[post-views]

Đánh giá:
5/5

Di-lặc hay Di Lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya, pi. metteyya là cách phiên âm, dịch nghĩa là Từ Thị (慈氏), “người có lòng từ”, cũng có thuyết có tên là Vô Năng Thắng (zh. 無能勝, sa. ajita), phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa. Di Lặc là một vị Bồ Tát hay là Chuyển luân thánh vương.

Trong Phật giáo Tây Tạng, bồ tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Trong Phật giáo Trung Hoa, từ thế kỷ 10, hòa thượng Bố Đại được xem là hiện thân của Di Lặc.

Truyền thuyết và kinh điển

Theo truyền thuyết và kinh điển Phật giáo, Di Lặc là vị Bồ tát sẽ xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh, và chứng ngộ thành Phật. Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế thừa Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Cõi giáo hóa của Bồ Tát hiện nay là nội viên của cõi trời Đâu-suất (sa. tuṣita). Bồ Tát Di-lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong kiếp giảm của tiểu kiếp kế tiếp, khi nhân thọ là 80.000 năm, tức khoảng 9 triệu năm nữa theo năm Trái Đất, khi Phật Pháp đã bị lãng quên trên cõi Diêm phù đề. Sự tích về Phật Di Lặc được tìm thấy trong các tài liệu kinh điển của tất cả các tông phái Phật giáo (Nguyên thủy, Đại thừa, Kim cương thừa), và được chấp nhận bởi hầu hết các Phật tử như là một sự kiện sẽ diễn ra khi Phật Pháp đã bị lãng quên trên Trái Đất, và Bồ Tát Di-lặc sẽ là bậc giác ngộ Pháp và thuyết lại cho chúng sinh, tương tự như những vị Phật lịch sử đã làm trong quá khứ.

Nếu năm đức Phật xuất hiện trên Trái Đất được xem là hóa thân của Ngũ Phật thì Bồ Tát Di-lặc được xem như hóa thân của Thành sở tác trí (xem Phật gia, Ngũ trí).

Có thuyết cho rằng, chính Bồ Tát Di-lặc là người khởi xướng hệ phái Duy thức của Đại thừa. Một số học giả cho rằng, vị này chính là Maitreyanātha (sa. Maitreya-nātha), thầy truyền giáo lý Duy thức cho Vô Trước (sa. asaṅga). Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bài luận, được gọi là Di Lặc (Từ Thị) ngũ luận:

  1. Đại thừa tối thượng luận hoặc Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận (sa. mahāyānottaratantra)
  2. Pháp pháp tính phân biệt luận (sa. dharmadharmatāvibaṅga)
  3. Trung biên phân biệt luận (sa. madhyāntavibhāga-śāstra)
  4. Hiện quán trang nghiêm luận (sa. abhisamayālaṅkāra)
  5. Đại thừa kinh trang nghiêm luận (sa. mahāyānasūtralaṅkāra)

Nguồn gốc

Tên Từ Thị (Maitreya trong tiếng Phạn, hay là Metteyya trong tiếng Pāli) xuất phát từ truyền thuyết: vì muốn giáo hóa các chúng sanh nên từ lúc mới phát tâm, Ngài đã không ăn thịt chúng sanh. Còn theo Đại Nhật Kinh Sớ, Từ Thị nghĩa là chủng tính từ bi, gồm hai chữ: Từ trong Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả) của Phật, Thị là chủng, họ, tộc, do lòng Từ đó sanh ra từ chủng tính Như Lai, có năng lực làm cho tất cả thế gian không đoạn dứt Phật chủng.

Còn theo phẩm Tùy Hỷ trong Kinh Pháp Hoa và Kinh Bình Đẳng Giác, Di-lặc chính là A-dật-đa (tiếng Phạn: Ajita, Hán dịch là Vô Thắng, Vô Năng Thắng hoặc Vô Tam Độc). Ngài là một vị đệ tử của Phật Thích-ca. Nhưng theo Kinh Thuyết Bản trong Trung A-hàm 13, Kinh Xuất Diệu 6 và Luận Đại Tỳ-bà-sa 178, Di-lặc và A-dật-đa là hai nhân vật khác nhau. Trong bài kệ tựa phẩm Bỉ Ngạn Đạo (Pàràyana) của Kinh Tập (Sutta – nipàta) thuộc Đại Tạng Kinh Pàli đều nêu cả hai tên A-dật-đa (Ajita) và Đế-tu Di-lặc (Tissametteyya), tức hoàn toàn cho đó là hai người khác nhau.

Từ Thị được đề cập sớm nhất ở Cakavatti (Sihanada) Sutta, Digha Nikaya 26 trong Kinh tạng Pali. Một số kinh Pali khác không có sự xuất hiện của Ngài, dẫn đến việc nghi ngờ tính xác thực của một số bài kinh. Hầu hết các bài giảng của Đức Phật được trình bày ở dạng hỏi đáp, trong đó, đức Phật giải đáp các thắc mắc của đệ tử, hoặc trong một số bối cảnh thích hợp khác. Nhưng kinh này có một khởi đầu và kết thúc, trong đó Đức Phật đang nói chuyện với các nhà sư về một cái gì đó hoàn toàn khác. Điều này dẫn Gombrich đến kết luận rằng một trong hai loại kinh là ngụy tạo, hoặc ít nhất bị giả mạo.

Hình tượng

Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm, An Giang

Trong tranh hay tượng, Di-lặc ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh.

Tại Trung Quốc, Bồ Tát Di-lặc cũng hay được trình bày với tướng mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quýt xung quanh. Người ta tin rằng đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hòa thượng, một hóa thân của Di-lặc ở thế kỉ thứ 10.

Tạo hình: Tượng phật di lặc bằng gỗ

Hình ảnh

Theo Phật giáo Nguyên thủy và Nam Tông

Theo Bắc Tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa

Hình tượng Di Lặc này là dựa theo tính cách của hòa thượng Bố Đại, được xem là một hiện thân của Di-lặc trong Phật giáo Trung Hoa, từ thế kỷ 10

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe