Quang Trung Nguyễn Huệ

241

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), tức Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝) hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Nguyễn Huệ không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cáchkinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việtcủa Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc; đồng thời còn là vị vua có tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.[1] (xem những cải cách của vua Quang Trung)

Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40, khi nhiều dự định còn dang dở. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa ông không đủ bản lĩnh để lãnh đạo Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.[2]

Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trongvăn học dân gian. Khi Nguyễn Huệ mất, nhân dân nhiều nơi đã xây lăng, lập đền thờ, dựng tượng đài và bảo tàng Nguyễn Huệ để tưởng nhớ công lao của ông. Dù sau này nhà Nguyễn (đối thủ của nhà Tây Sơn) tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín của Quang Trung (phá bỏ đền thờ, cấm người dân thờ cúng, truy lùng các bề tôi, con cháu của Quang Trung…) và gọi ông là “giặc” trong các tài liệu triều đình, nhưng ký ức về các chiến công của ông vẫn được những người mến mộ ông truyền tụng suốt 150 năm. Ngày nay, Nguyễn Huệ được coi là một vị anh hùng dân tộc của Việt Nam, nhiều đường phố ở các địa phương được đặt theo tên ông, riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh có một đường phố, một đường hoa và một phố đi bộ mang tên Nguyễn Huệ.

Hoàng đế Đại Việt
Trị vì 22 tháng 12 năm 1788 – 16 tháng 9năm 1792
(4 năm, 268 ngày)

Đăng quang 22 tháng 12 năm 1788
Núi Bân, Phú Xuân
Tiền nhiệm Thái Đức Hoàng đế
Kế nhiệm Cảnh Thịnh Hoàng đế
Thông tin chung
Thê thiếp
  • Chính Cung hoàng hậu Phạm Thị Liên
  • Chính Cung hoàng hậu Bùi Thị Nhạn
  • Bắc Cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân
  • Trần Thị Quỵ
  • Nguyễn Thị Bích
Hậu duệ
Tên thật Hồ Thơm
Nguyễn Huệ
Tước hiệu
  • Long Nhương Tướng quân
  • Bắc Bình Vương
  • Hoàng đế
Niên hiệu Quang Trung (光中: 1788 – 1792)
Thụy hiệu Võ Hoàng đế (武皇帝)
Miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ (西山太祖)
Triều đại Nhà Tây Sơn
Thân phụ Nguyễn Phi Phúc
Sinh 1753
Bình Định, Đàng Trong, Đại Việt
Mất 16 tháng 9, 1792 (38–39 tuổi)
Phú Xuân, Đại Việt

Có thể bạn quan tâm


Tin bạn có thể thích


Tin được xem nhiều


6 kiểu tư duy của người 'làm mãi vẫn nghèo'

6 kiểu tư duy của người ‘làm mãi vẫn nghèo’

Không phải điều kiện thua kém mà tư duy là điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người
Người sở hữu 7 NĂNG LỰC này mới mạnh mẽ thật sự, sống trọn từng phút giây, hạnh phúc đến mức ai cũng ngưỡng mộ

Người sở hữu 7 NĂNG LỰC này mới mạnh mẽ thật sự, sống trọn từng phút giây, hạnh phúc đến mức ai cũng ngưỡng mộ

Người sở hữu nội tâm bình ổn như nước lặng luôn cho chúng ta cảm giác an toàn, đáng để
3 đường chỉ tay cực phẩm tượng trưng cho Phúc - Lộc - Thọ, ai có đều tài ba, may mắn hơn người người

3 đường chỉ tay cực phẩm tượng trưng cho Phúc – Lộc – Thọ, ai có đều tài ba, may mắn hơn người người

Nếu bạn sở hữu 1 trong 3 kiểu bàn tay dưới đây cả cuộc đời bạn sẽ may mắn, sống
Cổ nhân dạy: 'Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?'

Cổ nhân dạy: ‘Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?’

Các cụ xưa có lời dạy: "Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?". Bạn có hiểu