[post-views]

Đánh giá:
5/5

Câu trả lời của Kinh Thánh

Trong Kinh Thánh, từ “thiên đàng” hay “trời” mang ba ý nghĩa cơ bản: (1) bầu trời; (2) cõi thần linh; và (3) tượng trưng cho một địa vị cao trọng. Văn cảnh trong từng trường hợp sẽ giúp xác định nghĩa của từ này. *

  1. Bầu trời. Theo nghĩa này, từ “trời” nói đến bầu khí quyển, nơi có gió thổi, chim bay, mây tạo thành mưa và tuyết, những tia chớp lóe sáng (Thi-thiên 78:26; Châm-ngôn 30:19; Ê-sai 55:10;Lu-ca 17:24). Nó cũng bao gồm bầu không gian ngoài trái đất, là nơi có “mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao”.​—Phục-truyền Luật-lệ Ký 4:19; Sáng-thế Ký 1:1.

  2. Cõi thần linh. Từ “trời” cũng được dùng theo nghĩa bóng để nói đến cõi thần linh, nơi này cao hơn và nằm ngoài vũ trụ vật chất (1 Các Vua 8:​27; Giăng 6:​38). Trong cõi thần linh có Giê-hô-va Đức Chúa Trời cũng như các thiên sứ mà ngài tạo ra (Giăng 4:​24; Ma-thi-ơ 24:36). Đôi khi, “các từng trời” được nhân cách hóa để tượng trưng cho những thiên sứ trung thành, tức “hội các thánh”.​—Thi-thiên 89:​5-7.

    Kinh Thánh cũng dùng “trời” để nói cụ thể về nơi Đức Giê-hô-va ngự trong cõi thần linh, tức “nơi ở” của ngài (1 Các Vua 8:​43, 49; Hê-bơ-rơ 9:​24; Khải huyền 13:6). Ví dụ, Kinh Thánh cho biết Sa-tan và các ác thần bị quăng ra khỏi trời, không còn được phép xuất hiện trước mặt Đức Giê-hô-va. Tuy nhiên, họ vẫn là những tạo vật thần linh.​—Khải huyền 12:​7-9, 12.

  3. Tượng trưng cho một địa vị cao trọng. Kinh Thánh dùng từ “trời” để tượng trưng cho một địa vị cao trọng, thường liên quan đến quyền cai trị. Địa vị như thế có thể thuộc về:

    • Giê-hô-va Đức Chúa Trời là Đấng Tối Thượng toàn năng.​—2 Sử-ký 32:20; Lu-ca 15:21.

    • Nước Đức Chúa Trời là chính phủ sẽ thay thế sự cai trị của loài người. Kinh Thánh đề cập đến Nước ấy như “trời mới”.​—Ê-sai 65:17; 66:22; 2 Phi-e-rơ 3:​13. *

    • Tín đồ đạo Đấng Ki-tô sống trên đất nhưng có hy vọng lên trời.​—Ê-phê-sô 2:6.

    • Chính phủ loài người cai trị dân chúng.​—Ê-sai 14:12-​14; Đa-ni-ên 4:​20-​22; 2 Phi-e-rơ 3:7.

    • Các ác thần đang cai trị thế giới.​—Ê-phê-sô 6:​12; 1 Giăng 5:19.

Thiên đàng là nơi như thế nào?

Cõi thần linh là một nơi có nhiều hoạt động và có hàng trăm triệu tạo vật thần linh “làm theo mạng-lịnh [của Đức Giê-hô-va]”.​—Thi-thiên 103:20, 21; Đa-ni-ên 7:​10.

Kinh Thánh miêu tả thiên đàng vô cùng sáng ngời (1 Ti-mô-thê 6:​15, 16). Nhà tiên tri Ê-xê-chi-ên nhận một sự hiện thấy từ trời và ông thấy “ánh sáng rực rỡ”, còn trong sự hiện thấy của Đa-ni-ên thì có “một dòng sông lửa” (Ê-xê-chi-ên 1:​26-​28; Đa-ni-ên 7:​9, 10). Thiên đàng là một nơi thánh, sạch và tuyệt mỹ.​—Thi-thiên 96:6; Ê-sai 63:15; Khải huyền 4:​2, 3.

Kinh Thánh miêu tả thiên đàng là một nơi kỳ diệu (Ê-xê-chi-ên 43:​2, 3). Con người không thể hiểu hết về thiên đàng, vì cõi thần linh vượt quá sự hiểu biết của chúng ta.

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe