[post-views]

Đánh giá:
5/5

Ngân Hà, còn gọi là sông Ngân, là một thiên hà (galaxy) mà hệ Mặt Trời nằm trong đó. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng mờ kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự(Crux) ở phía nam. Dải Ngân Hà sáng hơn về phía chòm sao Nhân Mã (Sagittarius) là chỗ trung tâm của dải Ngân Hà. Một dữ kiện thực tế là dải Ngân Hà chia bầu trời thành hai phần xấp xỉ bằng nhau chứng tỏ hệ Mặt Trờinằm rất gần với mặt phẳng của thiên hà này.

Các tên gọi Ngân Hà, sông Ngân và Thiên Hà trong tiếng Việt bắt nguồn từ Trung Quốc. Vào những đêm trời quang nhìn lên bầu trời ta có thể thấy một dải màu trắng bạc kéo dài do rất nhiều ngôi sao tạo thành. Nó được người Trung Quốc hình tượng hoá thành hình ảnh một dòng sông chảy trên trời và gọi nó là Ngân Hà (chữ Hán: 銀河) hoặc Ngân Hán (銀漢), Thiên Hà (天河), Thiên Hán (天漢), Vân Hán (雲漢), Tinh Hà (星河). Thiên hà và Ngân hà vốn là hai tên gọi đồng nghĩa, tuy nhiên trong tiếng Việt hiện đại trong nhiều trường hợp lại có sự khác biệt do nhầm lẫn về ngữ nghĩa. Thiên hà theo cách hiểu thường thấy trong sách báo tiếng Việt hiện nay đượcngười Trung Quốc gọi là tinh hệ (星系).

Cấu trúc

Ngân Hà là một thiên hà xoắn ốc chặn ngang kiểu SBbc theo phân loại Hubble (dạng thiên hà hình đĩa có các nhánh liên kết không chặt chẽ và có phần gần trung tâm lồi hẳn lên) có khối lượng xấp xỉ 1012 khối lượng củaMặt Trời (M☉), có khoảng từ 200 tới 400 tỷ ngôi sao (định tinh). Dải Ngân Hà có đường kính khoảng 100.000năm ánh sáng và có bề dày trung bình 1.000 năm ánh sáng. Khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm dải Ngân Hà khoảng 27.700 năm ánh sáng.

Trung tâm Ngân Hà

Các ngôi sao trong dải Ngân Hà quay xung quanh trung tâm Ngân Hà (được cho là ranh giới của hố đen siêu khối lượng. Nguồn bức xạ mạnh có tên gọi là Sagittarius A* (cung Nhân Mã) được coi là ranh giới của hố đen này. Các nhà thiên văn ở đài quan sát Jodrell Bank của Anh được cho là đã phát hiện ra một đám mây rượu cồn ở vùng trung tâm Ngân Hà[12][13].

Trái Đất của chúng ta cách tâm này khoảng 26.000 – 28.000 năm ánh sáng (8,0 – 8,6 kiloparsec)[14].

Hệ Mặt Trời phải mất khoảng 226 triệu năm để hoàn thành một chu kỳ quay chung quanh tâm của dải Ngân Hà (“năm thiên hà”) và như vậy nó đã hoàn thành khoảng 25 vòng quay chung quanh tâm dải Ngân Hà. Vận tốc quỹ đạo của hệ Mặt Trời là 217 km/s, tương đương với 1.400 năm theo một năm ánh sáng, hay 1 AU trong 8 ngày. Vận tốc quỹ đạo của các ngôi sao trong dải Ngân Hà không phụ thuộc vào khoảng cách tới trung tâm: nó thường xuyên nằm trong khoảng 200–250 km/s đối với các láng giềng của hệ Mặt Trời[15]. Vì thế chu kỳ quỹ đạolà tỷ lệ thuận với khoảng cách tới trung tâm dải Ngân Hà (không tính tới trường hợp của các thiên thể gần trung tâm phải nhân với hệ số 1,5). Dải Ngân Hà có thể coi như một cái đĩa với phần trung tâm lồi hẳn lên.

Các cánh tay hình xoắn ốc của Ngân Hà

Người ta cho rằng có bốn cánh tay hình xoắn ốc chính và ít nhất hai nhánh nhỏ, mà mọi điểm xuất phát của nó là từ trung tâm dải Ngân Hà. Dưới đây là tên các nhánh tính từ trung tâm Ngân Hà:

Dải ngân hà cùng các cánh tay của nó

Màu Các cánh tay của dải ngân hà
Lục lam nhánh 3-kpc (Gần nhánh 3 kpc và Far 3 kpc Arm) và nhánh Perseus
Tím Nhánh Norma và nhánh ngoài cùng (Với phần mở rông phát hiện năm 2004[16])
Xanh lã Thuẫn bài – Bán Nhân Mã
Hồng Nhánh Carina – Nhân Mã
Có ít nhất hai cánh tay nhỏ hoặc nhọn, bao gồm:
Cam Orion–Cygnus (Chứa mặt trời và hệ mặt trời)

Khoảng cách từ nhánh Orion và nhánh kế tiếp, nhánh Perseus, vào khoảng 6.500 năm ánh sáng. Mỗi nhánh xoắn ốc miêu tả một đường xoắn logarit với độ dốc khoảng 12 độ.

Đĩa của dải Ngân Hà được bao quanh bởi các quầng sáng hình ô van của các ngôi sao đã già và các tinh vân. Trong khi đĩa chứa khí và bụi bị mờ bởi sự quan sát trong một số các bước sóng, thì các quầng sáng không bị như vậy. Các ngôi sao đang hoạt động mạnh chiếm chỗ trong đĩa (đặc biệt trong các nhánh xoắn ốc, tiêu biểu cho các khu vực có mật độ cao), nhưng không có trong các quầng sáng. Nhóm các ngôi sao sinh ra bởi các đám mây phân tử cũng chủ yếu tìm thấy trong các đĩa.

Tuổi của Ngân Hà

Năm 2004, một nhóm các nhà thiên văn học đã tính toán tuổi của dải Ngân Hà. (Nhóm này bao gồm Luca Pasquini,Piercarlo Bonifacio, Sofia Randich, Daniele Gallivà Raffaele G. Gratton.) Nhóm này đã sử dụng quang phổ siêu tím – nhìn thấy của kính viễn vọng cực lớn để lần đầu tiên đo lượng berili trong hai ngôi sao thuộctinh vân NGC 6397. Điều này cho phép họ suy ra thời gian đã trôi qua giữa sự sinh ra đầu tiên của các ngôi sao trong toàn bộ dải Ngân Hà và sự sinh ra đầu tiên của các ngôi sao trong tinh vân này, từ 200 đến 300 triệu năm. Họ cộng khoảng thời gian này vào tuổi biểu kiến của các ngôi sao trong tinh vân là 13.400 ± 800 triệu năm. Tổng của nó là tuổi dự kiến của dải Ngân Hà: 13.600 ± 800 triệu năm.

Vị trí của mặt trời

Sơ đồ vị trí của Mặt trời trong Dải Ngân hà. Các góc đại diện cho kinh độ trong hệ tọa độ thiên hà.
Sơ đồ các ngôi sao gần hệ Mặt trời

Mặt trời nằm gần ranh giới bên trong của nhánh Orion (Lạp hộ), Trong vòng Local Fluff của Local Bubble và trong Vành đai Gould, ở khoảng cách 26,4 ± 1,0 kly (8,09 ± 0,31 kpc)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ][17][18][19] từ trung tâm thiên hà. Mặt trời hiện cách 5-30 parsec (16-98 năm ánh sáng) từ mặt phẳng trung tâm của đĩa thiên hà.[20] Khoảng cách giữa nhánh trong và ngoài nhánh Perseus khoảng 2 parsec (6,5 năm ánh sáng).[21] Hệ Mặt Trời nằm trong vùng sinh thái thiên hà của dải Ngân Hà..

