[post-views]

Đánh giá:
5/5

Khí hậu trên trái đất đang ngày càng biến đổi, mùa nắng và mùa mưa dường như kéo dài hơn. Vậy nên, nhiều người, nhất là các bạn trẻ thường không biết tính mùa theo lịch âm hay lịch dương thì chuẩn xác. Hãy đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bốn mùa trong năm tính theo lịch âm hay lịch dương?

Trước đây, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông được người Trung Quốc cổ đại theo dõi, lập âm lịch để đo thời gian và tính toán nhằm giúp việc làm nông nghiệp thuận lợi, bội thu. Mỗi mùa sẽ có những ngày tiết khí cho biết ngày hôm đó là ngày nóng hay lạnh, có nhiều sương hay ngày đẹp…

Nếu bạn để ý sẽ thấy ở mỗi tờ lịch đều có ghi lại các tiết đó. Ví dụ như: Xuân phân, đại thử, sương giáng…Trong thơ của Nguyễn Du cũng từng có câu: “Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh” là để chỉ một trong những tiết khí của mùa xuân tính theo lịch âm.

Tính mùa theo lịch dương là chuẩn xác nhất

Tuy nhiên, nếu tính theo lịch âm thì các tiết khí mỗi năm lại không trùng ngày nhau, có khi khác cả tháng! Thậm chí, nếu không có tháng nhuận thì  Tết cổ truyền có năm sẽ rơi đúng vào mùa Hạ! Sự xê dịch này là do lịch âm được tính theo chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất, một năm chỉ có 354 ngày, ít hơn lịch dương 11 ngày.

Trong khi đó, nếu tính theo dương lịch thì tiết khí rơi vào ngày nào thì năm sau vẫn rơi vào ngày đó, tháng đó, cùng lắm chỉ sai lệch từ 1 đến 2 ngày mà thôi. Điều này khiến cho mọi tiết được xác định rõ ràng hơn và dễ nhớ hơn.

Từ đó có thể thấy, tính mùa theo lịch dương mới là chuẩn xác.

2. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông có những tiết khí nào?

Thông thường 4 mùa trong năm sẽ có 24 tiết khí chính và những tiết khí khác nữa. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới 24 tiết khí chí tính theo dương lịch các bạn nhé.

·Những tiết khí trong mùa xuân

+ Tiết Lập Xuân: Rơi vào khoảng thời gian mồng 4 tháng 2 hoặc mồng 5 tháng 2 hàng năm. Đây là thời gian bắt đầu mùa xuân. Kinh độ mặt trời là 315 độ.

+ Tiết Vũ Thủy: Rơi vào khoảng thời gian ngày 18 tháng 2 hoặc ngày 19 tháng 2 hàng năm. Đây là ngày có thời tiết mưa ẩm ướt. Kinh độ mặt trời là 330 độ.

+ Tiết Kinh Trập: Rơi vào khoảng thời gian ngày 5 tháng 3 hoặc ngày 6 tháng 3 hàng năm. Đây là ngày mà sâu nở nhiều. Kinh độ mặt trời là 345 độ.

+ Tiết Xuân Phân: Rơi vào khoảng thời gian ngày 20 tháng 3 hoặc ngày 21 tháng 3 đến thời gian bắt đầu tiết sau. Đây là thời gian giữa mùa xuân. Kinh độ mặt trời là 0 độ.

+ Tiết Thanh Minh: Rơi vào khoảng thời gian ngày 4 tháng 4 hoặc ngày 5 tháng 4 hàng năm. Đây là ngày có tiết trời rất trong sáng nên mọi người thường đi tảo mộ.  Kinh độ mặt trời là 15 độ.

+ Tiết Cốc Vũ: Rơi vào khoảng thời gian ngày 20 tháng 4 hoặc ngày 21 tháng 4 hàng năm. Đây là ngày trời có mưa rào. Kinh độ mặt trời là 30 độ.

·Những tiết khí trong mùa hạ

+ Tiết Lập Hạ: Đây là ngày đánh dấu thời gian bắt đầu vào mùa hè, rơi vào mồng 5 tháng 5 hoặc mồng 6 tháng 5. Kinh độ mặt trời là 45 độ.

+ Tiết Tiểu Mãn: Ngày có lũ nhỏ, thời gian thường  rơi vào ngày 21 hoặc ngày 22 tháng 5. Kinh độ mặt  trời là 60 độ.

+ Tiết Mang Chủng: Là ngày chòm sao Tua Rua bắt đầu mọc, rơi vào ngày 5 hoặc ngày 6/6. Kinh độ mặt trời là 75 độ.

Tua Rua hay còn gọi là Cụm sao Thất Nữ, là tên cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu

+ Tiết Hạ Chí: Đây là thời gian giữa mùa hè, rơi vào ngày 21 hoặc ngày 22 tháng 6. Kinh độ mặt trời là 90 độ.

+ Tiết Tiểu Thử: Rơi vào ngày 7 hoặc ngày tháng 7 với thời tiết nóng nhẹ. Kinh độ mặt trời là 105 độ.

+ Tiết Đại Thử: Trời nóng bức, khó chịu, rơi vào ngày 22 hoặc 23 tháng 7 hàng năm. Kinh độ mặt trời là 120 độ.

·Những tiết khí trong mùa thu

+ Lập Thu: Rơi vào ngày mồng 7 hoặc mồng 8 tháng 8, đây là thời gian bắt đầu mùa thu. Kinh độ mặt trời là 135 độ.

+ Tiết Xử Thử: Rơi vào ngày 23 hoặc 24 tháng 8, ngày hôm đó thường có mưa ngâu. Kinh độ mặt trời là 150 độ.

+ Tiết Bạch Lộ: Rơi vào ngày ngày 7 hoặc ngày tháng 9. Trời sẽ nắng nhạt. Kinh độ mặt trời là 165 độ.

+ Tiết Thu Phân: Đây là khoảng thời gian giữa mùa thu, ngày 23 hoặc 24 tháng 9. Kinh độ mặt trời là 180 độ.

+ Tiết Hàn Lộ: Thời gian khoảng ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 10. Thời tiết ngày hôm đó mát mẻ. Kinh độ mặt trời là 195 độ.

+ Tiết Sương Giáng: Thời gian khoảng ngày 23 hoặc 24 tháng 10. Đây là thời điểm trời có nhiều sương mù. Kinh độ mặt trời là 210 độ.

·Những tiết khí trong mùa đông

+ Tiết Lập Đông: Đây là thời gian bắt đầu vào mùa đông, từ ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 11 hàng năm. Kinh độ mặt trời là 225 độ.

+ Tiết Tiểu tuyết: Rơi vào ngày 22 hoặc 23 tháng 11, ở một số nơi sẽ xuất hiện tuyết đầu mùa. Kinh độ mặt trời là 240 độ.

+ Tiết Đại Tuyết: Thường rơi vào ngày mồng 7 hoặc mồng 8 tháng 12 hàng năm với lượng tuyết xuất hiện dày đặc ở một số nơi. Kinh độ mặt trời là 255 độ.

+ Tiết Đông Chí: Đây là thời gian giữa mùa đông, rơi vào khoảng thời gian ngày 21 hoặc 22 tháng 12. Kinh độ mặt trời là 270 độ.

+ Tiết Tiểu Hàn: Khoảng thời gian trời sẽ rét nhẹ, rơi vào ngày mồng 5 hoặc mồng 6 tháng 1 hàng năm. Kinh độ mặt trời là 285 độ.

+ Tiết Đại Hàn: Thời tiết ngày hôm đó trở nên rét đậm, rơi vào ngày 20 hoặc 21 tháng 1. Kinh độ mặt trời là 300 độ.

3. Lý giải vì sao bốn mùa trong năm lại tính theo lịch dương

Trái đất chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mặt trời và trục của nó

Trên thực tế, trái đất bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mặt trời. Như bạn đã thấy, khi kinh độ mặt trời thay đổi theo từng tọa độ so với trái đất thì tiết khí ở trái đất sẽ có sự biến đổi. Từ đó có thể nói, tiết khí chính là hệ quả của hiện tượng trái đất quay xung quanh mặt trời và góc nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo khi nó tự quay quanh trục của mình.

Trong khi đó, như đã nói ở trên, lịch âm lại tính tiết khí theo chu kỳ của mặt trăng. Lịch âm do ngắn hơn lịch dương mỗi năm những 11 ngày nên 3 năm đã phải có thêm 1 tháng nhuận để phù hợp với quy luật.

Nói chính xác hơn thì âm lịch nhanh hơn dương lịch nên các tiết khí trong các năm không cố định trong một ngày như dương lịch. Đó là lý do vì sao chúng ta tính mùa theo dương lịch là đúng nhất.

Kết luận

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết tính mùa theo lịch âm hay lịch dương mới là chuẩn xác phải không nào? Việc nắm bắt chính xác các tiết khí ở các mùa trong năm theo lịch dương sẽ giúp người nông dân trồng trọt thuận lợi, các bạn trẻ nắm được thời tiết để lên kế hoạch du lịch vào những ngày đẹp trời…

PHƯƠNG TIỆN

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA

CÔNG NGHỆ

QUÂN SỰ

SỨC KHỎE

Món ngon Hải Phòng

I. BÁNH ĐA CUA 1. Cô Yến – 2B Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng) 30k 2. Bánh đa cua- 48 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP (16-2h đêm) 30k 3. Bánh đa cua – Đầu ngõ 195 Cầu Đất, Ngô Quyền, HP (6 – 10h sáng)

Bún đỏ ở Hà Nội

Món bún đặc sản của Đăk Lăk được đưa về Hà Nội cho thực khách muốn đổi vị. Màu bắt mắt của bát bún đỏ có thể kích thích sự tò mò của những ai chưa từng thử món này. Người Hà Nội đã quen với bún riêu có màu

Doping là gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người hâm mộ thể thao có sự quan tâm rất nhiều đến Doping là gì và băn khoăn thử nghiệm doping là sao, và để trả lời cho câu hỏi đó các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. Bạn đã nghe