Vũ Hán (tên tắt là Hán) rơi vào tay Nhật Bản. “Tối tăm không có ánh sáng Mặt trời”, những điều này thì dễ lý giải rồi.

Vậy “cuối bảy bảy” là ý gì đây? Lẽ nào trường chiến tranh này sẽ kết thúc vào ngày 7 tháng 7 của một năm nào đó chăng? Nếu vậy thì là năm nào đây? Còn nữa “trời giáng trứng ngỗng, tây sơn Mặt trời lăn”, lại là ý gì đây? Trời sao lại giáng “trứng ngỗng”? Trương Phỏng Bằng suy đi nghĩ lại nhưng rốt cuộc cũng không sao lý giải được.

Mãi đến sau khi kháng chiến thắng lợi, Trương Phỏng Bằng mới bừng tỉnh hiểu ra,“cuối bảy bảy” là chỉ ngày 14 tháng 8 năm 1945, âm lịch vừa khéo là ngày 7 tháng 7, Thiên hoàng Nhật Bản mở hội nghị, quyết định đầu hàng vô điều kiện, và soạn thảo “chiếu thư ngừng chiến”, ngày hôm sau chính thức tuyên đọc trước toàn thế giới.

Còn về “trời giáng trứng ngỗng”, tự nhiên là chỉ sự kiện nước Mỹ ném hai quả bon nguyên tử xuống Nhật Bản, chính là hai quả “trứng ngỗng” này, đã diệt mất lòng tin ngoan cố kháng cự của người Nhật Bản; ngoài ra, “tây sơn lạc nhật” là chỉ trận quyết chiến sau cùng giữa Trung Quốc và Nhật Bản – trận quyết chiến trên núi Tuyết Phong, lại gọi là trận quyết chiến Tương Tây, quân Nhật đã đầu hàng ở Chỉ Giang, cũng là ở Tương Tây.

“Trời giáng trứng ngỗng”, tự nhiên là chỉ sự kiện nước Mỹ ném hai quả bon nguyên tử xuống Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Xem xong những điều này, không còn ai có thể hoài nghi gì với những lời tiên tri của Lưu Bá Ôn nữa. Phải chăng điều này nói lên rằng mọi sự việc dẫu là lớn nhỏ trong thế gian đều đã được an bài.

“Thiêu Bính Ca”, “Kim Lăng tháp bi văn” cũng là những dự ngôn của Lưu Bá Ôn.

“Kim Lăng tháp bi văn” là một trong số nhiều dự ngôn của Trung Quốc được lưu truyền rộng rãi ở dân gian. (Ảnh: Internet)

“Kim Lăng tháp bi văn” là một trong số nhiều dự ngôn của Trung Quốc được lưu truyền rộng rãi ở dân gian.

Năm 1918, đội quân cách mạng ở vùng phụ cận tháp Kim Lăng ở ngoại thành Nam Kinh thường hay nghe thấy những âm thanh kỳ quái. Sau khi Tưởng Giới Thạch nghe tin, liền tự mình đến đây, từ trong tháp đã đào được một tấm bia, bên trên viết rằng: “Kim Lăng tháp, Kim Lăng tháp, Lưu Cơ xây dựng, Giới Thạch hủy đi. Hủy đi Kim Lăng tháp, quốc dân tự giết nhau”.

Ông Tưởng lúc đó nhìn thấy đều ngẩn cả người ra, Lưu Bá Ôn của 600 năm trước sao lại có thể biết chính xác là sẽ có một người như mình đây?

Ông Tưởng Giới Thạch. (Ảnh: Internet)

Ngoài ra “Kim Lăng tháp bi văn” còn có mấy đoạn dự ngôn, dưới đây hãy xem thử một chút về hai đoạn trong đó:

“Mặt trời mọc phía Đông, mặt trời lặn phía Tây, mỗi nhà mỗi hộ đều chịu cảnh tang thương. Đức tiêu dao, Ý tiêu dao, trăm năm phồn hoa tiêu tan trong giấc mộng”.

“Mặt trời mọc phía Đông, mặt trời lặn phía Tây, mỗi nhà mỗi hộ đều chịu cảnh tang thương” khẳng định là chỉ quân Nhật từ phương đông kéo đến, lại bại trận trong trận quyết chiến ở Tương Tây. Sự xâm lược của quân Nhật, khiến cho người dân Trung Quốc trăm họ lầm than, mỗi nhà mỗi hộ đều chịu cảnh tang thương.

Adolf HItler và Benito Mussolini. (Ảnh: Internet)

“Đức tiêu dao, Ý tiêu dao, trăm năm phồn hoa tiêu tan trong giấc mộng”, mới nhìn qua cũng đã thấy rõ chính là chỉ hai nước phát-xít Đức và Ý, vốn nổi tiếng phồn hoa trăm năm một thời, vậy mà sau một đoạn chiến tranh hết thảy đều hóa thành không.

Xem ra Lưu Bá Ôn rất có tầm nhìn quốc tế, không chỉ là những chuyện ở Trung Quốc, mà ngay cả nhưng chuyện ở các nước tây phương cũng đều đã được ông tiên đoán trước rồi, cũng không sợ những tiên đoán của Nostradamus sẽ gây rắc rối cho ông.

«Lưu Bá Ôn bia ký» — Bão Mặt trời và ôn dịch (Tác giả: Thần Quang )

Lưu Cơ, người đời gọi là Lưu Bá Ôn, từng phụ tá Chu Nguyên Chương giành lấy thiên hạ, kiến lập triều Minh, giữ chức tể tướng. Ông tính tình khoáng đạt chính trực, liêm khiết phụng sự việc công, không chỉ là vị tướng tài mà còn là một cao nhân đắc Đạo, đã vì hậu thế mà lưu lại rất nhiều dự ngôn, bao gồm «Thiêu Bính Ca» được nhiều người biết.

Dự ngôn của ông được người đời sau nghiệm chứng, mãi cho đến tận hiện tại, miễn là sự tình đã phát sinh thì đều vô cùng chuẩn xác. Dự ngôn của Lưu Bá Ôn trên bia đá tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây, còn gọi là «Lưu Bá Ôn bia ký», là do một trận địa chấn mà lộ ra ngoài, nói với người ta cảnh tượng đáng sợ về những sự việc có liên quan đến đại kiếp nạn thời mạt kiếp.

Trong «Lưu Bá Ôn bia ký» có ghi lại một đoạn tiên tri như sau:

“Thiên có nhãn, Địa có nhãn, người người cũng có một đôi nhãn.
Thiên cũng lật, Địa cũng lật, tiêu dao tự lại lạc vô biên.”

Mấy câu trên ý nói Thiên Địa, nhân gian đều nằm trong tầm mắt của chư Thần; người người cũng đều nhìn thấy trạng thái của xã hội nhân loại; thế nhưng ai ai cũng đều tìm cầu khoái lạc, tựa như rất tiêu dao tự tại, không có gì để ước thúc đạo đức. Nếu cứ như vậy, kết quả sẽ ra sao?

“Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền.”

Từ mấy câu trên có thể thấy hậu quả đáng sợ khi nhân loại mất đi tiêu chuẩn đạo đức. Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba. Loại tai nạn nào có thể khiến nhân loại bi thảm như vậy? Từ tình huống thê thảm bên trên mà xét, thì dường như là một loại dịch bệnh tương tự như SARS và cúm heo, nhưng cướp đi rất nhiều sinh mệnh. Tuy nhiên, con người vẫn phớt lờ trước những cảnh tỉnh từ các dự ngôn xưa, vứt bỏ văn hóa Thần truyền, xa rời chuẩn tắc đạo đức, mà lại nghiên cứu tìm biện pháp cực đoan. Bao nhiêu tài lực của nhân loại liệu có thể giải quyết được tai nạn trước mắt hay không?

“Bình địa không có ngũ cốc trồng, cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người.
Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, nên xem giữa tháng Chín tháng Mười mùa Đông.”

Mấy câu trên đã nói rõ tai nạn trước mắt mà nhân loại sẽ phải đối diện chính là “ôn dịch”, đồng thời đề cập đến thời gian phát sinh. Đối với những thứ hung khí quái dị thì cổ nhân Trung Quốc thường dùng “ôn dịch” để hình dung. Như vậy trận ôn dịch này là thế nào? Chúng ta chỉ biết rằng thời gian phát sinh ôn dịch sẽ là “giữa tháng Chín tháng Mười mùa Đông” một năm nào đó.

Tháng 3/2009, tạp chí “New Scientist” của Anh đã công bố bản báo cáo của một nhà khoa học Mỹ, trong đó dự tính ngày 22/9/2012 sẽ xuất hiện bão Mặt trời cực mạnh, trên bầu trời thành phố New York sẽ xuất hiện ánh sáng nhiều màu; một năm sau, hàng triệu người Mỹ sẽ lần lượt tử vong; hơn nữa đây là tai họa mang tính toàn thế giới, rất nhiều quốc gia đều sẽ phát sinh.

Theo tin tức truyền ra, nguyên nhân dẫn tới tai họa này là vì Mặt trời phóng tới Địa cầu hàng tỷ tấn thể Plasma; sau khi tiến nhập Địa cầu, những thể Plasma này sẽ phá hoại từ trường Trái đất và gây ra các tai nạn mang tính hủy diệt. Không lâu sau, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã dùng kính viễn vọng Hubble để chụp ảnh bề mặt Mặt trời; họ đã thấy được tình huống các lạp tử vật chất phun ra ngoài, sau đó đã đưa ra dự báo từ trường Trái đất sẽ thay đổi vào năm 2012.

Như vậy mấy câu “Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, nên xem giữa tháng Chín tháng Mười mùa Đông” bên trên phải chăng có liên hệ với phát hiện khoa học này?

Mỗi khi trên thế giới phát sinh đại sự thì thường sẽ có các dự ngôn xuất hiện để cảnh tỉnh con người. Chẳng hạn tiên tri của người Maya nói nhân loại sẽ tiến nhập thời kỳ canh tân vào năm 2012; Phật Thích Ca Mâu Ni nói về mạt kiếp thời mạt pháp; Chúa Jesus nói về ngày tận thế; đối với “đại thẩm phán” được giảng trong «Thánh Kinh» đều là có quan hệ. Còn như nói về hủy diệt nhân loại thì «Thánh Kinh» giảng về đại hồng thủy; như vậy, vào lúc Mặt trời phóng tới Địa cầu hàng tỷ tấn thể Plasma, thì phải chăng sẽ tạo thành một loại “ôn dịch” đặc biệt khiến “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba”? Nghe nói bão từ Mặt trời có thể khiến các thiết bị khoa học của nhân loại bị tê liệt hoàn toàn. Nếu quả như vậy, sau bão Mặt trời, nhân loại hoàn toàn không thể dùng biện pháp khoa học để giải quyết hậu quả; phải chăng đây là lúc “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba” bắt đầu? Phải chăng là dùng hình thức này để xử lý những ai một mực không nghe lời Thần, những người xấu trong “đại thẩm phán”? Nếu như nói trong «Thánh Kinh» ghi lại Thần đã dùng đại hồng thủy để tiêu hủy một nền văn minh nhân loại như thế nào, thì phải chăng vào lúc Mặt trời phóng tới Địa cầu hàng tỷ tấn thể Plasma, nó sẽ tạo thành các loại tai nạn mà con người hoàn toàn không thể chế ngự? Trong “Sáng Thế Ký” của «Thánh Kinh» cũng nói thế giới là do Thần tạo thành. Con người không còn tốt nữa thì có lẽ Thần cũng không cần con người nữa.

Kỳ thực, các loại tai nạn phát sinh trên Địa cầu đều là nhắm vào nhân loại. Đối diện với những tai nạn này, liệu con người có biện pháp nào để tránh hay không?

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, lây bởi kiếp này thật không đáng.”

Mấy câu này đã nói rõ biện pháp tránh nạn chính là phải hành Thiện, đồng thời khuyên con người hãy mau đi tìm những người “hành Đại Thiện” để được cứu độ; nếu không, bỏ lỡ dịp này thì sẽ ân hận mãi mãi. Như vậy những người “hành Đại Thiện” này rốt cuộc là ai? Họ dùng điều gì để giải cứu chúng sinh?

“Tiền bạc là vật bảo, nhìn thấu dùng không được.
Quả thực là vật bảo, lòng đất nứt không đảo.”

Mấy câu trên đã tiết lộ những người “hành Đại Thiện” này là ai, đó chính là các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Đồng tiền thời cổ đại ở giữa có một lỗ hình vuông; đây chính là ám chỉ Pháp Luân của Pháp Luân Công; hình tượng rất tương tự. Pháp Luân ở giữa là phù hiệu chữ Vạn (卍) lớn của Phật gia, chính là có hình vuông. Khi xem sách của Pháp Luân Đại Pháp và đối chiếu với đồ hình Pháp Luân thì liếc một cái là rõ ngay. Dự ngôn nói với chúng ta rằng Pháp Luân Đại Pháp là vật bảo của Trời, nếu như có thể đắc được, thì dẫu tai nạn đất long núi lở thế nào cũng không sợ.

“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu.
Ba chấm cộng một câu, bát Vương nhị thập khẩu.”

Mấy câu trên dùng hình thức câu đố chữ để ám chỉ Pháp Luân Đại Pháp. Đoạn này đã có người phá giải trên Chánh Kiến Net rồi, ngoài ra tiết mục “Dự ngôn và nhân sinh” trên Đài truyền hình Tân Đường Nhân cũng có đề cập, ở đây chúng ta nhắc lại:

“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu“: chính là chữ “Chân” (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).

“Ba chấm cộng một câu“: chính là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “tâm” (心); chữ “nhẫn” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn” (忍).

“Bát Vương nhị thập khẩu“: chính là chữ “Thiện” (善). Chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do “bát” (八) (lật ngược), “Vương” (王), “trập” (廿) (nghĩa là 20), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.

“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, bát Vương nhị thập khẩu“, liên kết lại tạo thành “Chân, Thiện, Nhẫn” (眞善忍).

Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói với chúng ta rằng vào mạt kiếp thời mạt pháp, Pháp Luân Thánh Vương sẽ hạ thế độ nhân; Chúa Jesus cũng giảng rằng vào ngày tận thế, Mặt trời do Thượng Đế vun trồng sẽ tới. Pháp Luân Đại Pháp nói với chúng ta rằng “Chân-Thiện-Nhẫn” là căn bản của vũ trụ, là đặc tính tối cao của vũ trụ, ước chế hết thảy mọi vật chất trong vũ trụ. Do đó, chỉ cần nhận thức, tuân theo và đồng hóa với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ thì sẽ có thể đạt được sự bảo hộ của vũ trụ.

“Lưu Bá Ôn bia ký” đoán trước đại kiếp nạn toàn cầu (Theo soundofhope)

Mấy năm nay, Trái đất đều xảy ra sự biến đổi to lớn, từ hạn hán thiếu nước đến mưa to lụt lội, mặt đất sụt lún, mùa màng mất trắng… Lật lại cổ thư, thì thấy “Cứu kiếp bia văn” của Lưu Bá Ôn triều Minh đã miêu tả tường tận tình huống của các loại tai nạn ngày nay và làm thế nào để bảo toàn bình an.

Lưu Bá Ôn. (Ảnh: Internet)

Lưu Cơ, người đời gọi là Lưu Bá Ôn, từng phụ tá Chu Nguyên Chương giành lấy thiên hạ, kiến lập triều Minh, là Tể tướng khai quốc triều Minh. Ông tính tình khoáng đạt chính trực, liêm khiết phụng sự việc công, không chỉ là một vị tướng trong triều, mà còn là một cao nhân đắc Đạo, đã vì hậu thế mà lưu lại rất nhiều dự ngôn, bao gồm dự ngôn «Thiêu Bính Ca» được nhiều người biết. Dự ngôn của ông được người đời sau nghiệm chứng, mãi cho đến tận hiện tại, miễn là sự tình đã phát sinh thì đều vô cùng chuẩn xác.

Dự ngôn của Lưu Bá Ôn trên bia đá tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây là do một trận địa chấn mà lộ ra ngoài, nói với người ta cảnh tượng đáng sợ về những sự việc có liên quan đến đại kiếp nạn thời mạt kiếp.

Phật Thích Ca Mâu Ni lúc còn tại thế 2.500 năm trước đây đã từng dự ngôn rằng Pháp của Ngài chỉ có thể truyền được 500 năm, 500 sau là thời kỳ mạt pháp; thời kỳ mạt pháp là do nhân tâm bại hoại, Pháp của Ngài không thể độ nhân được nữa. 500 năm mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng nay đã quá 2.000 năm rồi, hiện tại đã là thời kỳ mạt pháp của mạt pháp rồi. Tiên tri của nhiều dân tộc trên thế giới đều đề cập đến kỳ cuối thời mạt pháp, vào lúc giao thời giữa thế kỷ 20 và 21, nhân loại sẽ xuất hiện một trận đại kiếp nạn, đào thải rất nhiều người, chỉ lưu lại một số ít người.

Trong dự ngôn trên bia đá tại núi Thái Bạch, Lưu Bá Ôn đã thấy được đại kiếp nạn sẽ phát sinh trong tương lai, đồng thời khuyên bảo thế nhân phải thoát hiểm như thế nào. Thiên cơ đã hiển lộ, chỉ còn xem người đời đối đãi như thế nào mà thôi.

Hiện tại xin thử giải như sau:

“Thiên có nhãn, Địa có nhãn, người người cũng có một đôi mắt”.

Thử giải: Đạo Trời rõ ràng, sự phát triển của lịch sử nhân loại từ trước đến nay vẫn chiểu theo quy luật diễn hóa của vũ trụ mà diễn biến, chứ không hề theo ý chí của người ta mà thay đổi, hành vi của nhân loại không thể vượt qua sự phán xét của Pháp lý vũ trụ (“Thiên có nhãn, Địa có nhãn”). Do đó ai ai cũng cần phải theo tiêu chuẩn Thiện-ác của Pháp lý vũ trụ mà ước thúc chính mình, vốn có một đôi mắt để phân biệt Thiện-ác.

Người ta thường hay nói ông trời có mắt, hiện nay chúng ta đang ở thời kỳ Mạt pháp mà Phật gia nói đến. Hết thảy những gì xảy ra trong một đoạn thời gian này, vũ trụ, trời đất, quỷ thần bao gồm cả chúng ta đều đang dõi theo sự phát sinh của sự kiện (kiếp nạn) này.

“Thiên cũng lật, Địa cũng lật, Tiêu dao tự lại lạc vô biên”.

Thử giải: Bây giờ đúng thật là trời cũng biến đổi (khí hậu thất thường), đất cũng không ổn định (động đất, hố địa ngục, núi lửa bộc phát). Trong các loại tai nạn trời lật đất lõm liên tiếp này, có những người lại có thể đối chiếu một cách sáng suốt thì có thể thuận lợi bình an mà vượt qua.

“Lưu Bá Ôn bia ký”. (Ảnh: Internet)

“Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, Nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền.

Bình địa không có ngũ cốc trồng, Cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người.

Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, Nên xem giữa cửu Đông tháng Mười”.

Thử giải: Trường đại kiếp nạn thời mạt pháp này, chủ yếu là xuất hiện đại ôn dịch. Trong trận đại ôn dịch này, trong một vạn người nghèo thì chết mất 9.000 người, lưu lại 1.000 người; còn trong một vạn người giàu thì chỉ lưu lại được 2, 3 người. Dự ngôn nổi tiếng Hàn Quốc «Cách Am Di Lục» từ thế kỷ 16 cũng nói rằng vào thời mạt pháp nếu nhân loại không tỉnh ngộ, thì sẽ bị hủy diệt trong “quái tật” (căn bệnh lạ), “mười hộ khó còn một”, quả là trùng hợp.

Nhìn từ đoạn này, đại nạn mới sắp sửa bắt đầu, đối với tai nạn ở đây là đã viết hết sức rõ ràng. Nếu như thật sự dựa theo dự ngôn này, tỉ lệ những người có thể được lưu lại thật sự là rất ít. Trong đó cần phải dự phòng bệnh truyền nhiễm vào mùa thu và mùa đông.

“Người làm việc thiện thì được thấy, Kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, mau chóng viết ra truyền bốn phương,

Viết một tờ miễn một nạn, viết mười tờ có thể bảo toàn,

Nếu như nhìn thấy không truyền đi, một nhà lớn nhỏ chịu tội lỗi”.

Thử giải: Không kể giàu nghèo, cần phải hồi tâm chuyển ý lấy “hành thiện” làm đầ. Trong “Thôi Bối Đồ” cũng nhắc đến, đoạn thời gian này sẽ có Thánh nhân xuất hiện truyền Đại Pháp. Điều nên chép ra hẳn là lời dạy của Thánh nhân, tâm Pháp mà người xưa đã dạy.

“Có người nhìn thấu mấy sự việc, tiêu dao khoái lạc là Thần Tiên”.

Thử giải: Nhìn thấu chưa hẳn là chỉ xuất gia mà là chỉ sự tu hành kiên định, liễu ngộ hết thảy mọi thứ của thế gian mà không sợ hãi.

“Gặp phải kiếp này chưa phải hết, vẫn còn mười sầu ở trước mặt,

Nhất sầu thiên hạ loạn khắp nơi, Nhị sầu Đông Tây người đói chết,

Tam sầu hồ rộng gặp đại nạn, Tứ sầu các tỉnh khởi lang khói,

Ngũ sầu nhân dân không yên ổn, Lục sầu mùa Đông giữa tháng Chín tháng Mười,

Thất sầu có cơm không người ăn, Bát sầu có áo không người mặc,

Cửu sầu thi thể không người liệm, Thập sầu khó qua năm Heo Chuột.

Nếu như qua được đại kiếp số, Mới tính là thế gian bất lão tiên”.

Thử giải: Kiếp nạn sẽ có hơn mười loại, “nhị sầu đông tây người đói chết“, lương thực mất trắng thật sự là sẽ khiến người ta đói chết, mức độ nghiêm trọng đến nỗi không phải là tàng trữ lương thực thì có thể giải quyết được.

Những người không minh tỏ thiên lý, không tin nhân quả sẽ tiếp tục chịu nạn.

“Cho dù là thiết La Hán làm bằng đồng, Khó qua ngày mười ba tháng Bảy.

Cho dù bạn là Kim Cang thiết La Hán, Trừ phi thiện mới được bảo toàn.

Cẩn phòng người người gian nan qua, Giữ qua tới ngày năm Rồng Rắn.

Trẻ nhỏ giống như Chu Hồng Võ,

Tứ Xuyên còn khổ hơn Hán Trung.

Mãnh sư gầm như Lôi, Hơn hẳn trăm cọp sớm.

Tê giác hiện ra đuôi, Bình địa gặp mãnh hổ.

Nếu hỏi năm thái bình, Dựng cầu nghênh tân chủ.

Thượng Nguyên Giáp Tý đến, Người người cười ha ha.

Hỏi bạn cười cái gì? Đón chào người chủ mới.

Trên đất quản hai thước, Ngày đêm không trộm cướp.

Tuy là mưu vì chủ, Chủ ngồi trung ương Thổ.

Nhân dân gọi Chân Chủ”

Thử giải: “Thượng nguyên Giáp tý đến” có ý là kỷ nguyên mới tốt đẹp sẽ đến. “Nghênh tân chủ”, sẽ có tân chủ xuất hiện, chờ đón năm thái bình  “ngày đêm không trộm cướp”

“Tiền bạc là vật bảo, Nhìn thấu dùng không được

Quả thực là vật bảo, Lòng đất nứt không đảo”.

Thử giải: Nhìn thấu hết thảy, phát hiện tiền tài không phải là điều mà con người nên cố chấp truy cầu, ma luyện tâm tính tu đức mới là điều chân thật. Tiền tài là sinh không mang theo đến, chết không mang theo đi. Khi kiếp nạn đến, không kể là kẻ giàu người nghèo, chỉ có tu đức mới có thể khiến người được phúc phận và phúc báo.

“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu.

Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu.”

Người người đều hỷ cười, Ai ai cũng bình an.

Người người đều khả quan, Ai ai cũng khả truyền.

Có người đem tặng ấn, Chớ có lấy kim tiền.

Người hành thiện được bảo, Kẻ hành ác khó đào.

Kính trọng Trời Đất thần linh phụ mẫu, Quý tiếc giấy chữ ngũ cốc.

Xin hãy nhớ lấy”.

Thử giải: Cách đoán chữ thú vị, “bảy người một đường tẩu” là chữ “Chân” cổ. Cách viết của phần đầu trước đây của chữ Chân tương tự như “thất” (bảy), bên dưới là chữ “nhân” (người), giống như “tu chân” mà Đạo gia giảng. “Bát vương nhị thấp khẩu” hợp lại là chữ “Thiện”. Hành thiện tu chân giữ được bình an. Đại Pháp hồng truyền, thái bình thịnh thế. Những ai có thể được giữ lại thì có thể coi là đắc được phúc báo lớn rồi.

Ngày nay, Chân Thiện Nhẫn đang được hồng truyền khắp thế gian, giúp con người trở về với miền đất tịnh độ. (Ảnh: Internet)

Lời sau cùng:

“Mạt pháp loạn thế, vạn ma xuất động.

Đạo đức xuống dốc, chỉ mong kiếm lợi.

Lừa tiền lừa sắc, không có người lừa bạn giữ bình an”.

Vậy nên nếu như bạn gặp được người lương thiện chỉ cho bạn cách giữ bình an, mong bạn nhất định hãy ghi nhớ, đừng có bỏ lỡ cơ duyên vạn cổ khó gặp này.

Nếu như vào một ngày nào đó trong tương lai, thật sự xảy ra chuyện mà dự ngôn nói đến, e rằng lúc đó hối hận cũng đã muộn rồi!

«Lưu Bá Ôn bia ký» — Lời cảnh tỉnh về đại kiếp thời mạt pháp

Lưu Cơ, người đời gọi là Lưu Bá Ôn, từng phụ tá Chu Nguyên Chương giành lấy thiên hạ, kiến lập triều Minh, là Tể tướng khai quốc triều Minh. Ông tính tình khoáng đạt chính trực, liêm khiết phụng sự việc công, không chỉ là một vị tướng trong triều, mà còn là một cao nhân đắc Đạo, đã vì hậu thế mà lưu lại rất nhiều dự ngôn, bao gồm dự ngôn «Thiêu Bính Ca» được nhiều người biết. Dự ngôn của ông được người đời sau nghiệm chứng, mãi cho đến tận hiện tại, miễn là sự tình đã phát sinh thì đều vô cùng chuẩn xác. Dự ngôn của Lưu Bá Ôn trên bia đá tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây là do một trận địa chấn mà lộ ra ngoài, nói với người ta cảnh tượng đáng sợ về những sự việc có liên quan đến đại kiếp nạn thời mạt kiếp.

Phật Thích Ca Mâu Ni lúc còn tại thế 2.500 năm trước đây đã từng dự ngôn rằng Pháp của Ngài chỉ có thể truyền được 500 năm, 500 sau là thời kỳ mạt pháp; thời kỳ mạt pháp là do nhân tâm bại hoại, Pháp của Ngài không thể độ nhân được nữa. 500 năm mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng nay đã quá 2.000 năm rồi, hiện tại đã là thời kỳ mạt pháp của mạt pháp rồi. Tiên tri của nhiều dân tộc trên thế giới đều đề cập đến kỳ cuối thời mạt pháp, vào lúc giao thời giữa thế kỷ 20 và 21, nhân loại sẽ xuất hiện một trận đại kiếp nạn, đào thải rất nhiều người, chỉ lưu lại một số ít người. Trong dự ngôn trên bia đá tại núi Thái Bạch, Lưu Bá Ôn đã thấy được đại kiếp nạn sẽ phát sinh trong tương lai, đồng thời khuyên bảo thế nhân phải thoát hiểm như thế nào. Thiên cơ đã hiển lộ, chỉ còn xem người đời đối đãi như thế nào mà thôi.

Hiện tại xin thử giải như sau:

“Thiên có nhãn, Địa có nhãn, Người người cũng có một đôi nhãn.
Thiên cũng lật, Địa cũng lật, Tiêu dao tự lại lạc vô biên.”

Giải: Đạo Trời rõ ràng, sự phát triển của lịch sử nhân loại từ trước đến nay vẫn chiểu theo quy luật diễn hóa của vũ trụ mà diễn biến, chứ không hề theo ý chí của người ta mà thay đổi, hành vi của nhân loại không thể vượt qua sự phán xét của Pháp lý vũ trụ (“Thiên có nhãn, Địa có nhãn”). Do đó ai ai cũng cần phải theo tiêu chuẩn Thiện-ác của Pháp lý vũ trụ mà ước thúc chính mình, vốn có một đôi mắt để phân biệt Thiện-ác. Đặc tính tối căn bản của vũ trụ —”Chân, Thiện, Nhẫn”—  là Pháp lý tối cao của vũ trụ, tức Đại Pháp vũ trụ. Nhân loại hiện nay đạo đức trượt xuống hàng ngày, tất sẽ phát sinh biến hóa đảo Trời lật Đất, chỉ có thuận theo đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ, thì mới có thể “Tiêu dao tự tại lạc vô biên”.

“Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, Nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền.”

Giải: Trường đại kiếp nạn thời mạt pháp này, chủ yếu là xuất hiện đại ôn dịch. Trong trận đại ôn dịch này, trong một vạn người nghèo thì chết mất 9.000 người, lưu lại 1.000 người; còn trong một vạn người giàu thì chỉ lưu lại được 2, 3 người. Dự ngôn nổi tiếng Hàn Quốc «Cách Am Di Lục» từ thế kỷ 16 cũng nói rằng vào thời mạt pháp nếu nhân loại không tỉnh ngộ, thì sẽ bị hủy diệt trong “quái tật” (căn bệnh lạ), “mười hộ khó còn một”, quả là trùng hợp. Kẻ nghèo ở đây là chỉ người bình dân, bao quát cả các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ); kẻ giàu là chỉ quan to và quý nhân. Theo báo cáo điều tra cơ cấu nhà nước, tại Trung Quốc đa số hộ giàu đều thuộc gia đình quan chức, họ là những người được hưởng lợi ích từ chế độ ĐCSTQ. Còn có những người là tham quan ô lại trong ĐCSTQ, đương nhiên càng khó thoát khỏi kiếp nạn này. Tuy nhiên vô luận là giàu hay nghèo, chỉ cần “hồi tâm chuyển” ý, bỏ ác theo Thiện, là có thể được đắc cứu, còn nếu không thì chính là “Nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”. Cứu cánh là điều gì, “hồi tâm chuyển” là có ý gì đây? Chuyển như thế nào?

Trung Quốc từng trải qua nền văn minh huy hoàng bậc nhất trong lịch sử nhân loại, tuy nhiên trong 50 năm dưới sự thống trị của ĐCSTQ, dân tộc Trung Hoa phải đối mặt với một đại tai nạn. Trên mảnh đất Trung Hoa đại địa, ĐCSTQ hành ác trong vòng nửa thế kỷ, tàn sát hơn 80 triệu đồng bào, hủy diệt văn hóa Trung Hoa gần như không còn, phỉ báng Thần Phật, đấu Trời đấu Đất, vô pháp vô thiên, phá hoại đạo đức lương tri của nhân loại, tàn phá hoàn cảnh sinh tồn của nhân loại, tiêu tốn 1/4 quốc lực để tiến hành cuộc bức hại mang tính diệt chủng đối với quần thể tu luyện Pháp Luân Công theo “Chân, Thiện, Nhẫn”, làm những việc tà ác nhất chưa từng có trên quả đất, như mổ cắp nội tạng từ học viên Pháp Luân Công còn sống rồi đem bán kiếm lời, v.v. ĐCSTQ tà ác hoàn toàn là tà linh phản vũ trụ, phản nhân loại; giới tu luyện có công phu chân chính đều biết rằng ĐCSTQ có biểu hiện tại không gian khác là một con ác long. Trong «Khải Huyền – Thánh Kinh» miêu tả ĐCSTQ là một con rồng đỏ, gọi nó là ma quỷ, là sa-tăng. “Con thú bắt ép người của nó, bất luận lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, bần tiện hay phú quý, để ấn ký lên trán và tay phải của họ cái dấu“, điều này là gì? Lúc gia nhập ĐCSTQ (đoàn thanh niên và đội thiếu niên cũng thế), họ phải giơ cánh tay phải lên để phát lời thề độc: nguyện đem cả mạng sống giao cấp cho ĐCSTQ. «Khải Huyền – Thánh Kinh» nói, tất cả những ai thờ phụng con thú hoặc bị nó ấn ký cuối cùng đều sẽ phải bị Thượng Đế thẩm phán, uống rượu thịnh nộ của Đức Chúa Trời, rơi vào một nơi muôn kiếp không trở lại, vĩnh viễn trầm luân trong Địa ngục. ĐCSTQ tà ác chính là đối tượng cần bị tiêu diệt của thiên thượng! Vào lúc Trời diệt ĐCSTQ, cũng tiêu diệt tất cả tổ chức tà ác và từng phần tử bị ấn ký của tổ chức. Bạn không thoái xuất khỏi tổ chức đó, một mực không thoái, thì sẽ bị đào thải cùng với nó, trả nợ cùng với nó. Tuyệt đại bộ phận người Trung Quốc vì sinh tồn và lợi ích nên đã từng gia nhập đảng, đoàn, đội; bởi vì quanh năm suốt tháng bị những tuyên truyền độc hại của nó đánh lừa, nên đã nghĩ xấu về Đại Pháp “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ, trong tâm đầy thù hằn, ấy chính là phạm tội vì phản đối Đại Pháp vũ trụ (trong một dự ngôn khác, Lưu Bá Ôn nói rằng các vị Phật, Đạo, Thần khắp Trời đều cần đồng hóa với Đại Pháp, nếu không sẽ “khó thoát kiếp này, bị tước quả vị”. Như vậy có thể thấy được thế nhân phản đối Đại Pháp thì tội nghiệp nặng như thế nào). Chính vì thế toàn thể bách tính đều bị Trời khiển trách.

Hồi chuyển như thế nào? Đương nhiên là thuận theo đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ, thiện đãi Đại Pháp, thiện đãi học viên Pháp Luân Công, những người tu luyện “Chân, Thiện, Nhẫn”. Một cá nhân cho dù là kẻ nghèo đi chăng nữa, chỉ cần phỉ báng Đại Pháp, thì chính là đứng về phía ĐCSTQ tà ác phản nhân loại, nhất định nằm trong 90% bị đào thải. Còn kẻ giàu phản đối Pháp Luân Công, vì muốn bảo vệ địa vị và lợi ích của mình, trong tâm thù hận Đại Pháp hoặc phỉ báng Đại Pháp, thì nhất định nằm trong 99,9% bị đào thải. Tuy nhiên, những người này nếu có thể “hồi tâm chuyển” ý, cải biến thái độ đối với Đại Pháp, ra sức giúp đỡ Đại Pháp, thì sẽ may mắn được tồn tại trong đại kiếp nạn này. Đương nhiên, nghĩ đến “hồi tâm chuyển ý”, thì đầu tiên phải loại bỏ ấn ký của con thú đã, hướng về Thần thanh minh thoái xuất khỏi hết thảy tổ chức của ĐCSTQ, hoàn toàn thoát ly khỏi nó, ấy mới là “hồi tâm chuyển ý” chân chính. Còn nếu dấu vết con thú không tống khứ đi, con quỷ đỏ sẽ vĩnh viễn khống chế bạn, tận đến khi nó diệt vong, lúc ấy bạn cũng đi theo cùng với nó.

“Bình địa không có ngũ cốc trồng, Cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người.
Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, Nên xem giữa cửu Đông tháng Mười.”

Giải: Đại ôn dịch sẽ bùng phát vào tháng 9, tháng 10 (Âm lịch) một năm nào đó. Kết quả chính là “Bình địa không có ngũ cốc trồng, Cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người”.

“Người làm việc thiện thì được thấy, Kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, Lây bởi kiếp này thật không đáng.”

Giải: Trận kiếp nạn này khí thế hung dữ, “kẻ làm việc ác” e rằng lúc này hối hận thì đã quá muộn rồi, lập tức bị đào thải. Còn “người hành Đại Thiện” có thể chứng kiến hết thảy. Đây là thời mạt pháp loạn thế, mà lại có người “hành Đại Thiện”, thì chỉ có thể là học viên Pháp Luân Công. Họ vì sự bình an của mọi người mà truyền rộng «Cửu Bình», giảng rõ chân tướng, có người vì thế mà bị ĐCSTQ tà ác bắt giữ phi pháp, bị bỏ tù, thậm chí bị bức hại đến chết. Họ không hề muốn gì từ các bạn, chỉ mong các bạn rời xa nguy hiểm. Có người vì danh lợi mà hùa theo ĐCSTQ, lại bị văn hóa đảng mê hoặc mà cự tuyệt chân tướng từ học viên Pháp Luân Công, không muốn thoát ly khỏi ĐCSTQ tà ác, không chịu chùi sạch ấn ký của con thú, thì khó mà thoát khỏi kiếp nạn này.

“Còn có mười sầu ở trước mắt.
Nhất sầu thiên hạ loạn khắp nơi, Nhị sầu Đông Tây người đói chết,
Tam sầu hồ rộng gặp đại nạn, Tứ sầu các tỉnh khởi lang khói,
Ngũ sầu nhân dân không yên ổn, Lục sầu mùa Đông giữa tháng Chín tháng Mười,
Thất sầu có cơm không người ăn, Bát sầu có người không áo mặc,
Cửu sầu thi thể không người liệm, Thập sầu khó qua năm Heo Chuột.”

Giải: Trận kiếp nạn này còn khiến người ta gặp 10 việc sầu lớn: thiên hạ đại loạn, mất mùa, “hồ rộng gặp đại nạn” (khả năng chỉ thủy tai, hoặc vỡ đập thủy điện), các tỉnh khả năng đều gặp sự loạn, bách tính kinh hoàng không chịu nổi, còn có đại ôn dịch phát sinh vào tháng 9 tháng 10, ôn dịch khiến người chết nhiều đến mức “có cơm không người ăn”, “thi thể không người liệm”. “Năm Heo Chuột” là năm 2007 và 2008.

Dự ngôn «Cách Am Di Lục» của Hàn Quốc khi miêu tả đại kiếp nạn này nói: “Thây chất như núi bệnh độc tử”; “Thiên sơn lục giác chim bay tuyệt, Tám người vạn lối người tích diệt”. Trong «Kim Lăng tháp bi văn», Lưu Bá Ôn đã đề cập đến cảnh tượng trận đại ôn dịch này từ một góc độ khác: “Phụ mẫu tử, khó mai táng; Cha mẹ tử, con cháu vác; Vạn vật cùng chịu kiếp, Sâu kiến cũng tai ương”.

“Nếu được qua khỏi đại kiếp Niên, Mới tính là thế gian bất lão tiên.
Cho dù là thiết La Hán làm bằng đồng, Khó qua ngày mười ba tháng Bảy.
Cho dù bạn là Kim Cang thiết La Hán, Trừ phi thiện mới được bảo toàn.
Cẩn phòng người người gian nan qua, Giữ qua tới ngày năm Rồng Rắn.”

Giải: Cho dù bạn là thế gian phàm nhân hay Kim Cang La Hán, chỉ có tự mình thu xếp, làm theo Chân Thiện, qua ngày 13 tháng 7 một năm nào đó, tới “năm Rồng Rắn” (năm 2012 và 2013), thì mới chân chính thoát khỏi nạn này. Vì sao qua “năm Rồng Rắn” thì mới chân chính thoát khỏi nạn này? Ở đây dự ngôn của Lưu Bá Ôn và tiên đoán của người Maya 1.000 năm trước không hẹn mà trùng. Theo «Tiên tri của người Maya», người Maya cổ đại, dựa trên tính toán lịch pháp chính xác đến kinh người, đã dự đoán Thái Dương Hệ sẽ đi vào “đại chu kỳ” của Hệ Ngân Hà kéo dài 5.125 năm (từ năm 3112 TCN đến năm 2012 SCN, ngày Đông chí). Khi ấy Mặt trời cùng Hoàng đạo (Ecliptic) và Xích đạo (Equator) của Hệ Ngân Hà sẽ hình thành một điểm giao thoa hoàn toàn trùng khớp lên nhau, sau đó Địa cầu sẽ vượt khỏi phạm vi xạ tuyến của Hệ Ngân Hà để tiến nhập vào một giai đoạn mới “đồng bộ với Hệ Ngân Hà”, nhân loại sẽ tiến nhập vào một thời kỳ văn minh mới không quan hệ gì với nền văn minh hiện thời. Từ năm 1992 đến năm 2012 chính là chu kỳ diễn hóa cuối cùng của “đại chu kỳ”, người Maya gọi là “thời kỳ canh tân của Địa cầu”. Trong 20 năm canh tân Địa cầu này, Địa cầu sẽ được tịnh hóa, nhân tâm cũng được tịnh hóa, vật chất xấu hoàn toàn bị đào thải bỏ rớt đi, sự tốt đẹp và sức sống sẽ lại đến cùng “sự đồng bộ” với Hệ Ngân Hà. Từ đó có thể thấy đại kiếp nạn này chỉ là khởi đầu của sự tịnh hóa toàn diện Địa cầu, ví như nói bạn không phản đối Đại Pháp vũ trụ, lại thoát ly khỏi ĐCSTQ tà ác, xóa đi dấu vết con thú trên thân thể, thì sẽ may mắn được tồn tại giữa trận đại kiếp nạn này.

“Trẻ nhỏ giống như Chu Hồng Võ,
Tứ Xuyên còn khổ hơn Hán Trung.
Mãnh sư gầm như Lôi, Hơn hẳn trăm cọp hung.
Tê giác hiện ra đuôi, Bình địa gặp mãnh nhược.”

Giải: Khả năng là chỉ lúc Trời diệt ĐCSTQ, tại Trung Quốc xuất hiện một nhân vật lãnh đạo mới (có thể mang họ Chu); người này như được Thần bang trợ, thế như mãnh sư, chiến thắng thế lực cũ tà ác, quản lý thiên hạ. Vào lúc này, Trời Đất còn xuất hiện dị tượng.

“Nếu hỏi năm thái bình, Dựng cầu nghênh tân chủ.
Thượng Nguyên Giáp Tử đến, Người người cười ha ha.
Hỏi bạn cười cái gì? Nghênh tiếp tân địa chủ.
Trên quản tam xích nhật, Tối không nạn trộm cướp.
Tuy là mưu vì chủ, Chủ ngồi trung ương Thổ.
Nhân dân gọi Chân Chủ.”

Giải: Đây là những sự tình phát sinh sau đại kiếp nạn. Đại kiếp nạn này quyết không phải là “ngày tận thế”, Địa cầu hủy diệt, mà là sau đó nhân loại nghênh đón thái bình thịnh thế, bắt đầu lịch sử mới của tân kỷ nguyên, ấy chính là “Thượng Nguyên Giáp Tử”. Nhân dân từ nội tâm tán tụng vị Giác Giả cứu độ họ là “Chân Chủ”.

“Tiền bạc là vật bảo, Nhìn thấu dùng không được.
Quả thực là vật bảo, Lòng đất nứt không đảo.
Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu.
Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu.”

Giải: Dự ngôn đến đây rất mập mờ, bởi vì ngoài ý nghĩa bề mặt ra thì còn ẩn tàng một tầng ý nữa. Ở đây chủ yếu là phá giải “câu đố chữ” ẩn bên trong, phá giải “câu đố chữ” của dự ngôn cổ đại thì phải dùng phồn thể.

“Tiền bạc là vật bảo, Nhìn thấu dùng không được. Quả thực là vật bảo, Lòng đất nứt không đảo“: là chỉ chữ “Sư” và chữ “Lý”. “Tiền bạc” là “tệ” (币), tức nửa bên phải của chữ “Sư” (師); chữ “phá” (破) trong “khán phá” (nghĩa là “nhìn thấu”) có nửa bên trái của chữ “Sư” (師); hai nửa trái phải hợp lại tạo thành một chữ “Sư” (師). Tiếp đến “Quả thực là vật bảo”, đối ứng với câu trước “Tiền bạc là vật bảo” hàm ý chữ “tệ” (币); “lòng đất nứt không đảo”, ám chỉ nửa bộ phận của chữ “垖”; hai nửa trái phải hợp nhất lại vẫn là chữ “Sư” (師). Quan trọng hơn, “Quả thực là vật bảo” ở đây chỉ vị Sư phụ mang họ “Lý”, bởi vì “quả” (果) ở đây là con của cây, tức “mộc chi tử”, chữ “Mộc” (木) đặt trên chữ “Tử” (子) chính là chữ “Lý” (李). Đoạn này rõ ràng minh thị vị Chân Chủ chính là “Lý Sư”, cụ thể là chỉ ai thì mọi người đều biết rồi.

“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu“: chính là chữ “Chân” (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).

“Ba chấm cộng một câu“: chính là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “tâm” (心); chữ “nhẫn” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn” (忍).

“Bát Vương nhị thập khẩu“: chính là chữ “Thiện” (善). Chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do “bát” (八) (lật ngược), “Vương” (王), “niệm” (廿) (nghĩa là 20), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.

“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu“, liên kết lại tạo thành “Chân, Thiện, Nhẫn” (眞善忍). Cổ nhân tả thi văn rất coi trọng vận luật, đem câu trên và câu dưới hợp lại thì tự nhiên gián cách được khai mở.

“Người người đều hỷ cười, Ai ai cũng bình an.
Người người đều khả quan, Ai ai cũng khả truyền.
Có người đem tặng ấn, Chớ có lấy kim tiền.
Người hành thiện được bảo, Kẻ hành ác khó đào.
Kính trọng Trời Đất thần linh phụ mẫu, Quý tiếc giấy chữ ngũ cốc.
Xin hãy nhớ lấy.”

Giải: Ngay khi Chính Pháp tiến tới nhân gian thì Địa cầu bắt đầu tịnh hóa toàn diện. Chỉ có phù hợp với đặc tính vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” thì mới có thể tiến nhập vị lai. Lúc này người người đều học Đại Pháp, ai ai cũng truyền tụng Pháp Luân Công.

Từ sáu trăm năm trước, Lưu Bá Ôn đã có cảnh báo với thế nhân về trận đại kiếp nạn này. Điều kỳ lạ là, dự ngôn này được ẩn kỹ trong mấy trăm năm rồi đột nhiên lộ ra cho thế gian nhờ một trận địa chấn, cũng tương tự với “tàng tự thạch” có niên đại 200 triệu năm tuổi vô tình được tìm thấy tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu năm 2002, trên đó ghi sáu chữ lớn “Trung Quốc Cộng sản đảng vong“, rồi dự ngôn của người Maya về “Địa cầu canh tân” bắt đầu vào năm 1992 — năm Pháp Luân Đại Pháp được truyền xuất v.v. Hết thảy đều không phải là ngẫu nhiên, đều là Thiên Ý, là Thần cảnh tỉnh con người, từ bi đối với con người. Đồng thời Thần cũng an bài những người “hành Đại Thiện” cứu độ con người tại thế gian. Thời gian quả thực rất hữu hạn, để trân quý sinh mệnh mình, xin các bạn đừng cự tuyệt những người “hành Đại Thiện” — các học viên Pháp Luân Công mang đến chân tướng cho các bạn, xin đừng phản đối Đại Pháp “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ, mau chóng thoát ly khỏi ĐCSTQ tà ác, xóa bỏ dấu vết con thú. Chớ đi theo “kẻ hành ác” không còn tính người, nếu không Thần cũng không cứu được các bạn đâu! Cơ duyên chỉ chớp mắt là trôi qua, đến khi chân tướng đại hiển mới hối hận thì đã muộn rồi! Cũng có người vì thụ nhận độc hại từ “thuyết vô thần” của văn hóa đảng trong một thời gian dài, nên hoàn toàn không tin sự việc như vậy là có thực, tìm mọi cách để chỉ trích những người “hành Đại Thiện”, thậm chí lấy oán báo ân, đi theo ĐCSTQ làm điều ác, ‘trợ Trụ vi ngược’, v.v. Tất nhiên Thần là từ bi với người, cứu độ người, nhưng tuyệt không phải là vì nhàn rỗi không có việc gì nên mới phải cứu người, với những ai không muốn được đắc cứu, thì ấy là Thần không cứu được.

Phá giải mới nhất «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ôn (Tác giả: Mộc Tử)

“Nhị tứ bát, tam thất cửu”. Tháng 8 năm Dân Quốc thứ 24, ĐCSTQ ra “Tuyên ngôn Bát Nhất”, bắt đầu lợi dụng chiêu bài “kháng Nhật” để lừa dối tiến hành thống nhất chiến tuyến. Tháng 9 năm Dân Quốc thứ 37, ĐCSTQ phát động “chiến dịch Liêu Thẩm”, bắt đầu nội chiến toàn diện đại quy mô.

Giới thiệu: Tháp Kim Lăng được xây dựng tại vùng ngoại ô thành phố Nam Kinh vào khoảng năm 1.400 SCN bởi vị quân sư và học giả nổi tiếng Lưu Cơ (tức Lưu Bá Ôn). Ngọn tháp đã bị phá đổ vào đầu thế kỷ 20 dưới mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh Tưởng Giới Thạch, và những chữ khắc trên bia đá đã được tìm thấy. Những văn tự này được viết theo hình thức thơ Trung Hoa, với những câu nói bóng gió dự báo trước những sự kiện sẽ xảy đến trong 500-600 năm sau triều Minh.

*  *  *

Sau đây là phần giải nghĩa:

Chú thích của người dịch: Chữ in đậm trong dấu ngoặc kép “” là phiên âm Hán Việt của phần văn tự gốc, chữ viết thường là phần giải nghĩa của tác giả bài viết, chữ in nghiêng trong dấu ngoặc đơn ( ) là diễn nghĩa của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo.

“Kim Lăng tháp, Kim Lăng tháp”
(Tháp Kim Lăng, Tháp Kim Lăng)

“Lưu Cơ kiến, Giới Thạch sách”
(Lưu Cơ xây, Giới Thạch phá)

Lưu Bá Ôn xây, Tưởng Giới Thạch phá.

“Sách liễu Kim Lăng tháp, Quân dân tự kỷ sát”
(Tháp Kim Lăng phá rồi, Quân dân tự giết hại lẫn nhau)

Khi tháp Kim Lăng bị phá là bắt đầu nội chiến Quốc-cộng.

“Thảo đầu tương đối thảo đầu nhân”
(Đầu cỏ đối đầu với người đầu cỏ)

“Thảo đầu” ở đây (草头) là chữ “cộng” (共), chỉ đảng cộng sản; “thảo đầu nhân” (草头人) là chữ “Tưởng” (蒋), chỉ Tưởng Giới Thạch.

“Đáo vĩ chỉ thị bán súc quy”
(Đến đuôi chỉ là rùa co lại một nửa)

Chữ “quy” (龟) co đuôi rùa lại một nửa chính là chữ “Mao” (毛).

“Hồng thủy hoành lưu thành trạch quốc”
(Dòng nước lớn chảy tràn thành ngập lụt)

Ở đây có chữ “Trạch” (泽).

“Lộ thượng hành nhân bối hướng Tây”
(Người đi trên đường quay lưng về hướng Tây)

Chính là chữ “Đông” (东).

“Nhật xuất Đông, Nhật một Tây”
(Mặt trời mọc phía Đông, Mặt trời lặn phía Tây)

Nhật Bản xâm lược Trung Quốc.

“Gia gia hộ hộ thụ thảm thê”
(Mỗi nhà mỗi hộ đều chịu thảm thương)

“Đức tiêu diêu, Ý tiêu diêu”

Đức và Ý chiến bại đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ II.

“Bách tải phồn hoa nhất mộng tiêu”
(Trăm năm phồn hoa tiêu như giấc mộng)

“Hồng đầu kỳ, Đại đầu tinh”
(Cờ màu đỏ, Ngôi sao lớn)

Cờ đỏ và sao năm cánh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

“Gia gia hộ hộ điếu linh đình”
(Mỗi nhà mỗi hộ đều không nơi nương tựa)

“Tam sơn lập túc, Ngũ tử tề vinh thăng”
(Ba ngọn núi khó đứng vững, Năm đứa con đều hưng thịnh)

Văn hóa truyền thống (Nho, Thích, Đạo) bị lật nhào, thay vào đó là cung phụng chủ nghĩa Mác-Lê (Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao).

“Tâm mang mang, Ý mang mang”
(Tâm bận rộn, Ý bận rộn)

“Thanh phong kiều sách tẩu như cuồng”
(Phong cách thanh nhã bị hủy đi như cuồng)

“Nhĩ nhất đảng thời ngã nhất đảng”
(Ngươi có đảng thì ta cũng có đảng)

Chỉ Quốc Dân Đảng và đảng cộng sản.

“Tọa cao đường, Thực cao lương”
(Ngồi nơi hội trường lớn, Ăn thức ăn cao cấp)

“Toàn bất kế cập tha nhân tang”
(Hoàn toàn không màng tới tính mạng người khác)

“Niệm bát nhân, Phù chúng vọng”
(Hai mươi tám người, Được quần chúng tín nhiệm)

“Cư nhiên ương châm thắng đao thương”
(Mặc nhiên gieo mầm mống thắng cả vũ khí)

ĐCSTQ lừa dối giành tín nhiệm của nhân dân, mặc nhiên phát triển từ nhỏ thành lớn, cuối cùng đoạt chính quyền. “Niệm” (廿) và “bát” (八) hợp thành chữ “cộng” (共).

“Tiểu tinh quang, Tế tinh quang”
(Sao nhỏ tỏa sáng, Che lấp ánh sao)

“Niệm tướng nhị nhân tẩu Bắc phương”
(Hai mươi tướng và hai người đi về phương Bắc)

ĐCSTQ thắng thế, quân Quốc Dân Đảng bại trận chạy về Đông Bắc (“Niệm” (廿) và “nhân” (人) hợp thành chữ “cộng” (共)). Chữ “tướng” (将) [jiàng] là hài âm của chữ “Tưởng” (蒋) [jiǎng].

“Khứ gia mộc, Lộ bàng hoàng”
(Rời nhà gỗ, Đường bàng hoàng)

“Đáo xứ bôn ba nhân giai báng”
(Bôn ba khắp nơi đều bị người phỉ báng)

Tưởng Giới Thạch bôn ba khắp nơi cứu nước nhưng bị ĐCSTQ gièm pha bôi nhọ.

“Đại hải lạc môn soan, Hà quảng vị vi quảng”
(Biển lớn bị chặn bởi then cửa, Sông rộng mà lại không thành rộng)

Đây là ĐCSTQ bao vây eo biển Đài Loan.

“Lương điền vạn khoảnh vô nam canh, Đại hảo tàm ti vô nữ phưởng”
(Ruộng tốt vạn khoảnh không có đàn ông canh tác, Tơ tằm rất tốt không có đàn bà xe sợi)

“Lệ nhân thiên ái tương, Nhĩ ngã hỗ tương bang”
(Phụ nữ đẹp thì được thiên vị, Ngươi và ta cùng bang trợ lẫn nhau)

Nước Mỹ trợ giúp Tưởng Giới Thạch. “Đẹp” chính là “Mỹ”.

“Tứ thủy hạnh Mộc nhật, Tam hổ sính hào cường”
(Bốn Thủy hạnh phúc ngày Mộc, Ba hổ khoe khoang ngang tàng)

Chữ “hạnh” (幸) ghép với bộ Thủy (氵) thành chữ “Trạch” (泽), chữ “nhật” (日) ghép với bộ “Mộc” (木) thành chữ “Đông” (东); “tam hổ” (三虎) là chữ “Bưu” (彪). Đây là chỉ Mao Trạch Đông và Lâm Bưu.

“Bạch nhân thành uy vũ, Nhân tâm hoa điểu hoảng”
(Người da trắng thành lực lượng lớn, Nhân tâm hoảng sợ như tranh hoa và chim)

Nước Mỹ đứng ra điều đình.

“Trục thủy khứ Nam hãn, Ngoại nhi quy mẫu bang”
(Đuổi nước về đất phía Nam, Con ở ngoài quy về mẫu quốc)

Dân Quốc rút về phương Nam, trấn thủ Đài Loan (nguyên là Nhật chiếm giữ).

“Doanh hư nguyên hữu số, Thịnh suy dã hữu vô”
(Đầy hay trống nguyên đã có số phận, Thịnh suy cũng như là có hay không)

“Linh Sơn tao hạo kiếp, Liệt hỏa đảo phù đào”
(Linh Sơn gặp nạn lớn, Lửa cháy như sóng gầm)

Văn hóa Thần truyền, truyền thống Trung Hoa bắt đầu bị thuyết vô thần phá hoại.

“Kiếp kiếp kiếp, Tiên phàm đào bất thoát”
(Kiếp kiếp kiếp, Tiên phàm chạy không thoát)

“Đông phong xuy tống thảo mộc ai”
(Gió Đông thổi đi cây cỏ bi ai)

Mao Trạch Đông phát động cuộc vận động cộng sản tại Trung Quốc.

“Hồng thủy thao thiên trục nhật lai”
(Dòng nước lớn cuộn trời hàng ngày tới)

Các phong trào vận động chính trị tại Trung Quốc.

“Lục căn vị tịnh tùy ba khứ”
(Sáu căn không tịnh thì tùy theo sóng cuốn trôi)

“Chính quả năng tu vãng thiên đài”
(Có thể tu thành chính quả thì lên đài trên trời)

“Nhị tứ bát, Tam thất cửu”
(Hai bốn tám, Ba bảy chín)

Tháng 8 năm Dân Quốc thứ 24 (1935), ĐCSTQ ra “Tuyên ngôn Bát Nhất”, bắt đầu lợi dụng chiêu bài “kháng Nhật” để lừa dối tiến hành thống nhất chiến tuyến. Tháng 9 năm Dân Quốc thứ 37 (1948), ĐCSTQ phát động “chiến dịch Liêu Thẩm”, bắt đầu nội chiến toàn diện đại quy mô.

“Họa nguyên chủng kỷ cửu”
(Căn nguyên của tai họa là từ xa xưa)

“Dân tam dân thập dân tam thất”
(Dân ba dân mười dân ba bảy)

Năm Dân Quốc thứ 3 (1914), Viên Thế Khải nhậm chức; năm Dân Quốc thứ 10 (1921), ĐCSTQ thành lập; năm Dân Quốc thứ 37 (1948), Dân Quốc di tản sang Đài Loan.

“Cẩm tú hà sơn hoán nhất sắc”
(Giang sơn gấm vóc đổi một màu)

Trung Quốc biến thành một màu đỏ.

“Mã bất điểm đầu thạch trầm để”
(Ngựa không gật đầu đá chìm xuống tận đáy)

“Mã” (马) ở đây là chỉ “Mã Khắc Tư”, tức Marx; “thạch” (石) là chỉ “Thạch Đạt Lâm”, Trung Quốc Đại Lục phiên thành “Tư Đại Lâm”, tức Stalin. Tranh luận học thuyết Marx khiến ĐCSTQ và Stalin bằng mặt mà không bằng lòng.

“Hồng hoa khai tận hoàng hoa khai”
(Hoa đỏ nở hết thì hoa vàng nở)

Sau khi Stalin chết, thế lực cộng sản quốc tế giảm dần, còn ĐCSTQ dần ngẩng mặt lên.

“Tử Kim Sơn thượng mỹ nhân lai”
(Mỹ nhân đến nơi ngọn núi tía {Tử Kim Sơn là ngọn núi nổi tiếng ở Nam Kinh})

Mao Trạch Đông và nước Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao (“Mỹ nhân” ở đây chỉ người Mỹ).

“Nhất tai hoán nhất tai, Nhất hại hoán nhất hại”
(Tai họa này thay tai họa khác, Tai hại này thay tai hại khác)

ĐCSTQ hại nước hại dân.

“Thập cửu giai nhân ngũ ngũ tuế, Địa linh nhân kiệt sản tân quý”
(19 giai nhân 55 tuổi, Đất linh sinh hào kiệt mới)

“Ngũ ngũ tuế” (五五岁) ẩn chữ “Hồ” (胡), “thập cửu giai nhân” (十九佳人) ẩn chữ “Diệu” (耀), ám chỉ Hồ Diệu Bang 74 tuổi thì được giải oan.

“Anh hùng bạt tận thạch trung mao, Huyết lưu tiêu can vạn nhân hào”
(Anh hùng nhổ sạch lông trong đá, Máu chảy cọc tiêu vạn người gào)

Vạn Lý và Kiều Thạch thay nhau nhượng quyền, Giang Trạch Dân dẫm lên hài cốt sinh viên trong cuộc thảm sát Thiên An Môn để lên ngôi.

“Đầu sinh giác, Nhãn sinh quang; Thứ dân bất dụng hoảng”
(Đầu mọc sừng, mắt phóng quang; Dân đen không cần hoảng sợ)

Đây là chỉ con “thú” bảy đầu mười sừng đi lên từ biển (Thượng Hải) trong «Khải Huyền», tức Giang Trạch Dân.

“Quốc vận hưng long thời nhật đáo, Tứ thời hạ chủng thái bình lương”
(Ngày mà vận nước hưng vượng đã tới, Bốn mùa gieo hạt lương thực thái bình)

Năm 1998 là năm Hổ, sản lượng lương thực Trung Quốc đạt mức cao nhất trong lịch sử, cũng như dự ngôn «Thối Bối Đồ» nói: “Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên, Bạch mễ doanh thương bất trị tiền” (Người đầu hổ gặp năm đầu hổ, Kho dư gạo trắng chẳng đáng tiền) {Giang Trạch Dân cũng sinh năm Hổ}.

“Nhất khí sát nhân thiên thiên vạn, Đại dương tàn bạo quá sài lang”
(Một khí giết người nghìn nghìn vạn, Dê lớn tàn bạo hơn lang sói)

Năm 2003 là năm con Dê, dịch bệnh SARS hoành hành khắp Trung Quốc.

“Khinh khí động sơn nhạc, Nhất tuyến thiết nan đương”
(Khí nhẹ chấn động cả núi cao, Một sợi dây sắt cũng khó mà chịu nổi)

“Nhân phùng mãnh hổ nan hồi tị, Hữu phúc chi nhân trụ sơn trang”
(Người gặp hổ dữ thì khó mà tránh được, Người có phúc phận thì sống ở sơn trang)

Đây là miêu tả tập đoàn Giang Trạch Dân (thuộc Hổ) mang đến bao tai nạn cho nhân dân.

“Phồn hoa thị, Biến uông dương”
(Đô thị phồn hoa chìm trong biển nước mênh mông)

“Cao lâu các, Biến nê cương”
(Nhà lầu cao trở thành đống đổ nát trong bùn lầy)

“Phụ mẫu tử, Nan mai táng”
(Phụ mẫu chết, Khó mai táng)

“Đa nương tử, Nhân tôn giang”
(Cha mẹ chết, Con cháu vác)

“Vạn vật đồng tao kiếp, Trùng nghĩ diệc tao ương”
(Vạn vật cùng chịu kiếp, Sâu kiến cũng tai ương)

“Hạnh đắc đại mộc lưỡng điều chi đại hạ, Điểu phi dương tẩu phản gia bang”
(May được hai cành gỗ lớn chống đỡ cho lâu đài, Dê rời đi và chim bay trở lại quê nhà)

“Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang”
(May gặp Mộc Thỏ thì được thọ, Chúng sinh vui mừng mà khỏe mạnh)

Đây là chỉ Thánh nhân xuất sinh vào năm Thỏ – Đại sư Lý Hồng Chí mang đến phúc âm cho chúng sinh (*).

“Hữu nhân thức đắc kỳ trung ý, Phú quý vinh hoa bách thế xương”
(Ai biết được ý tứ ở trong đó thì phú quý vinh hoa thịnh vượng trăm đời)

“Tầng lâu lũy các tủng vân tiêu, Xa thủy mã long cánh tịch hiêu”
(Nhà lầu chọc trời lớp lớp tới tận mây xanh, Giao thông nhộn nhịp càng ầm ĩ về đêm)

“Thiển thủy lý ngư chung hữu nạn, Bách tải phồn hoa nhất mộng tiêu”
(Như cá mắc nạn trong ao nước cạn, Trăm năm phồn hoa tiêu như giấc mộng)

Dân Quốc thành lập năm 1912, đến năm 2012 là tròn 100 năm. Đây là hồi kết.

Ghi chú:

(*) Trong thơ dự ngôn của Bộ Hư Đại sư triều Tùy tiên tri về Thánh nhân giáng thế thời mạt thế rằng: “Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng“, còn dự ngôn «Cách Am Di Lục» của Hàn Quốc nói: “Mạt thế Thánh quân Mộc nhân, Hà Mộc thượng cú mưu kiến tự; Dục tri sinh mệnh xứ tâm giác, Kim cưu Mộc thỏ“. Ngoài ra, dự ngôn «Trịnh Giám Lục» của Hàn Quốc còn giảng minh xác hơn nữa: “Ký ngữ thế gian độc giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm“. “Thanh lâm” (rừng xanh) ở đây chính là đối ứng với “hai cành gỗ lớn” ở bên trên”; chữ “lâm” (林) do hai chữ “Mộc” (木) ghép thành, đều chỉ Đại Thánh nhân thuộc Mộc.

Dự ngôn «Thôi Bi Đồ» của Lưu Bá Ôn: Chân bị thiếu của Gà Vàng là Đài Loan (Tác giả: Trương Kiệt Liên)

Bản đồ Trung Quốc như con Gà Vàng (Kim Kê), với mắt gà nằm tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm.

Bản đồ Trung Quốc là một con Gà Vàng (Kim Kê), đầu tại Đông Bắc, đuôi hướng Tây Nam. Nhìn kỹ hơn, thì hai đảo Hải Nam và Đài Loan chính là hai chân của Gà Vàng, đảo Hải Nam hướng chính Nam là chân phải con gà, còn chân trái con gà chính là đảo Đài Loan nằm ở duyên hải Đông Nam.

Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đoạt chính quyền đại Đại Lục, ở trên cổng lầu Thiên An Môn mà hét lớn: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ đây đứng dậy rồi.

Tuy nhiên có thể thấy Thần từ đó chưa hề cho phép ĐCSTQ thực sự đứng dậy, nó thực tế chỉ giống một con gà chọi đứng bằng chân phải mà thôi, rất tốn sức lực. Thiên ý an bài Quốc Dân Đảng rút lui về Đài Loan, cắt mất của ĐCSTQ một cái chân trái.

ĐCSTQ tất nhiên không chịu, tấn công mạnh Đài Loan, không tiếc dùng xác người để lấp đầy eo biển. Tiếc rằng Thiên ý khó trái, mấy nghìn binh sĩ của ĐCSTQ đành vùi thân ngoài biển khơi. Ngoài ra, Triều Tiên lại gây chiến tranh, ĐCSTQ hiếu chiến không cách nào đứng nhìn, buộc phải ngừng lại. Chiếc chân vàng Đài Loan cuối cùng được bảo toàn, không đứng cùng ĐCSTQ cho đến nay.

Dự ngôn «Thôi Bi Đồ» của Lưu Bá Ôn ẩn chứa huyền cơ

Quốc sư triều Minh Lưu Bá Ôn, trong đoạn cuối 【Quyển tam•Hiền Bảo】của dự ngôn nổi tiếng «Thôi Bi Đồ» đã ghi lại Thần ý huyền cơ về Đài Loan như sau:

“Tức thì Pháp tử, kim cương bất động, kiên thủ Phật Pháp, chỉ đợi Kim Kê khiếu, trời sáng thiên môn khai; năm Tỵ qua Sửu đầu Dần, Kim Kê tỉnh lại gáy là trời hửng sáng, toàn bộ Trung Hoa Đại Địa Kim Kê đứng thẳng, tứ hương quy về Thần Châu Lục xuất Chân Thần. Đây chính là Thần an bài địa hình trung thiên Trung Quốc Kim Kê thiếu mất một chân, luôn không thể đứng thẳng, phải muốn được thống nhất; ác nhân trước diệt tận, càn khôn lại đổi mới.”

Có thể thấy, trước khi “ác nhân diệt tận”, Thần chính là an bài Đài Loan không đi theo Trung Cộng, tức “trung thiên Trung Quốc Kim Kê thiếu mất một chân”. Còn khi nào thống nhất, để chứng kiến cảnh tượng “toàn bộ Trung Hoa Đại Địa Kim Kê đứng thẳng”, thì phải đợi ĐCSTQ giải thể, tức “ác nhân diệt tận, càn khôn lại đổi mới”.

Năm 2005 là năm Kim Kê (năm Dậu), đây chính là “chỉ đợi Kim Kê khiếu, trời sáng thiên môn khai”. Trong năm này, “Cửu Bình” xuất hiện gây tiếng vang lớn, chấn động Thiên Địa, toàn bộ Trung Hoa Đại Địa hàng triệu người thoái đảng, chỉ đợi “Kim Kê tỉnh lại gáy là trời hửng sáng”. Lúc này, ĐCSTQ nguy cơ bốn bề, Trời diệt Trung Cộng đã tại nhãn tiền.

Sau khi ĐCSTQ diệt vong, thế giới nghênh đón thời đại mới không có đảng cộng sản, đạo đức nhân loại hồi thăng, “tứ hương quy về Thần Châu Lục xuất Chân Thần”, “càn khôn lại đổi mới”, toàn bộ thế giới đều an khang.

Ai cũng đều biết chân là gốc rễ, không có chân thì không có gốc rễ, sẽ bất ổn. Chẳng trách ĐCSTQ bao năm qua vẫn hô hào “ổn định, ổn định”, nhưng đứng một chân thì chỉ có cách bất động, sắp đổ, hiện tại muốn đổi chân kia đứng, nên mới nghiêng về Đài Loan.

Thần tất nhiên không cho phép, đại hạn của ĐCSTQ đã sắp đến rồi, hơn 50 năm qua vẫn không để nó đổi chân kia đứng, cũng chính là đến lúc sẽ diệt trừ tà linh này. Ngẫm lại, thấy đây đúng là an bài đặc thù của Thần ý đối với Đài Loan.

Sai một bước mà cách biệt cả Thiên Đường, địa ngục

Tiếc là, một số người tâm ý dao động bất an, bởi vậy làm trái Thiên ý, định tuyên dương con gà đất ĐCSTQ theo thuyết vô thần thành “Kim Kê” và “Chân Thần”. Họ tưởng rằng “chỉ đợi Kim Kê khiếu” là đợi con gà đất ĐCSTQ gáy, sau đó “tứ hương quy về Thần Châu Lục”, rồi lại còn “xuất Chân Thần”.

Quả thực là đáng thương, chẳng khác gì bước nhầm, thời cơ không đúng, suy luận lại còn quá sai. Đúng ra phải là, “không có ĐCSTQ mới có tân Trung Hoa”. Đúng là đi sai một bước mà cách biệt cả Thiên Đường, địa ngục.

Hỡi những người nôn nóng, hãy tĩnh tâm tịnh tâm lại, không việc gì phải hoảng loạn khi đối diện với tiền trình của sinh mệnh, hãy dừng chân ba lần rồi mới suy nghĩ.

Sự biến hóa ở Đài Loan đã sớm nằm trong tay Thần Phật, hiện nay đã ở ngay trước mắt người đời. Vẫn câu nói cũ, chỉ có thuận theo Thiên ý mà hành sự mới có thể có tương lai tươi sáng, câu này vĩnh viễn không thay đổi.

“Hố địa ngục” và lời tiên tri của Lưu Bá Ôn (Tác giả: Trạc Trần)

Kể từ tháng 4 năm 2010, sau khi huyện Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên đột nhiên xuất hiện 26 hố sụt đất, các tỉnh Chiết Giang, Hồ Nam, Quảng Tây, Giang Tây, Quảng Đông, v.v. ở Trung Quốc cũng theo đó phát sinh sụt lún cục bộ và hình thành các hố tự nhiên. Những hố xuất hiện do sụt đất này gây tổn thất kinh tế nhất định cho dân chúng sở tại, đồng thời trực tiếp đe dọa an toàn tính mạng và tài sản của dân chúng, chẳng hạn: ngày 17 tháng 1 năm 2010, trường tiểu học Phúc Tuyền ở trấn Đại Thành Kiều, huyện Ninh Hương, tỉnh Hồ Nam đột nhiên xuất hiện sụt lún, một phòng học cấp bốn đột nhiên biến mất. Mấy tháng sau, phạm vi sụt đất không ngừng khuếch đại, cả bãi tập của trường học bị thôn tính. Đường kính miệng hố hiện tại đã lên tới hơn 80 mét, trực tiếp đe dọa khu lớp học 2 tầng và dân cư quanh đó, tạo thành uy hiếp rất lớn tới an toàn của cư dân.

Ngày 3 tháng 6 năm 2010, ngọn núi lớn ở thôn Cát Lợi, trấn Lương Giang, thành phố Lai Tân thuộc khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây bỗng nhiên sụt xuống hình thành 4 hố lớn. Mặt đất sụt lún khiến phòng ốc, tường vách bị rạn nứt, xiêu vẹo, nhà cửa đổ sập, cũng ảnh hưởng đến thôn lân cận trên núi và một đập chứa nước nhỏ.

Tối ngày 8 tháng 6 năm 2010, vạch kẻ ngang dành cho người đi bộ ở khu Thành Hoa, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đột nhiên sụt xuống, tạo thành một hố sâu 3 mét khiến dân chúng không dám đến gần.

Ngày 9 tháng 6 năm 2010, tại thôn Trần Ốc, trấn Cửu Pha, thành phố Liên Châu, tỉnh Quảng Đông, một con trâu nặng cả trăm cân bị rơi vào hố gây ra bởi sụt đất, sau đó người ta phát hiện con trâu đã chết. Hơn 20 dân làng đã cố gắng dùng ròng rọc để kéo con trâu lên, nhưng kết quả nỗ lực trong mấy ngày mà không thành công.

…………………..

Sự xuất hiện của các “hố địa ngục” đã khiến dân chúng cực kỳ hoảng sợ, trong dân gian người ta nhao nhao truyền nhau sắp có địa chấn lớn xảy ra. Một số chuyên gia đã đứng ra giải thích và chỉ ra rằng nó không liên quan gì tới động đất, thế nhưng vẫn không thể xua tan mối nghi ngại trong dân chúng. Trên thực tế, “hố địa ngục” chính là sụt đất trong phạm vi nhỏ, nhưng nguyên nhân ở tầng sâu dẫn tới sụt đất là gì? E rằng đây không phải là điều mà các chuyên gia có thể giải thích từ góc độ khoa học hiện đại. Ví như mấy ngày trước, tại đoạn quốc lộ Giang Sơn trên đường cao tốc Hoàng Cù Nam, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc xuất hiện “hố địa ngục” với đường kính 8,3 mét, sâu 6 mét; mặt hố rất tròn, vách hố trơn tuột, trông không giống hố tự nhiên, thậm chí người ta còn thấy nguyên mặt nhựa đường dưới đáy hố. Kỳ lạ kiểu này giống như quỷ thần làm, chứ ngay cả dùng sức người khoét ra cũng khó đạt đến mức độ tròn như thế.

“Hố địa ngục” xuất hiện ngày nay tuyệt không phải là ngẫu nhiên. Dân gian Trung Quốc vẫn lưu truyền thuyết về “trời sụp đất lún”, “hố địa ngục” phải chăng là báo trước nhân loại sẽ phải đối diện với sụt đất trong phạm vi lớn hơn? Trong biến hóa địa chất của lịch sử lâu dài, có bản khối đại lục trồi lên, lại cũng có bản khối đại lục trầm xuống. Lục địa Atlantis theo truyền thuyết cũng từng bị chìm toàn bộ xuống đáy biển, quả là một tình cảnh đáng sợ! Ở đây tôi xin mạo muội đưa ra lời tiên tri nổi tiếng của đại dự ngôn gia Lưu Bá Ôn—«Lưu Bá Ôn bia ký tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây», trong đó có đoạn:

“Tiền bạc là vật bảo,
Nhìn thấu dùng không được.
Quả thực là vật bảo,
Lòng đất nứt không đảo.”

Bốn câu này nói, tiền bạc trong con mắt người ta được coi là vật bảo, thế nhưng khi nhìn thấu thì thấy nó không dùng để làm gì. “Nhìn thấu” gì đây? Chính là một khi “lòng đất nứt” thì tiền bạc không có giá trị sử dụng nữa, bởi vì lúc ấy nhân loại đã chẳng còn chỗ nào để trốn, vậy thì làm gì còn cơ hội tiêu tiền nữa? Có thể thấy, “lòng đất nứt” này đối với nhân loại mà nói là một tai họa ngập đầu, chính là điều truyền thuyết gọi là “trời sụp đất lún”. “Hố địa ngục” rất có khả năng là một điềm báo cho “lòng đất nứt” (tức “trời sụp đất lún”) trong tương lai. Đối diện với tai họa mang tính hủy diệt này, người ta liệu có thể “không đảo” mà vượt qua hay không? Có thể, bởi vì người được chân chính “bảo” hộ có thể vượt qua kiếp nạn này. Như vậy “vật bảo” chân chính ở đây là gì? Trong đoạn dự ngôn tiếp theo, Lưu Bá Ôn giải đáp câu hỏi này như sau:

“Bảy người một đường tẩu,
Dẫn dụ đã vào khẩu. (chữ “Chân”)
Ba chấm cộng một câu, (chữ “Nhẫn”)
Bát Vương nhị thập khẩu.” (chữ “Thiện”)

“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu”: chính là chữ “Chân” (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).

“Ba chấm cộng một câu“: chính là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “tâm” (心); chữ “nhẫn” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn” (忍).

“Bát Vương nhị thập khẩu“: chính là chữ “Thiện” (善). Chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do “bát” (八) (lật ngược), “Vương” (王), “niệm” (廿) (nghĩa là 20), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.

“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, bát Vương nhị thập khẩu“, liên kết lại tạo thành “Chân, Thiện, Nhẫn” (眞善忍).

Ở đây, Lưu Bá Ôn đã dùng hình thức câu đố chữ để nói với chúng ta rằng “vật bảo” này chính là “Chân-Thiện-Nhẫn”. Bất luận thế nào, chỉ cần nhận thức được “Chân-Thiện-Nhẫn” là có thể vượt qua đại kiếp nạn rồi, là có thể “Người người đều hỷ cười, ai ai cũng bình an”. “Chân-Thiện-Nhẫn” là đặc tính vũ trụ, là thể hiện tầng thứ tối cao của Pháp Luân Công. Xin các bạn nghìn vạn lần trân quý Pháp bảo mà Thần Phật đã ban cho nhân loại, hãy thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, nhất định có thể gặp hung hóa cát, gặp dữ hóa lành, tiến nhập vào kỷ nguyên mới tràn đầy ánh sáng!

Thử giải đoạn cuối cùng «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn (Tác giả: Chính Nguyên)

Đại dự ngôn «Thiêu Bính Ca» (烧饼歌) của quân sư khai quốc triều Minh Lưu Bá Ôn tiên đoán cực kỳ chính xác, bao hàm không gian và thời gian cực lớn, lưu danh hậu thế. Đối với đoạn cuối cùng của «Thiêu Bính Ca» đã có rất nhiều chú giải, ở đây cũng xin thử tiến hành phá giải, nếu có sai sót kính mong quý độc giả vui lòng chỉ giáo.

四大八方有文星,
品物咸亨一样形,
琴瑟和谐成古道,
左中兴帝右中兴.

Tứ đại bát phương hữu Văn Tinh,
Phẩm vật hàm hanh nhất dạng hình,
Cầm sắt hòa hài thành cổ Đạo,
Tả trung hưng Đế hữu trung hưng.

Tạm dịch:

Bốn đại tám phương có Văn Tinh,
Vật phẩm đều thuận cùng một hình,
Đàn sắt du dương thành cổ Đạo,
Trái phục hưng Đế phải trung hưng.

Giải: Hoa Hạ (Trung Quốc) tập hợp những sinh mệnh vì Pháp mà đến, đều xuất thế dưới diện mạo con cháu của Phục Hy, đồng lòng giúp nhau phục hưng văn hóa Trung Hoa, chấn hưng và phát huy nền văn hóa Hoa Hạ 5.000 năm mà Phục Hy khai sáng.

五百年间出圣君,
周流天下贤良辅,
气运南方出将臣,
圣人能化乱渊源.

Ngũ bách niên gian xuất Thánh quân,
Chu lưu thiên hạ hiền lương phụ,
Khí vận Nam phương xuất tướng thần,
Thánh nhân năng hóa loạn uyên nguyên.

Tạm dịch:

Trong năm trăm năm xuất Thánh quân,
Chảy quanh thiên hạ giúp hiền lương,
Vận khí phương Nam xuất thần tướng,
Thánh nhân hóa giải loạn uyên nguyên.

Giải: Từ lúc triều Minh khai thủy, nhân loại đã bắt đầu bại hoại trên quy mô lớn, không còn duy trì ước thúc tâm pháp mà đại Thánh nhân Lão Tử, cũng như những thủy tổ Trung Hoa là Phục Hy, Viêm Đế, Hoàng Đế và nhà Chu trao truyền cho nữa; đến năm 1992 Pháp Luân Công truyền xuất tức 500 năm sau thì Hoa Hạ cuối cùng mới xuất Thánh nhân đệ nhất —người sáng lập Pháp Luân Công— Lý Hồng Chí Tiên sinh. Đây là “Thánh quân” chứ không phải “minh quân”, ý nói Đại Thánh nhân không phải là Vua, không có khái niệm mang tính khu vực, không những ban ân cho Hoa Hạ, mà sau này còn cần truyền Pháp Luân Công cho toàn thế giới, khiến người dân toàn thế giới được thọ ích. Vào thời Lý Tiên sinh truyền Pháp các nơi tại Hoa Hạ, đâu đâu cũng có người hiền lương trợ giúp. Lúc này Đài Loan và miền Nam Trung Quốc do ân oán lịch sử nên ẩn giấu nguy cơ phát sinh đại chiến trên eo biển Đài Loan, chiến tướng đã ứng vận mà sinh; nhưng do có Đại Thánh nhân truyền Pháp, đạo đức xã hội đề cao, hóa giải ân oán trong lịch sử, nguy cơ đã được giải trừ.

八面夷人進贡临,
宫女勤针望夜月,
乾坤有象聚黄金.

Bát diện Di nhân tiến cống lâm,
Cung nữ cần châm vọng dạ nguyệt,
Càn khôn hữu tượng tụ hoàng kim.

Tạm dịch:

Tám mặt người Di đến tiến cống,
Cung nữ siêng năng ngóng trăng đêm,
Càn khôn có dạng tụ vàng kim.

Giải: Sau năm 1992, người Hoa Hạ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, đề cao cảnh giới tư tưởng, quy chính hành vi, Đại Thánh nhân họ Lý giảng “Vua, quan, phú, quý thảy đều từ đức mà ra“, khiến dân chúng Hoa Hạ của cải sung túc, rất nhiều công ty nước ngoài bắt đầu đầu tư vào Đại Lục. “Cung nữ” ý chỉ học viên Pháp Luân Công, chiểu theo lời dạy của Lý Đại Thánh nhân, người Hoa Hạ tu luyện Pháp Luân Công dựa vào lễ tiết Trung Quốc cổ đại là “thứ” và “nữ”. “Cung nữ siêng năng ngóng trăng đêm” là chỉ học viên Pháp Luân Công khắp nơi đi sớm về muộn, truyền bá Pháp Luân Công, khiến rất nhiều người dân Hoa Hạ được thọ ích. “Càn khôn có dạng tụ vàng kim”, là chỉ Pháp Lý của Pháp Luân Công, Phật Pháp của Phật gia thường dùng chữ “vàng kim”, ẩn dụ về sự trân quý vô hạn.

北方胡掳害生灵,
更会南军诛戮行,
匹马单骑安外国,
众君揖让留三星.

Bắc phương Hồ Lỗ hại sinh linh,
Cánh hội Nam quân tru lục hành,
Thất mã đơn kỵ an ngoại quốc,
Chúng quân ấp nhượng lưu Tam Tinh.

Tạm dịch:

Bắc phương Hồ Lỗ hại sinh linh,
Càng gặp Nam quân tru lục hành,
Bảy ngựa một người yên ngoại quốc,
Các Vua thi lễ nhận Tam Tinh.

Giải: Pháp Luân Công tại Hoa Hạ được truyền bá trên quy mô lớn, đến năm 1999 đã có 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công, đây là thiên tượng của vũ trụ, là sự tất nhiên của lịch sử; Pháp Luân Công giúp đề cao tư tưởng người Hoa Hạ, kiện khang thân thể dân Hoa Hạ, chỉ hơi có thiện niệm là đã được hoan nghênh rồi. Nhưng bất hạnh thay, lúc này Hoa Hạ có một quần thể tà linh vô thiện niệm là Trung Cộng và tập đoàn Giang, hết sức ngu muội vô tri mà cho rằng Lý Đại Thánh nhân can nhiễu quyền lực của mình, bắt đầu tiến hành trấn áp Pháp Luân Công. “Hồ Lỗ” là chỉ thú vật không xứng được xếp vào hàng cư dân Hoa Hạ thanh nhã; trong dân gian cũng lưu truyền rằng tổ chức Trung Cộng từ thời viễn cổ đã là dân Hung Nô chuyển thế, coi dân Hoa Hạ như địch, đương nhiên không phải dân Hoa Hạ. Trung Cộng được gọi là ác long màu đỏ, Giang Trạch Dân được coi là con cóc đầu thai, đều là thú vật khoác lên lớp da người; sào huyệt của Trung Cộng và Giang là Trung Nam Hải nằm ở phương Bắc của Hoa Hạ, chính là “Bắc phương Hồ Lỗ”. “Hại sinh linh” ý chỉ tàn hại người dân tu luyện Pháp Luân Công tại Hoa Hạ. “Nam quân tru lục” là chỉ Đài Loan, Đài Loan trở thành đội quân “khẩu tru bút phạt” (dùng ngòi bút làm vũ khí) lên án tội ác Trung Cộng và tập đoàn Giang. “Thất mã đơn kỵ an ngoại quốc” chỉ Đại Thánh nhân họ Lý có một thời kỳ lánh nạn ở nước ngoài. “Các Vua thi lễ nhận Tam Tinh”, chỉ học viên trong nước không sợ tà ác, kiên trì tu luyện Pháp Luân Công, đồng thời các chính phủ và dân chúng ngoại quốc cũng lên tiếng ủng hộ, các nước trao cho Pháp Luân Công cả ngàn giải thưởng các loại, văn hóa Trung Hoa được toàn thế giới tán thưởng, Pháp Luân Công là chủ thể đại diện sự phục hưng văn hóa Trung Hoa tỏa ánh hào quang khắp thế giới. “Tam Tinh” (ba ngôi sao sáng) ý chỉ Pháp Lý của Pháp Luân Công — đặc tính vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn”.

上元复转气运开,
大修文武圣主栽,
上下三元无倒置,
衣冠文物一齐来.

Thượng nguyên phục chuyển khí vận khai,
Đại tu văn võ Thánh Chủ tài,
Thượng hạ tam nguyên vô đảo trí,
Y quan văn vật nhất tề lai.

Giải: Kể từ sau tháng 7 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công khi đối diện với vu khống và hãm hại của tập đoàn Giang đã lý trí dùng phương thức hòa bình để giảng chân tướng, cảm hóa thế nhân; thiên tượng cũng phát sinh biến hóa hoàn toàn, các cựu thiên thể bị giải thể trên phạm vi lớn, những ngôi sao mới ra đời, nơi đâu cũng sinh cơ bừng bừng, đây là điều mà các nhà thiên văn học đã quan sát được. “Thượng nguyên” ý chỉ ở ngoài một phạm vi nhất định trong vũ trụ, “Thượng nguyên phục chuyển khí vận khai” ý nói canh tân trong một phạm vi nhất định ngoài vũ trụ, rạng rỡ sinh cơ bừng bừng. “Đại tu văn võ Thánh chủ tài” là nói học viên Pháp Luân Công tâm tính thăng hoa, dùng các phương thức hòa bình để giảng chân tướng, các kênh thông tấn, v.v. ào ào xuất hiện, đồng thời cũng dùng phương diện “võ” là phát chính niệm thanh trừ tà ác, tất cả đều tiến hành chiểu theo Pháp Lý chỉ đạo “Chân-Thiện-Nhẫn” của Thánh Chủ. “Thượng hạ tam nguyên vô đảo trí”: “đảo trí” ý chỉ sai lệch, điên đảo thị phi, xa rời đặc tính vũ trụ; học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng khiến chúng sinh minh bạch chân tượng, xác lập lại thái độ chính xác đối với Pháp Luân Công, đồng thời cũng khiến họ có tâm pháp thuần chính ước thúc. “Thượng hạ tam nguyên” ý nói cựu vũ trụ, cũng ngầm chỉ chúng sinh. “Y quan văn vật nhất tề lai”: sau khi chúng sinh minh bạch chân tướng về Pháp Luân Công, chính sách bức hại kinh tế của Trung Cộng và tập đoàn Giang đối với các học viên Pháp Luân Công đã triệt để phá sản, điều kiện sinh hoạt và kinh tế của các học viên khôi phục trở lại bình thường, đồng thời các chủng phương thức giảng chân tướng hòa bình cũng theo đó mà kéo đến dồn dập, muôn hình muôn vẻ.

七元无错又三元,
大开文风考对联.

Thất nguyên vô thác hựu tam nguyên,
Đại khai văn phong khảo đối liên.

Tạm dịch:

Bảy nguyên không lệch lại ba nguyên,
Mở lớn văn phong thử câu đối.

Giải: “Thất nguyên” ý chỉ ngoài hệ ngân hà của cựu vũ trụ, “tam nguyên” ở đây là chỉ hệ ngân hà. Ngoài hệ ngân hà của cựu vũ trụ được canh tân, sau khi hoàn tất, cuối cùng bắt đầu canh tân nội trong phạm vi hệ ngân hà. “Đại khai văn phong khảo đối liên”: đây là lúc xuất hiện cuốn sách Trời “Cửu Bình”, vạch trần Trung Cộng và Giang Trạch Dân, khí thế văn chương phô thiên cái địa, chúng sinh hăng hái tham gia, dân chúng Hoa Hạ đua nhau đón mừng. Kể từ đó tiến hành thoái đảng trên phạm vi toàn thế giới, rất nhiều khẩu hiệu như “Trời diệt Trung Cộng”, “Không có đảng cộng sản mới có tân Trung Quốc”, v.v. đồng loạt xuất hiện trong các lễ diễu hành.

猴子沐盘鸡逃架,
犬吠猪鸣太平年,
文武全才一戊丁,
流离散乱皆逃民.

Hầu tử mộc bàn kê đào giá,
Khuyển phệ trư minh thái bình niên,
Văn võ toàn tài nhất Mậu Đinh,
Lưu ly tán loạn giai đào dân.

Tạm dịch:

Gà kia chạy loạn khỉ lượn vòng,
Chó sủa lợn kêu năm thái bình,
Văn võ toàn tài nhất Mậu Đinh,
Lưu ly tán loạn cũng chạy dân.

Giải: “Năm thái bình” ẩn dụ là không có chiến tranh, nhưng lại phát sinh “Gà kia chạy loạn khỉ lượn vòng; Chó sủa lợn kêu”, khả năng chỉ đại ôn dịch, Trung Cộng sụp đổ. Trong giai đoạn thời gian đại ôn dịch này, đệ tử Đại Pháp công thành viên mãn, chữ “Mậu” (戊) và chữ “Đinh” (丁) hợp lại thành chữ “Thành” (成), chữ “Nhất” (一) ẩn dụ về sinh mệnh vĩ đại nhất, “văn võ toàn tài” ẩn dụ về “viên mãn”. “Văn võ toàn tài nhất Mậu Đinh” dịch thẳng ra là: viên mãn trở thành sinh mệnh vĩ đại nhất. “Lưu ly tán loạn cũng chạy dân”, lúc này bởi vì đại ôn dịch, dân chúng bỏ chạy khắp nơi, đúng là một cảnh tượng hỗn loạn.

爱民如子亲兄弟,
创立新君修旧京,
千言万语知虚实,
留与苍生作证盟.

Ái dân như tử thân huynh đệ,
Sáng lập tân quân tu cựu kinh,
Thiên ngôn vạn ngữ tri hư thật,
Lưu dữ thương sinh tác chứng minh.

Tạm dịch:

Yêu dân như con thân huynh đệ,
Sáng lập Vua mới tu cựu kinh,
Ngàn vạn lời nói biết hư thực,
Lưu cho muôn dân làm chứng minh.

Giải: Đệ tử Đại Pháp công thành viên mãn, kinh thiên động địa, thế nhân tận mắt chứng kiến, như mộng sơ tỉnh, chấn động tâm can, vô cùng cảm thán, có người cảm thấy hối hận. Nhưng dẫu cảm thụ ra sao thì đều có một điểm chung, đó là sau đó nhất định cần trọng đức hành thiện. Do đó, sau khi đại ôn dịch, đại đào thải qua đi, quan viên Hoa Hạ yêu dân như con, thân dân như huynh đệ. Dân chúng Hoa Hạ sau khi lựa chọn quan viên cho quốc gia xong sẽ kiến lập thủ đô mới ở miền Hoa Nam. “Cựu kinh” (chữ “Kinh” (京) ở đây mang nghĩa “kinh đô”) ám chỉ mảnh đất thịnh vượng nào đó ở phương Nam trong lịch sử, có thể là Nam Kinh, Trùng Khánh, v.v. Hai câu cuối cùng đã rõ ràng.

Giải mã «Thôi Bi Đồ» của Lưu Bá Ôn: “Chính phủ chủ nghĩa Marx” diệt vong

Tác giả: Ngô Minh

«Thôi Bi Đồ» là do Lưu Bá Ôn sống vào triều Minh sáng tác, nguyên ban đầu là vật cống phẩm được cất giữ, mãi đến năm 1915 vì mặt đất đột nhiên nứt ra ở tỉnh Sơn Tây mà lộ ra cho thế gian. Đoạn thứ nhất nhìn thấy mấy chữ, “Mã tri phủ bất tín…..mãn môn câu vong“, câu này là câu cuối cùng của đoạn thứ nhất. Trong đó đoạn giới thiệu viết rằng khi “Quyển Kinh” được truyền xuất lai thì “Mã tri phủ bất tín, phỉ báng, mạn mạ, tàn hại, bất quá nhật, mãn môn câu vong“, nghĩa là “Tri phủ họ Mã không tin, phỉ báng, chửi mắng, sát hại, không qua ngày, cả nhà đều chết“. Như vậy tri phủ họ Mã này rốt cuộc là thế nào?

Dựa vào đoạn thứ nhất mà có thể nhìn ra, Mã tri phủ chỉ vì không tin “Quyển Kinh” mà tiến hành phỉ báng, vu cáo, kết quả khiến cả nhà mình đều bị chết. Như vậy sự việc này ứng với điều gì? Chữ viết trên bia đá lấy sự kiện Phật Di Lặc truyền Pháp làm chủ tuyến, giới thiệu rằng khi Phật Di Lặc truyền Pháp thì “thanh ảnh tề mạ“. Có người giải rằng, “thanh” là “phát thanh”, “ảnh” là “truyền hình”, “thanh ảnh tề mạ” là các kênh phát thanh, truyền hình đồng thời vu khống, chửi mắng. Mà có thể thao túng bộ máy tuyên truyền đồ sộ như vậy thì chỉ có thể là một chính phủ, bởi vậy điều gọi là “tri phủ” này thực ra là một chính phủ!

Cũng chỉ sự kiện này, văn tự trên bia đá viết khi Phật Di Lặc truyền Pháp là “truyền tam tự” theo “họ Mộc Tử“. Chữ “Mộc” (木) đặt trên chữ “Tử” (子) chính là chữ “Lý” (李). Về địa điểm xuất sinh, văn bia viết “….trung thiên Trung Quốc Kim Kê mục“. Chúng ta đều biết rằng nước Trung Quốc có hình dáng như con gà vàng (Kim Kê), đầu con gà vàng là ba tỉnh vùng Đông Bắc, như vậy mắt con gà vàng (Kim Kê mục) chính là tỉnh Cát Lâm. Văn viết tiếp: “Thỏ chi niên đáo trung thiên“, năm 1951 chính là năm Thỏ. Phật Di Lặc mang những đặc trưng hoàn toàn phù hợp với người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Lý Hồng Chí Đại sư. Lý Đại sư sinh năm Thỏ, truyền “tam tự” là ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn, đặc tính vũ trụ. Thế nhân hiện nay cũng dần dần biết được rằng trường bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp là hoàn toàn dựa trên sự lừa dối, cố ý bịa đặt sai sự thật, “Mã tri phủ” này ứng với chính quyền của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – chính phủ chủ nghĩa Marx. “Mã” là “Mã Khắc Tư” tức Karl Marx, “tri phủ” là “chính phủ”.

Đặc biệt đáng chú ý chính là phần văn tự bên dưới, có thể bởi vì Mã tri phủ phỉ báng, mọi người không còn tin Phật Pháp của Phật Di Lặc nữa. Văn viết: “Tín giả thiểu, mạ giả đa” – “Người tin thì ít, người mạ thì nhiều“, “Trung thiên Trung Quốc” xuất hiện một trận đại ôn dịch “nhất vạn chi trung tử cửu thiên” – “trong một vạn người chết chín ngàn người“. Như vậy số người bị đào thải ở Trung Quốc phải lên đến hàng trăm triệu người, số lượng kinh người! Mà nếu chỉ là một tri phủ họ Mã như vậy, cả nhà nhiều nhất được mấy chục khẩu, cần gì phải đưa vào đoạn giới thiệu “Long trọng” như vậy? Mà thông thường phần mở đầu của bài văn là khái quát đại ý toàn văn, như vậy có thể thấy “cả nhà đều chết” trong phần mở đầu và “trong một vạn người chết chín ngàn người” ở đoạn bên dưới là giống nhau.

Như vậy “cả nhà” Mã tri phủ ở đây không chỉ là một mình chính đảng ĐCSTQ, mà bao gồm toàn gia – chính là những người bị nó lôi kéo, hướng vào nó mà phát lời thề độc, thề vĩnh viễn đi theo nó, gồm cả các đoàn viên.

Dự ngôn này cùng với “đá diệt cộng” (tảng tàng tự thạch 200 triệu năm tuổi mang dòng chữ “Trung Quốc cộng sản đảng vong” được tìm thấy ở huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu năm 2002) là bổ sung bằng chứng cho nhau. Tuy nhiên dự ngôn này trực tiếp nêu rõ nguyên nhân của sự diệt vong – bức hại Phật Pháp. Đồng thời dự ngôn còn nói với người ta rằng đối tượng diệt vong không chỉ là đảng viên của ĐCSTQ, mà bao gồm cả đoàn viên, thậm chí đội viên.

“Đá diệt cộng”, cũng còn gọi là tàng tự thạch, đã có người biết. Đây là tảng đá do thiên nhiên hình thành mang dòng chữ “Trung Quốc cộng sản đảng vong“, khiến người đời thất kinh. Rất nhiều người sau khi chứng kiến tàng tự thạch đã thoái xuất khỏi đảng, đoàn, đội để không phải làm con dê thế tội. Tuy rằng các nhà khoa học xác định rằng tảng đá này do tự nhiên hình thành, nhưng có người đã biết mà vẫn không tin, bỏ ngoài tai lời cảnh tỉnh của Thần. Còn nếu có người cho rằng tàng tự thạch chỉ đơn thuần là một kiệt tác của tự nhiên, thì xin hãy xem cho mau đoạn đầu tiên của «Thôi Bi Đồ».

Điều này cùng với «Khải Huyền» của «Thánh Kinh», chương 13 là hoàn toàn phù hợp. Chương đó nói đến lúc nào đó sẽ xuất hiện một con “thú”, miệng tiết đầy chất độc; con thú này là vô thần, “nó cưỡng bức người của nó, bất kể lớn bé, phải đóng lên trán và tay phải cái dấu ấn của nó“. Ở đây hoàn toàn tương hợp với ĐCSTQ, bởi vì chỉ ĐCSTQ mới bắt người ta từ nhỏ đã phải gia nhập đoàn, đội, lớn lên nhập đảng, lúc tuyên thệ giơ cánh tay phải lên để nó ấn ký vào đó. Cuối cùng Thần Chủ phải tiêu diệt con thú này. “Tất cả những ai mang theo dấu ấn của nó rồi sẽ bị đọa vào hồ diêm sinh“.

Những người già trong quá khứ nói với chúng ta rằng, không nên tùy tiện tuyên thệ, bởi vì lời thề sau khi phát ra rồi cuối cùng sẽ được thực hiện. Nếu bạn thề cống hiến hết thảy những gì của bạn cho nó – hết thảy bao gồm cả sinh mệnh và vị lai – khi nó diệt vong, tất cả các tế bào cấu thành nên bạn cũng diệt vong.

Như vậy chúng ta thoát hiểm như thế nào?

Mạng Đại Kỷ Nguyên cho phép người ta thanh minh thoái đảng, đoàn, đội mà họ đã từng phát lời thề độc khi gia nhập, xóa bỏ dấu ấn con thú, bảo vệ bình an, không cần dùng tên thật mà biệt danh cũng được. Có người không tin vì sao một khi lên tiếng thanh minh thì liền bình an? Người xưa có câu rằng “Con người làm, Trời đang xem“. Nhân tâm vừa động một cái là đã có Thần quản rồi.

Mạng lưới thoái đảng của Đại Kỷ Nguyên mở đầu rằng: “Trung Cộng đối với chúng sinh, đối với Thần Phật đã phạm phải đại tội tày trời….” Dựa theo những gì «Thôi Bi Đồ» viết, thì chính là như vậy! Tổ tiên chúng ta đã sớm nhắc nhở chúng ta: Kính Trời, kính Đất, kính Thần linh. Mà tà linh đến từ phương Tây và tên hề ngang ngược tàn ác lại dám nói với chúng ta rằng phải đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với Thần. Chẳng lẽ chúng ta quên mất lời dạy của tổ tiên để đi theo tên hề hay sao?

Trải qua nhiều cuộc vận động, đấu với người, đấu với Thần, “thật sướng vô cùng”, ĐCSTQ đã bức hại đến chết 80 triệu nhân mạng, làm sao hoàn trả đây? “Thiện ác hữu báo” chính là Thiên Lý, ai có thể trốn thoát được?

Cũng không có ai nghĩ tới tại sao “trong một vạn người chết chín ngàn người“? Bởi vì tại Trung Quốc trong một vạn người, có chín ngàn người hiện đang là đảng, đoàn, đội viên hoặc đã từng là đội viên, đoàn viên. Trời diệt Trung Cộng, tam thoái bình an, thoái rồi là được đắc cứu.

Tất cả các dự ngôn đều nói rằng đại kiếp đã đến, vở kịch lớn 5.000 năm đã đến vĩ thanh cuối cùng rồi, khúc cao trào sắp đến. “Hồng hoa khai quá hoàng hoa khai” – “Hoa đỏ qua rồi sẽ khai nở hoa vàng” («Kim Lăng tháp bi văn»). Vì sao có người đang mạo hiểm cả tính mạng chỉ để nói với bạn chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp? Ấy là bởi vì chỉ có liễu giải chân tướng, nhận thức được bản chất “thú”, “tàn bạo, nói dối, bức hại người khác” của ĐCSTQ, thoát khỏi nó từ trong nội tâm, mới có thể có tương lai.

Những dự ngôn vĩ đại về thời đại ngày nay : «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn

Phân tích tham khảo dự ngôn về sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp

Tác giả: Ban biên tập Chánh Kiến Net

(8) Dự ngôn «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn triều Minh

Lưu Bá Ôn là Tể tướng khai quốc triều Minh, cũng là tác giả «Thiêu Bính Ca», một trong tam đại dự ngôn dân gian của Trung Quốc (cùng với «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong và «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng). Ông đã tiên tri chuẩn xác các sự kiện chủ yếu phát sinh từ đầu triều Minh cho tới nay, gồm cả dự kiến sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp và ý nghĩa thâm sâu của nó đối với nhân loại. Dưới đây, chúng ta sẽ xem qua một số sự tích về Lưu Bá Ôn và dự ngôn của ông đối với thời đại ngày nay.

Lưu Cơ, người đời gọi là Lưu Bá Ôn, là mưu thần khai quốc của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Lưu Cơ năm 22 tuổi thi đỗ Tiến sĩ. Khi làm quan cho triều Nguyên, ông liêm khiết chính trực, hết mình phụng sự việc công, sau vì tố giác quan Giám sát Ngự sử không làm tròn chức trách mà bị cách chức về quê ẩn cư. Sau khi Chu Nguyên Chương dấy binh, Lưu Cơ xuất sơn, cuối cùng giúp Chu Nguyên Chương thành tựu nghiệp Đế vương.

Chu Nguyên Chương thừa cơ khởi binh, bình định quần hùng, sau cùng lật đổ vương triều nhà Nguyên, đều là nhờ mưu lược đắc lực của Lưu Cơ. Dự ngôn của Lưu Cơ đối với nghiệp Đế vương của Chu Nguyên Chương cuối cùng đã thành hiện thực. Tuy nhiên từ một góc độ khác mà nói, cải triều hoán đại, ấy đều là Thiên ý. Trong «Thiêu Bính Ca», Lưu Bá Ôn đã tiên tri rất xa về tương lai, tất nhiên cũng nhìn thấy khí số triều Nguyên đã tận, triều Minh hưng khởi. Do đó ông mới thuận theo Thiên ý, trở thành một đại danh tướng.

Trước tiên giới thiệu sơ qua một chút về «Thiêu Bính Ca». Là bậc vua chúa, điều Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương quan tâm nhất đương nhiên là liệu bản thân có thể giữ giang sơn mãi mãi hay không. Ông biết Lưu Bá Ôn là người thâm hiểu lý số, nên mới hỏi dò Lưu Bá Ôn về các sự việc liên quan trong tương lai. Thay đổi triều đại tự có định số, thiên cơ càng không thể tùy tiện tiết lộ. Thế nhưng Chu Nguyên Dương dẫu sao cũng là bậc Đế vương, thật khó mà thoái thác, do đó Lưu Bá Ôn mới sáng tác một bài ca nửa tỏ nửa mờ. Vừa tuân mệnh Hoàng đế, vừa lưu lại cho đời sau một kiệt tác kinh thế, một dự ngôn chính xác đến khó mà tin được. Bởi vì khi Lưu Bá Ôn diện kiến, Minh Thái Tổ đang ăn bánh nướng, nên mới gọi là «Thiêu Bính Ca».

Sau đây là đoạn dự ngôn liên quan đến thời đại ngày nay:

Minh Thái Tổ một ngày nọ ngự trong nội điện, đang ăn bánh nướng, vừa ngoạm một miếng, thì giám thị báo có Quốc sư Lưu Cơ yết kiến. Thái Tổ vội đậy bát lại, rồi triệu Lưu Cơ vào. Hành lễ xong xuôi, Hoàng đế hỏi rằng: “Tiên sinh thâm hiểu lý số, có thể biết trong bát ta có vật gì chăng?”

Lưu Cơ bấm tay tính toán một chập, rồi nói: “Nửa tựa mặt trời nửa mặt trăng, vừa bị Kim Long cắn một miếng, là cái bánh nướng”. Mở ra quả đúng là như vậy.

Hoàng đế bèn hỏi thiên hạ đời sau việc như thế nào: “Việc trong thiên hạ sẽ ra sao? Thiên hạ nhà Chu có được lâu dài hay không?”

Lưu Cơ đáp: “Số Trời mênh mông, ta là chủ vạn con vạn cháu, hà tất phải hỏi”.

Rất minh hiển, Lưu Cơ đáp lại câu hỏi của Chu Nguyên Chương, là một lời mà hai ý nghĩa. Bề mặt là một câu đáp thuận miệng, nói giang sơn triều Minh sẽ truyền tới thiên thu vạn đại, nhưng thực tế là dự ngôn minh xác rằng: Giang sơn triều Minh sẽ truyền tới Hoàng đế Sùng Trinh, tức Vạn Lịch Hoàng đế rồi dừng. Có thể thấy Lưu Cơ khi ấy không tiện nói rõ, lại càng không dám phạm tội khi quân, nên mới nói một câu lập lờ nước đôi như vậy. Giờ xem tiếp đoạn vấn đáp.

Hoàng đế hỏi: “Tuy nhiên, tự cổ hưng vong vốn có định số, huống chi thiên hạ đâu phải thiên hạ của một người, chỉ người có đức mới có thể hưởng, ngại gì nói ra, nói qua thử xem”.

Lưu Cơ đáp: “Tiết lộ thiên cơ, tội thần không nhỏ, bệ hạ thứ tội cho thần có chết cũng không dám mạo tấu”.

Hoàng đế bèn ban cho Miễn Tử Kim Bài, Lưu Cơ tạ ơn, tấu rằng: ……

(lược)

Đế vương thời cổ đại tuy là Vua một nước, nhưng cũng biết hưng suy tự có số Trời, mệnh Trời khó cải. Vả lại điều Đế vương nói nên là một lời mà chín đỉnh, bởi vậy Lưu Cơ sau khi có được Miễn Tử Kim Bài của Minh Thái Tổ, mới bắt đầu dùng hình thức thi ca để giảng ra khí số của vị lai. Chẳng qua dùng một lượng lớn ám ngữ ẩn dụ, nên chỉ sau khi sự việc phát sinh, thì người đời sau mới thấy sự chuẩn xác của dự ngôn. «Thiêu Bính Ca» đã tiên tri chuẩn xác về “Thổ Mộc chi biến”, “hoạn quan loạn chính”, “quân Thanh nhập quan”, “Khang Càn thịnh thế”, “Thanh mạt và hậu Dân Quốc”, mãi cho tới khi “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền” vào hơn 600 năm sau. Đã trở thành lịch sử, người ta đều thấy rõ ràng, hơn nữa giải thích cũng không ít, do vậy ở đây không nói lại từng việc nữa, bởi vì sự việc ngày nay và tương lai mới là trọng điểm của bài viết này. Đoạn cuối «Thiêu Bính Ca» cùng với Pháp Luân Đại Pháp là có quan hệ, nhưng những tình tiết nhỏ, không giải thích nhiều nữa. Dưới đây giới thiệu một đoạn đối thoại khác giữa Minh Thái Tổ và Lưu Bá Ôn, luận thuật càng rõ ràng xuất chúng hơn nữa.

Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”

Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:

Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo,
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng.
Chân Phật không ở trong tự viện,
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.”

Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”

Bá Ôn đáp: “Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.

Hoàng Đế hỏi: “Triều Thanh tận thế nào, ông nói rõ xem, để hậu nhân thấy?”

Bá Ôn đáp: “Thần không dám nói hết, hải vận chưa khai là Đại Thanh, hải vận khai rồi động đao binh, nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô.”

Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”

Bá Ôn đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành, lớn thành nhỏ, già thành trẻ, hòa thượng muốn cặp kè với giai nhân, thật đáng cười đáng cười, thời tăng nhân lấy vợ sẽ đến.”

Hoàng Đế hỏi: “Khanh nói gì về Đạo thời đó?”

Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật, hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp”.

Giải:

Về xuất sinh của Thánh nhân:

Đoạn dự ngôn này đã thuyết minh nguồn gốc, xuất xứ và hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp ngày hôm nay. “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?” là chỉ vào cuối thời mạt pháp, chính Pháp chính Đạo sẽ do ai truyền? Bá Ôn đáp “Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo”, ý nói không phải là kiểu người trong tôn giáo quá khứ, “Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” là một cách ẩn dụ, bởi vì tóc trên đầu đàn ông ngày nay cũng chỉ nặng chừng ấy. “Chân Phật không ở trong tự viện, Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo” đã thuyết minh rõ ràng Phật Di Lặc tương lai không ở trong Phật giáo, mà là “giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi”, một gia đình bình dân nghèo khổ. Bởi vì Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Đại Pháp là lấy hình thức khí công, không phải Phật giáo hay tôn giáo khác, hơn nữa ông Lý giáng sinh trong một gia đình nghèo khó.

Về địa điểm hạ thế truyền Pháp:

Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”. Bá Ôn đáp: “Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, …” Đoạn này đã nói rõ thân thế của Thánh nhân. Câu cuối cùng, “rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”: “Yên” là chỉ vùng phía Bắc tỉnh Hà Bắc, thời xưa gọi là nước Yên. “Yên Nam” chính là vùng Bắc Kinh (bởi vì phía Bắc Bắc Kinh là rặng núi Yên Sơn, vì thế mà có tên này); “Triệu” thời cổ đại chỉ phía Nam tỉnh Hà Bắc và vùng lân cận. Bởi vì nước Triệu xưa đóng đô tại Hàm Đan, nằm ở chính Nam Bắc Kinh. Do đó “Yên Nam Triệu Bắc” chắc chắn là chỉ Bắc Kinh. “Rải vàng” là đem Đại Pháp vũ trụ, tức Phật Pháp độ nhân truyền cấp cho người thế gian. Phật Pháp so với vàng còn trân quý hơn, bởi vậy truyền Pháp độ nhân được so sánh với “rải vàng”. Đây là chỉ năm 1992, Sư phụ Lý Hồng Chí bắt đầu truyền Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh trong Hội Sức khỏe Đông phương, lấy hình thức khí công để khiến người ta liễu giải được Đại Pháp.

Về thời điểm hồng truyền Đại Pháp:

Cuộc vận động cải cách khai phóng cuối triều Thanh ở đây được ví với “hải vận”. “Hải vận chưa khai là Đại Thanh” chỉ triều Thanh trước khi khai phóng mở cửa là ổn định, “hải vận khai rồi động đao binh” chỉ thời Thanh mạt, các cường quốc ồ ạt xâm nhập Trung Quốc, sau đó xảy ra chiến tranh. “Nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô”: “vận vận lại khai nữa” ở đây chỉ cải cách mở cửa thời Đảng Cộng sản Trung Quốc; “Lão Thủy” ở đây là chỉ Đại Pháp nguyên thủy của vũ trụ, bởi vì chữ “Pháp” (法) là do ba điểm Thủy (氵) và chữ “Khứ” (去) tổ hợp thành. Như vậy đoạn này tiên tri Đại Pháp vũ trụ sẽ được truyền ra vào thời Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa.

Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”, ý là hỏi “Lão Thủy (Đại Pháp) sẽ mang tới biến hóa gì?” Bá Ôn đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành…” “Chúng Đạo” chỉ các phương pháp tu luyện khác nhau, sẽ dẫn đường vào tu luyện thật sự. “Lớn thành nhỏ, già thành trẻ” chỉ Đại Pháp tu luyện là tính mệnh song tu, khiến người ta trở nên trẻ hơn tuổi.

Về đặc điểm của Đại Pháp Đại Đạo:

Hoàng Đế hỏi: “Khanh nói gì về Đạo thời đó?”. Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc…”, là chỉ khi thời kỳ mạt pháp sắp kết thúc. “Vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này” đã chỉ rõ đến cả những sinh mệnh cao tầng như Phật, Đạo, Thần trên thiên thượng cũng đều hạ thế để tiếp thụ và đồng hóa Đại Pháp này. “Kiếp này” là chỉ tới nơi con người, dùng thân người để đồng hóa Pháp Luân Đại Pháp. Khi vị lai Phật (Phật Di Lặc) hạ thế truyền Pháp, chư Phật chư Tổ khắp thiên thượng, bất kể là ai, nếu không gặp Pháp Luân Đại Pháp trân quý như “con đường Kim Tuyến” này, thì khó tránh kiếp nạn này, đều bị tước hết quả vị.

Đoạn đối thoại này đúng thực là càng nói càng rõ, đem đặc điểm thời đại và hồng truyền Đại Pháp ngày nay ra nói rõ ràng rành mạch. Càng khiến người ta kinh ngạc hơn, nó đề cập đến cả thiên thượng chư Phật chư Tổ, đều phải hạ xuống đồng hóa Đại Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn”. Điều này đối với thời đại “nhân Thần đồng tại” trong các lời tiên tri Tây phương là cùng một ý nghĩa. Từ đó có thể thấy phỉ báng Đại Pháp, bức hại đệ tử Đại Pháp chân tu là tội nghiệp to lớn nhường nào! Thiên cơ đã được tiết lộ từ lâu, đợi đến khi chân tướng đại hiển mới ngộ thì đã quá muộn rồi!

Nguồn: chanhkien.org , Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe