Tranh đá quý

341

Tranh Đá Quý (Gemstone Picture) là loại tranh được chế tác từ đá quý như Ruby, Saphire, Peridot, Opal, Zicon, Berin, Thạch Anh, Thiên Thạch, Tourmaline… Xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng năm 2000, Tranh Đá Quý được xem là thú chơi xa xỉ, chỉ giành cho người giàu và người… già. Phải đến khi loại sản phẩm nghệ thuật đặc biệt được sử dụng để chế tác chân dung các nguyên thủ Quốc gia tham dự APEC Vietnam 2006, thì Tranh Đá Quý mới bắt đầu được quan tâm và tìm hiểu.

Được chế tác hoàn toàn từ đá quý, nên Tranh Đá Quý có màu sắc trung thực và thể hiện nội dung gần như nguyên bản. Thậm chí nét độc đáo chính là sự óng ánh rực rỡ của đá quý giúp bức tranh thêm sống động, mang đậm hơi thở của thiên nhiên. Bên cạnh đó, hầu hết các loại tranh đá quý đều không sử dụng tấm kính bảo vệ, nên việc sờ trực tiếp vào lớp đá quý trên bức tranh cũng khiến cho người xem thích thú và có cảm giác chân thật.

Trải qua hàng triệu năm hấp thu tinh hoa của đất trời và thời gian mới tạo thành được những viên đá quý nhỏ xíu, nên Tranh Đá Quý còn mang nhiều yếu tố về đẳng cấp, phong thủy và có hơi hướng tâm linh. Bởi vậy, để đánh giá đúng giá trị của một bức tranh đá quý đòi hỏi phải am hiểu và có kiến thức trong lĩnh vực này.

Xét về độ bền, Tranh Đá Quý gần như là vĩnh cửu. Người ta có thể rửa tranh bằng nước xà phòng mà không làm ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng tranh. Bên cạnh đó, vấn đề bảo quản cũng khá đơn giản, khi nhìn các bức tranh rất dày dặn và cứng cáp.

Trước đây, Tranh Đá Quý có nội dung truyền thống chủ yếu được sử dụng cho mục đích trang trí nhà cửa và làm quà tặng giá trị. Tuy nhiên thời gan gần đây, Tranh Đá Quý ngày càng “cá nhân hóa”, bằng cách chế tác nội dung theo yêu cầu như khung cảnh công ty, chân dung, logo hay thư pháp…

Điểm yếu của Tranh Đá Quý là mất thời gian chế tác, trọng lượng nặng và chỉ được phổ biến trong một tầng lớp thượng lưu nhất định.

ĐẶC TÍNH CỦA TRANH ĐÁ QUÝ

ĐẸP:

Tranh Đá Quý rất đẹp! Đó là ấn tượng đầu tiên. Được chế tác hoàn toàn từ đá quý, nên Tranh Đá Quý có màu sắc trung thực và thể hiện nội dung gần như nguyên bản. Thậm chí nét độc đáo chính là sự óng ánh rực rỡ của đá quý giúp bức tranh thêm sống động, mang đậm hơi thở của thiên nhiên. Ngoài ra, các nghệ nhân có thể chế tác theo yêu cầu bất kì về nội dung hay kích thước, ngay cả những bức tranh sử dụng đồ họa phức tạp.

Một điều đặc biệt là các bức Tranh Đá Quý thường có độ dày và thể hiện 3D nhất định. Thông thường các khối hoặc các hạt đá quý được gắn nổi khoảng 1cm, cá biệt nhiều chi tiết có độ nổi lên đến 5cm như bức “Việt Nam – Giang Sơn Cẩm Tú”. Vì vậy, việc sờ trực tiếp vào lớp đá quý trên bức tranh cũng khiến cho người xem thích thú và có cảm giác chân thật.

SANG TRỌNG VÀ ĐỘC NHẤT

Phàm trên đời không có gì quý giá bằng đá quý, ngay cả vàng hoặc nguyên tố hạt nhân. Trải qua hàng triệu năm, dưới các điều kiện cực kì khắc nghiệt và hi hữu, mới tạo thành được 1 viên đá quý nhỏ xíu. Từ đông sang tây, tự cổ chí kim, đá quý luôn luôn là biểu tượng của vẻ đẹp hoàn mĩ. Thừa hưởng những điều đó, Tranh Đá Quý cũng là biểu tượng của dòng mĩ thuật tinh tế, sang trọng và vương giả.

Do những bức Tranh Đá Quý được chế tác hoàn toàn bằng thủ công, nên cả một triệu bức thì cũng không có bức nào giống bức nào. Ngay cả khi chính một người nghệ nhân chế tác cùng một loại tác phẩm, thì chúng cũng có sự khác biệt đôi chút.

PHONG THỦY VÀ CHỮA BỆNH:

Đá quý là loại vật liệu có tính chất phong thủy lớn nhất trong tự nhiên. Từ ngàn xưa, các vị vua chúa thường dùng đá quý để trấn giữ những điểm phong thủy trong cung điện. Ngoài ra, trong nhiều nền văn hóa, người ta nghiên cứu rằng một số loại ngọc có khả năng chữa các bệnh nhất định. Đó chính là nền tảng của ngành thạch liệu học trong khoa học hiện đại.

ĐỘ BỀN:

Nếu như các dòng tranh khác thường được bảo vệ bởi 1 tấm kính, thì tranh đá quý lại không cần điều đó. Ngoài ra, Tranh Đá Quý cũng không sợ nhiệt độ, ánh sáng trực tiếp hay bụi bẩn. Người ta vẫn chà rửa tranh bằng nước xà phòng mà không làm ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng tranh.

TÌM HIỂU VỀ ĐÁ QUÝ

Triết gia La Mã cổ đại Pliny the Elder, khi trông thấy một viên đá quý trên vương miện Hoàng Đế La Mã đã thốt lên: “Đây! Toàn bộ sự uy nghi của tạo hóa đều chứa đựng trong không gian nhỏ bé này, bộc lộ sự sáng tạo ưu tú”. Đại ý nói chỉ một hạt đá quý nhỏ bé cũng đủ thể hiện cái đẹp của vạn vật trong trời đất. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý vị những kiến thức tổng quan về đá quý. Do bài viết khá dài nên xin phép được chia thành 5 phần nhỏ.

I. TỔNG QUAN

Ngọc, hay đá quý và một số loại đá bán quý, là các khoáng chất quý hiếm xuất xứ từ thiên nhiên hoặc nhân tạo có giá trị thẩm mỹ; màu sắc rực rỡ và đồng đều, có độ tinh khiết và ổn định; khả năng chiết quang và phản quang mạnh; có độ cứng nhất định và phần lớn có khả năng chống ăn mòn. Ngọc có thể được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp nhưng công dụng chủ yếu được biết đến nhiều nhất là để trang trí và làm các đồ trang sức, đặc biệt là nữ trang.

Tuy trong thực tế hầu như không có một phân biệt nào giữa hai khái niệm “ngọc” và “đá quý”. Người ta vẫn dùng tên gọi “ngọc” biểu hiện đặc tính của loại đá quý cụ thể (lục bảo ngọc, lam ngọc, hồng ngọc…); còn “đá quý” có ý nghĩa rộng hơn và khái quát hơn (nhẫn cưới gắn đá quý, tranh đá quý…)

Đa số các loại ngọc có tính chất đặc biệt như độ cứng, khả năng tương tác với ánh sáng (chiết quang, phản quang); khả năng chống ăn mòn; tính chất cách điện hay bán dẫn… Các loại đá ngọc phân biệt với các khoáng thạch có màu sắc nhưng ít quý giá hơn (như đá cẩm thạch, đá hoa cương) ở phương diện chủ yếu là sự quý hiếm của nó và độ tinh khiết đồng đều một cách thuần nhất của màu sắc.

Khoáng vật của thế giới tự nhiên có khoảng hơn 3000 loại, tuy nhiên chỉ có khoảng 100 loại khoáng thạch thích hợp cho việc gia công thành đá quý. Với những nhà buôn đá quý chỉ có khoảng 20 loại là đối tượng kinh doanh, trong đó kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc và saphire được đánh giá là 4 loại đá quý hàng đầu. Ngoài ra, người ta còn gọi kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc, saphire, jadeite và ngọc trai là “ngũ hoàng nhất hậu” (năm vua và một hoàng hậu).

II. CÔNG DỤNG CỦA ĐÁ QUÝ

Từ xa xưa, ngọc và vàng gắn với biểu tượng quyền lực và sự giàu có của giới quý tộc khi được khảm trên vương miện, vương trượng, chuôi kiếm, yên ngựa và nữ trang của hoàng gia. Cho đến thời hiện đại cả ngọc và vàng đều có thể được sử dụng như tiền tệ (bản vị). Mấy năm trở lại đây giá vàng trên thế giới luôn biến động mạnh mẽ, có lúc giảm đáng kể, trong khi đó giá ngọc lại luôn luôn tăng lên. Có không ít nước còn xếp ngọc vào loại tiền cứng được bảo hộ chặt chẽ. Chẳng hạn Iran sở hữu kho báu hoàng gia (một trong số đó là chiếc vương miện với trên 3000 viên kim cương) đã làm nền tảng hậu thuẫn cho tiền tệ Iran từ 1979 cho đến ngày nay. Khoảng 50 năm trở lại đây, việc buôn bán các loại ngọc trang sức trên thế giới diễn ra rất sôi động. Năm 2011 kim ngạch mậu dịch của ngọc đã lên tới 296 tỷ USD. Vài năm gần đây tốc độ tăng giá của ngọc vào khoảng 12%/năm, và người ta thường nhắc đến một câu nói “vàng thì có giá còn ngọc lại vô giá”.

Mỗi loại đá quý có hình dáng và màu sắc riêng nên chúng có những truyền truyết tượng trưng tương ứng, có loại còn được coi là mốc sinh trưởng của tháng và mùa. Vì vậy, đối với con người thì sắc thái của ngọc không chỉ là hiện thân của giàu có mà còn biểu đạt khí chất. Tự cổ chí kim ở cả phương Đông và phương Tây, mọi người đều coi ngọc là tài phúc của tự nhiên, tượng trưng cho hòa bình, hữu nghị, may mắn, như ý, hạnh phúc, sức mạnh và quyền lực. Ngày nay, với màu sắc thần bí vốn có cộng thêm vẻ đẹp tự thân và giá trị kinh tế lớn, ngọc ngày càng có sức hấp dẫn không chỉ với thế giới quý tộc, người mẫu, những ngôi sao màn bạc và những nhà tạo mẫu mà cả đối với mọi người bình thường trên khắp các châu lục.

Một số loại với tính chất lý hóa đặc biệt có thể được ứng dụng trong khoa học kỹ thuật. Hồng ngọc và saphire thường được dùng trong kỹ thuật laser, làm chân kính của các dụng cụ cơ khí tinh vi, làm thấu kính đòi hỏi độ tinh khiết và bền. Kim cương được sử dụng nhiều trong cắt gọt, mài, giấy ráp đánh bóng và chỉ có kim cương mới cắt và đánh bóng được kim cương. Kim cương (ngoại trừ màu xanh) còn được ứng dụng chế tạo các điện trở, hoặc chất bán dẫn cho các dụng cụ điện tử có khả năng chịu nhiệt và đòi hỏi độ bền cực cao.

Ngoài ra, trong nhiều nền văn hóa, người ta nghiên cứu rằng một số loại ngọc có khả năng tâm linh, tôn giáo và chữa các bệnh nhất định. Đó chính là nền tảng của ngành “Thạch Trị Học” trong khoa học hiện đại.

III. Ý NGHĨA CỦA CÁC LOẠI ĐÁ QUÝ

Dưới đây là danh sách một số loại ngọc và ý nghĩa tượng trưng của nó khi được sử dụng với tư cách một món đồ trang sức. Những ý nghĩa tượng trưng này có thể thay đổi không chỉ theo loại ngọc mà còn thay đổi theo màu sắc của ngọc, thậm chí thay đổi theo quan niệm và văn hóa của mỗi dân tộc:

– Kim cương: Sự tinh khiết, tình yêu vĩnh cửu, giàu sang và xa hoa, mạnh mẽ và kiên cường, sự tận tụy, tận tâm hết mình của con người.

– Ngọc lục bảo: Hạnh phúc, vận may, sự hồi sinh, sự hi vọng, tình yêu thương; trợ giúp trí nhớ và trí thông minh; tăng sự lương thiện và trung thực, phơi bày sự dối trá và phản bội.

– Hồng ngọc: Tri kỷ, tình yêu nồng thắm, hạnh phúc, biểu tượng của vẻ đẹp; bao bọc cho cơ thể người đeo nó một sức khỏe tốt, một trí tuệ thông sáng, minh mẫn với việc loại bỏ đi những suy nghĩ không tốt; sự khuyến khích, khích lệ động viên, cuộc sống, của nhiệt huyết, trái tim, và sức mạnh.

– Sapphire: Chân thành, khát vọng, thanh tao, hy vọng; sự từ tốn, điềm đạm, kiên trì; sự khai sáng cho tâm hồn con người và sự đổi mới từ bên trong.

– Ngọc mắt mèo: Cao quý, sức khoẻ, vận may.

– Alexandrite: Cao quý, trường thọ.

– Opal: Thiên sứ của vận may, yên vui, thuận hòa, bình an và sắc đẹp.

– Spinel: Tri kỷ và hạnh phúc.

– Aquamarine: Dũng cảm, hạnh phúc, sáng suốt, tuổi xuân vĩnh hằng, cảm giác bình yên, làm giảm sợ hãi, nỗi đau cũng như sự bất hạnh, sự tự bộc lộ những năng lực còn ấn giấu.

– Tourmaline: Vận may, bình yên, sắc màu tuổi trẻ.

– Olivine: Vợ chồng hạnh phúc trăm năm bên nhau; tình cảm nồng thắm, xanh mát, dịu dàng dễ chịu và hòa hợp; sự thành công, hòa bình và may mắn; sự quyến rũ tình yêu, sự điềm tĩnh và kiềm chế.

– Zircon: Thắng lợi, vận may, sáng suốt.

– Topaz: Tương ngộ, hữu nghị, đàng hoàng; tình cảm mạnh mẽ, chính xác và hòa đồng, lịch sự và hào hiệp.

– Garnet: Chân thành, hữu ái, đẹp đẽ, sự thật hoàn hảo, chân lý, lẽ phải, niềm tin, sự tin tưởng, những lời hứa bảo đảm, sức mạnh và lòng trung thành tuyệt đối. Ngoài ra, còn là sự bền lòng, tính kiên trì, nhẫn nại.

– Thạch anh tím: Chân thành, hướng thiện, thanh tao, sung mãn, sự quý phái, dòng máu hoàng tộc, sự lãnh đạm điềm tĩnh, sự ổn định, bền vững, bình thản và lòng hiếu thảo, yêu thương.

– Đá mặt trăng: Sự sâu sắc, thông thái sáng suốt, khôn ngoan, uyên thâm trầm tĩnh, đẹp đẽ và sự toàn vẹn, bảo bối của vận may, thần thánh, phú quý và trường thọ.

– Ngọc trai: May mắn, cao quý, trường thọ.

– Cẩm thạch: Thắng lợi, vận may, hạnh phúc, thanh tao.

IV. THÁNG SINH VÀ KỶ NIỆM NGÀY CƯỚI THEO ĐÁ QUÝ

Thang sinh va ky niem ngay cuoi theo da quy 3.[1]

1. Tháng sinh của đá quý

Đối với một số nền văn hóa, mỗi loại ngọc có thể gắn với bản mệnh con người sinh trong những tháng nhất định:

Tháng 1: Garnet (ngọc hồng lựu)
Tháng 2: Amethyst (thạch anh tím)
Tháng 3: Aquamarine (ngọc berin)
Tháng 4: Diamond (kim cương)
Tháng 5: Emerald (ngọc lục bảo)
Tháng 6: Pearl (ngọc trai) hoặc Moonstone (đá Mặt Trăng)
Tháng 7: Ruby (hồng ngọc)
Tháng 8: Peridot (Olivin)
Tháng 9: Sapphire (ngọc xa-phia)
Tháng 10: Opal (ngọc mắt mèo)
Tháng 11: Topaz vàng nâu hay Citrin
Tháng 12: Turquoise hoặc topaz màu xanh lam (ngọc lam)

2. Kỷ niệm ngày cưới

Kỷ niệm ngày cưới, bên cạnh Đám cưới Giấy (1 năm), Đám cưới Gỗ (5 năm), Đám cưới Đồng (10 năm), Đám cưới Pha lê(15 năm); Đám cưới Sứ (20 năm); Đám cưới Bạc (25 năm) và Đám cưới Vàng (50 năm) là các trường hợp sử dụng ngọc:

30 năm: Đám cưới Ngọc trai
40 năm: Đám cưới Hồng ngọc
45 năm: Đám cưới Ngọc bích
55 năm: Đám cưới Ngọc lục bảo
60 năm: Đám cưới Kim cương

V. LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN

1. Lựa chọn

Không chỉ kim cương, hầu hết các loại ngọc thường được lựa chọn dựa trên các tiêu chí về màu sắc (color), độ tinh khiết (clarity), kích thước (carat), kiểu dáng, cách cắt (cut) hay còn gọi là tiêu chuẩn 4C. Ngoài ra, đôi khi còn thấy có sự hiện diện của 6C với giá cả (cost) và giấy chứng nhận, kiểm định (certification).

Những tiêu chuẩn đó thường được cụ thể hóa thành:

– Về màu sắc, ngọc phải tươi sáng đồng đều, độ đậm nhạt phải tương ứng với nhau, đậm quá thì dễ chìm màu, nhạt quá thì lại không có sức hấp dẫn, hồng nên hồng màu huyết chim câu, xanh lam nên xanh như nền trời sau cơn mưa, kim cương phải trong suốt đến nỗi để ánh sáng lọt qua không có chút tạp sắc nào, ngọc Emerald và Jadeite phải có màu sắc rực rỡ.
Độ trong suốt tốt, phản quang mạnh, óng ánh, rất ít lỗi hoặc không có lỗi.

– Về kích thước, ngọc càng to càng tốt, nhất là những loại ngọc cao cấp. Giá của ngọc tăng theo cấp số nhân khi trọng lượng của chúng tăng theo cấp số cộng.

– Quý, hiếm, bền.

– Kiểu dáng thời thượng, công nghệ tinh xảo, các bề mặt cắt hoàn hảo.

2. Bảo quản ngọc

Vì đá ngọc có tính dầu không nên dùng nước để rửa, tránh việc dính chất dầu lên bề mặt của ngọc làm giảm độ sáng. Nếu ngọc bị bẩn, tốt nhất là dùng sóng siêu thanh để tẩy, dùng vải nhung, da hươu lau sạch hoặc dùng rượu thuần chất hoá học lau ướt đến khi ngọc sáng như cũ.

Đại đa số ngọc thiên nhiên có tính chất ổn định, không tan trong acid và kiềm, tuy nhiên cũng cần tránh tiếp xúc với hóa chất nhất là các loại mỹ phẩm.

Ngọc tuy bền nhưng không được tác động mạnh hoặc làm rơi, tránh bị nứt hoặc vỡ nứt. Không được để ngọc va chạm với vật cứng, tuyệt đối không phơi dưới ánh nắng mặt trời, khi không đeo nên cất trong hộp nữ trang có lót mềm.

Kim cương, hồng ngọc, lam ngọc có độ cứng rất cao, không được để cùng với các loại Ngọc khác, tránh làm sứt mẻ các loại ngọc khác.

Trân châu có độ cứng thấp, không chịu được ma sát, những chất cho thêm vào trân châu thường là cơ chất và Canxi-Cacbon, vì vậy không được cho tiếp xúc với bất kỳ chất chua nào như muối chua, Axit nitric và dấm, mồ hôi và các loại mỹ phẩm, tránh cho trân châu bị biến sắc hoặc mất đi độ cứng.

CÁC LOẠI ĐÁ TẠO NÊN MÀU SẮC TRONG TRANH ĐÁ QUÝ

Chúng ta đã biết Tranh Đá Quý được chế tác hoàn toàn từ đá quý. Khoáng vật của thế giới tự nhiên có khoảng 3000 loại, nhưng chỉ có khoảng 20 loại đá quý được dùng để chế tác tranh, trong đó có 2 loại đá rất đắt tiền là ruby và saphire. Bên cạnh đó, các nghệ nhân kinh nghiệm thường có kĩ thuật pha màu riêng biệt và đặc trưng riêng của từng phong cách…

Cụ thể các màu sắc trong Tranh Đá Quý được tạo thành từ các loại đá quý như sau:

Màu trắng: Canxit

Màu đỏ, hồng: Ruby

Màu xanh lá cây, xanh lông công: Opal xanh, đá Khổng Tước

Màu xanh nhạt của nước, bầu trời: Sapphire xanh, Opal xanh lơ

Màu đen xám của núi: Saphire xanh đen

Màu vàng, vàng rơm, vàng vỏ trứng: Opal vàng, Thạch Anh vàng

Màu đen: Tourmaline, Thiên Thạch

Màu tím: Thạch Anh tím

Các màu sắc còn lại được pha màu bằng các công thức đặc trưng hoặc tùy biến.

CÁCH THỨC CHẾ TÁC MỘT BỨC TRANH ĐÁ QUÝ

Để hoàn thành một bức tranh đá quý là cả một quá trình kì công qua nhiều công đoạn của đội ngũ những người sản xuất, bắt đầu từ việc thăm dò cho đến khâu bảo dưỡng. Bài viết sau đây, Ngọc Kim Long xin giới thiệu với các bạn những công đoạn chính của quá trình chế tác Tranh Đá Quý, sản phẩm được cho là kết tinh tất cả những tinh hoa của đất trời, tinh thần của thời gian cùng tài hoa và tâm huyết của con người. Điều thật sự đáng khâm phục, là ngoại trừ công đoạn thăm dò và khai thác, các công đoạn còn lại hoàn toàn đều được thực hiện thủ công.

THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC

Các công ty lớn thường sử dụng những máy móc hiện đại để tham dò và khai thác đá quý. Còn những công ty nhỏ hơn thì chủ yếu dựa vào độ nhạy cảm của công nhân để có thể khai thác đá quý một cách hiệu quả nhất.

Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên đá quý phong phú nhất thế giới. Có nhiều người dân vùng đất đá quý cũng tham gia vào việc khai thác trên chính quê hương họ. Thông thường, loại đá trắng có rất nhiều trên núi, chỉ việc “đánh về”, kiếm cũng khá dễ vì có nhiều người lên núi khai thác rồi đưa về bán. Nhưng loại đá màu thì rất khó kiếm. Cứ sáng tinh mơ, hàng trăm người dân lại lên rừng, lang thang dọc suối, nhặt từng viên đá lộ thiên. Nhặt mãi, đá cũng khan hiếm, họ phải đi sâu vào trong những hang động, dùng đèn pin soi, rồi lượm nhặt. Tới thời điểm này, ngày càng khó kiếm hơn thì nhiều người đã đưa máy móc lên đào hầm hố sâu vào lòng núi, sau đó đưa đất đá lên đãi trong bồn gỗ. Nếu tìm được đá Sapphire, Ruby chính hiệu (to viên, trong suốt, màu chuẩn, không rạn) thì bán cho “bưởng” có thể được vài trăm triệu, nhưng chủ yếu, họ lại chỉ gặp đá màu trong đó có cả Ruby, Sapphire cấp thấp, bị vỡ rạn, nhỏ hạt. Và lượng đá này được dùng để làm tranh. Nhiều khi, để tìm được loại đá màu phù hợp (nhất là đá màu đen, đá xanh,…) cũng phải lang thang trên núi cả tháng trời.

CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU

Sau khi khai thác, những viên đá sẽ được cắt, đẽo, gọt ra từng phần. Phần đẹp nhất sẽ được chế tác làm trang sức hoặc gia công làm vật liệu chế tạo thiết bị công nghệ cao. Những phần còn lại sẽ được xử lí để làm nguyên liệu chế tác Tranh Đá Quý. Những phần này lại được xử lí theo nhiều cách thức khác nhau.

– Cắt lát từng lát mỏng, to nhỏ khác nhau, thường dùng để tạo nên các chi tiết nguyên khối, như cánh hoa, lá cây, mái nhà…

– Những viên đá to bằng ngón tay út thì được dùng làm các khối đá tự nhiên trong bức tranh.

– Phần còn lại cho vào cối sắt, được những người rắn tay dùng chày sắt giã liên tục.

– Sàng lọc và phân loại đá: Đá thô sau khi được giã xong, được vét ra trải lên bàn, người thợ lại ngồi quanh, dùng kẹp gạn nhặt, phân loại từng loại đá màu với kích cỡ riêng. Phần còn lại được tiếp tục giã nát cho đến khi mịn như cát.

CHẾ TÁC TRANH

– Cắt mica: Người nghệ nhân sẽ cắt một tấm mica trong suốt để làm khung, có độ dày từ 3-6mm, thông thường sẽ lớn hơn kích thước thật của bức tranh một chút.

– Lót nền : Để có được bức tranh chắc chắn và đẹp, người nghệ nhân phải rắc một lớp đá trắng khoảng 1mm (bột cẩm thạch) khắp mặt nền của tranh để lấp chỗ trống, tạo độ cứng chắc, bền và sáng cho tranh.

– Vẽ mẫu: Trước khi rắc tranh, dựa vào bức tranh mẫu, người nghệ nhân sẽ vẽ trên nền đá cẩm thạch bức tranh cần chế tác bằng phấn màu hoặc bằng chì.

– Rắc đá và nhỏ keo: Dựa vào bức tranh mẫu, người nghệ nhân sẽ rắc đá và bột đá để tạo hình khối. Tùy chi tiết mà chọn màu thích hợp. Tùy độ đậm nhạt, hình khối mà rắc lượng đá màu, đá hạt hay đá bột, đá hạt to hay nhỏ, rắc thưa hay mau. Nếu không có màu sẵn thì phải phối hai ba màu kết hợp lại với nhau để tạo thành màu mới.

– Sơ sót hay bị lỗi: Thông thường thì keo sẽ khô trong vòng khoảng 15 giây. Nếu như sơ sót hay bị lỗi khi rắc đá hoặc nhỏ keo, thì công sức của người nghệ nhân coi như đổ sông đổ bể. Đó là chưa kể thiệt hại về phần nguyên liệu.

XỬ LÍ SAU CHẾ TÁC:

Sau khi người nghệ nhân hoàn thành chế tác bức tranh, sẽ phải chờ khoảng 2-3h để cho keo dính chắc chắn. Sau đó, người thợ kĩ thuật sẽ cắt tấm mica lại cho bằng kích thước thật. Tiếp theo là công đoạn chùi rửa và phủ lên bề mặt một lớp dầu bảo dưỡng.

* Do những bức Tranh Đá Quý được chế tác hoàn toàn bằng thủ công, nên cả một triệu bức thì cũng không có bức nào giống bức nào. Ngay cả khi chính một người nghệ nhân chế tác cùng một loại tác phẩm, thì chúng cũng có sự khác biệt đôi chút.

Với những công đoạn phức tạp và tỉ mỉ như vậy, thông thường một nghệ nhân lành nghề phải mất khoảng 3 ngày để chế tác một bức tranh có kích thước 40x60cm. Nếu những tác phẩm phức tạp, có thể mất nhiều thời gian hơn.

CÁCH THỨC BẢO QUẢN VÀ BẢO HÀNH TRANH ĐÁ QUÝ

Tranh Đá Quý có độ bền rất tốt. Nếu được bảo quản hợp lý, có thể gìn giữ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm. Nhờ vậy, từ trước đến nay, công ty Ngọc Kim Long chưa phải bảo hành bức tranh nào.

– Tranh Đá Quý thường không dùng kính bảo vệ, nên có khả năng dính bụi bẩn. Thông thường khoảng 2 năm, Quý Khách nên tháo bức tranh ra để làm vệ sinh. Có thể sử dụng nước xà phòng, dùng bàn chải mềm để chải tranh. Sau đó phơi khô rồi lắp lại vào khung.

– Tranh Đá Quý có thể chịu được nắng mưa, độ nóng lạnh của thời tiết. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng điều này.

Có thể bạn quan tâm


Tin bạn có thể thích


Tin được xem nhiều


6 kiểu tư duy của người 'làm mãi vẫn nghèo'

6 kiểu tư duy của người ‘làm mãi vẫn nghèo’

Không phải điều kiện thua kém mà tư duy là điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người
Người sở hữu 7 NĂNG LỰC này mới mạnh mẽ thật sự, sống trọn từng phút giây, hạnh phúc đến mức ai cũng ngưỡng mộ

Người sở hữu 7 NĂNG LỰC này mới mạnh mẽ thật sự, sống trọn từng phút giây, hạnh phúc đến mức ai cũng ngưỡng mộ

Người sở hữu nội tâm bình ổn như nước lặng luôn cho chúng ta cảm giác an toàn, đáng để
3 đường chỉ tay cực phẩm tượng trưng cho Phúc - Lộc - Thọ, ai có đều tài ba, may mắn hơn người người

3 đường chỉ tay cực phẩm tượng trưng cho Phúc – Lộc – Thọ, ai có đều tài ba, may mắn hơn người người

Nếu bạn sở hữu 1 trong 3 kiểu bàn tay dưới đây cả cuộc đời bạn sẽ may mắn, sống
Cổ nhân dạy: 'Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?'

Cổ nhân dạy: ‘Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?’

Các cụ xưa có lời dạy: "Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?". Bạn có hiểu