Đường cong xoay của Dải Ngân hà. Trục dọc là tốc độ xoay quanh Trung tâm thiên hà. Trục ngang là khoảng cách từ Trung tâm Thiên hà tính theo kpcs. Mặt trời được đánh dấu bằng một quả bóng màu vàng. Đường cong quan sát của tốc độ quay là màu xanh lam. Đường cong dự đoán dựa trên khối lượng sao và khí trong Dải Ngân hà là màu đỏ. Phân tán trong các quan sát được chỉ ra bởi các thanh màu xám. Sự khác biệt là do vật chất tối.

Mặt trời phải mất khoảng 240 triệu năm để hoàn thành một vòng quỹ đạo của Dải Ngân hà (một năm thiên hà),[22] Do đó mặt trời được cho là đã hoàn thành 18-20 vòng quỹ đạo trong suốt cuộc đời của nó và 1/1250 của một cuộc cách mạng kể từ khi xuất hiện loài người. Tốc độ của hệ mặt trời quay quanh quỹ đạo Ngân hà khoảng 220 Km/s hay 0.073% tốc độ ánh sáng. Mặt trời di chuyển qua nhật quyển khoảng 84.000 km/h (52.000 mph). ở tốc độ này, phải mất 1400 năm thì hệ mật trời mới di chuyển được khoảng cách 1 năm ánh sáng.[23] Hệ Mặt Trời đang di chuyển theo hướng của chòm sao Scorpius, theo sau mặt phẳng hoàng đạo.[24]

Láng giềng của dải Ngân Hà

Thiên hà Andromeda Thiên hà Andromeda
Thiên hà Andromeda
M33, thiên hà Triangulum

Dải Ngân Hà, thiên hà Andromeda (2,5 triệu năm ánh sáng) và thiên hà Triangulum (3 triệu năm ánh sáng) là các thành viên chính của Nhóm Địa Phương (Local Group) là một nhóm của khoảng 35 thiên hà có biên giới gần nhau; nhóm địa phương này là một phần của siêu nhóm Virgo[25] (Xử Nữ).

Dải Ngân Hà được quay quanh bởi một số các thiên hà sao lùn trong Nhóm Địa Phương (Local Group). Lớn nhất trong số này là Đám mây Magellan lớn với đường kính khoảng 20.000 năm ánh sáng. Nhỏ nhất là sao lùn Carina, sao lùn Draco và Sư Tử II chỉ có kích thước 500 năm ánh sáng. Các sao lùn khác quay quanh thiên hà của chúng ta là đám mây Magellan Nhỏ; sao lùn chính Canis; gần nhất là thiên hà sao lùn hình elip Sagittarius; sao lùn Tiểu Hùng Tinh; sao lùn Sculptor, sao lùn Sextans, sao lùn Fornax và Sư Tử I.

  • Hệ thống thiên hà vệ tinh của Ngân Hà gồm có thiên hà elip lùn Sagittarius, đám mây Magellan Nhỏ, Đám mây Magellan lớn, thiên hà lùn Đại Khuyển, thiên hà lùn Tiểu Hùng, thiên hà lùn Draco, thiên hà lùn Carina, thiên hà lùn Sextans, thiên hà lùn Sculptor, thiên hà lùn Fornax, Leo I, Leo II, và thiên hà lùn Đại Hùng.
  • Hệ thống thiên hà vệ tinh của Andromeda gồm M32, M110, NGC 147, NGC 185, And I, And II, And III, And IV, And V,Pegasus dSph, thiên hà lùn Cassiopeia, And VIII, And IX, và And X.

Các nhà khoa học suy đoán rằng, trong vài tỷ năm nữa, Ngân Hà của chúng ta sẽ sáp nhập với thiên hà láng giềngAndromeda.

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe